1. Trang chủ
  2. Dinh Dưỡng
  3. Ăn cơm nguội có bị ung thư không? Cơm để qua đêm có ăn được không?

Ăn cơm nguội có bị ung thư không? Cơm để qua đêm có ăn được không?

Ăn cơm nguội có bị ung thư không? Cơm để qua đêm có ăn được không?

Nhiều gia đình thường ăn cơm nguội còn thừa từ bữa trước hoặc chế biến cơm nguội thành các món ăn khác nhau. Tuy nhiên thời gian gần đây, có một số ý kiến cho rằng, ăn cơm nguội bảo quản trong tủ lạnh có thể gây ung thư. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về vấn đề ăn cơm nguội có bị ung thư không.

1 Lợi ích khi ăn cơm nguội

Mặc dù nhiều người thích ăn cơm khi còn nóng hoặc mới nấu xong, nhưng trong một số công thức nấu ăn, chẳng hạn như cơm trộn salad hoặc sushi, lại yêu cầu cơm nguội khi chế biến. Ngoài ra, một số gia đình có xu hướng tiếp tục ăn phần cơm nguội còn thừa từ bữa trước, có thể hâm nóng hoặc không. Tuy nhiên, liệu cơm nguội có thực sự an toàn cho sức khỏe không? 

Ăn cơm nguội không hoàn toàn có hại như nhiều người vẫn nghĩ. Thay vào đó, việc ăn cơm nguội lại mang đến một số lợi ích về sức khỏe. 

Cơm nguội có hàm lượng tinh bột kháng cao hơn cơm mới nấu. Tinh bột kháng là một loại là một loại carbohydrate mà ruột non không thể tiêu hóa được và có cấu trúc tương tự như chất xơ hòa tan. Thay vào đó, vi sinh vật có lợi trong ruột có thể lên men chúng. Vì thế, tinh bột kháng hoạt động như một loại prebiotic tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn phát triển giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. 

Loại tinh bột này còn được gọi là tinh bột ngược và thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm giàu tinh bột đã nấu chín và để nguội. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy cơm hâm nóng dường như có hàm lượng tinh bột kháng cao nhất. 

Quá trình lên men tinh bột kháng tạo ra một loại axit béo chuỗi ngắn, có ảnh hưởng đến 2 loại hormone (peptide giống glucagon-1 GLP-1 và peptide YY) giúp điều chỉnh sự thèm ăn. Những hormone này còn được gọi là hormone hỗ trợ trị đái tháo đường và chống béo phì do có liên quan đến khả năng cải thiện độ nhạy cảm với Insulin và giảm mỡ bụng. 

Ăn cơm nguội có thể tốt cho người bệnh mắc đái tháo đường
Ăn cơm nguội có thể tốt cho người bệnh mắc đái tháo đường

Một nghiên cứu ở 15 người trưởng thành khỏe mạnh cho thấy, ăn cơm trắng đã nấu chín để nguội trong 24 giờ ở nhiệt độ 4 độ C sau đó hâm nóng lại sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn, so với nhóm đối chứng.[1]

Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu và bằng chứng hơn để xác định rõ về lợi ích này. 

2 Tác hại khi ăn cơm nguội

Ăn cơm nguội hoặc cơm hâm nóng lại cũng tiềm ẩn một số tác hại với sức khỏe, nhất là khi việc bảo quản cơm không đúng cách

2.1 Tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Cơm nguội hoặc cơm hâm nóng lại có thể bị nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus, gây đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc nôn ói trong vòng 15-30 phút sau khi ăn. Loại vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai.

Bacillus cereus là một loại vi khuẩn được tìm thấy trong đất và có thể nhiễm vào gạo sống hoặc cơm nguội. Nó có khả năng hình thành bào tử và hoạt động như một lá chắn bảo vệ giúp chúng sống sót ở nhiệt độ cao. Vì thế, cơm nguội vẫn có khả năng bị nhiễm khuẩn ngay cả khi hâm nóng lại. 

Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở cơm nguội mà nằm ở cách chúng ta bảo quản cơm nguội. Bởi vi khuẩn Bacillus cereus thường phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ từ 4 - 60 độ C. Do đó, nếu bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn này là rất cao.

2.2 Có thể bị rối loạn tiêu hóa

Một phần tinh bột trong cơm nguội hoặc cơm nguội chế biến lại có thể bị biến tính và trở nên khó tiêu. Khi đó việc ăn nhiều cơm nguội hoặc ăn nhiều lần có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu.

Bên cạnh đó, cơm nguội rất dễ bị ôi thiu. Nếu không biết mà ăn phải thì rất dễ bị đau bụng tiêu chảy. Nhất là khi cơm nguội đã được chế biến với nhiều loại gia vị khác nhau khiến mùi ôi thiu bị lấn át đi. 

3 Ăn cơm nguội có bị ung thư không?

Thời gian gần đây, có một số ý kiến cho rằng, ăn cơm nguội bảo quản trong tủ lạnh có thể gây ung thư. Tuy nhiên, theo Ông Phạm Hoàng Nam - Giảng viên tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, thông tin ăn cơm nguội có thể gây ung thư là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Hiện nay, chưa có bằng chứng nào khẳng định việc ăn cơm nguội làm tăng nguy cơ gây ung thư.

 

Tuy nhiên, người dân vẫn cần chú ý trong việc bảo quản và chế biến cơm nguội. Việc bảo quản cơm nguội không đúng cách có thể gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, trong quá trình chế biến, một phần tinh bột có thể bị biến tính và gây đầy bụng. 

Việc bảo quản cơm nguội cũng cần thực hiện đúng cách. Nên bảo quản cơm nguội trong hộp có nắp đậy, để ở nhiệt độ 4 độ C và không để lẫn với các loại thức ăn thừa khác. 

4 Cơm để qua đêm có ăn được không?

Nếu bạn biết cách bảo quản thì cơm nguội có thể sử dụng được trong vòng 3-4 ngày. Tuy nhiên, nếu chỉ để ở nhiệt độ phòng thì cơm nguội để qua đêm có thể tiềm ẩn nhiều mỗi nguy hại đến sức khỏe.

Cơm nguội để qua đêm có thể bị mất chất, rất dễ bị ôi thiu và nhiễm khuẩn. Ăn cơm nguội để qua đêm có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy, nôn ói hoặc ngộ độc thực phẩm. Tóm lại, không nên ăn cơm nguội để qua đêm. 

Vì vậy, khi nấu cơm nên chú ý nấu vừa đủ khẩu phần ăn. Nếu có cơm thừa hãy bảo quản đúng cách trong tủ lạnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

5 Cách ăn cơm nguội an toàn

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về cách xử lý và bảo quản cơm an toàn[2]:

  • Nên làm nguội cơm mới nấu trong vòng 1 giờ bằng cách chia thành nhiều hộp nhỏ. Để tăng tốc quá trình làm nguội, hãy bảo quản các hộp cơm trong nước đá hoặc trong tủ lạnh
  • Để bảo quản cơm trong tủ lạnh, hãy cho cơm vào các hộp kín và tránh xếp chồng chúng lên nhau để có đủ luồng khí xung quanh chúng và đảm bảo làm mát nhanh chóng. 
  • Cơm thừa không nên để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ, hãy nhanh chóng bảo quản chúng. 
  • Nên bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ dưới 5 độ C để ngăn sự hình thành bào tử vi khuẩn. 
  • Cơm nguội bảo quản trong tủ lạnh có thể để được tối đa 3-4 ngày. 
  • Hãy hâm nóng cơm ngay khi lấy ra khỏi tủ lạnh. Và hãy kiểm tra xem cơm đã nóng đều hay chưa. Không nên làm nóng cơm nguội nhiều lần.
  • Không dùng cơm nguội khi đã có mùi hoặc có dấu hiệu bị hỏng.

Cần nhớ rằng, cơm nguội có thể hoàn toàn an toàn nếu bạn xử lý chúng đúng cách. Cơm nguội có thể cải thiện mức đường huyết và cholesterol trong máu nhưng cũng có thể gây đầy bụng hoặc nguy cơ ngộ độc thực phẩm. 

>>>Xem thêm: Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Tiểu Đường Theo ADA (Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ)

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Kathy W. Warwick (Ngày đăng: Ngày 17 tháng 01 năm 2020). Can You Eat Cold Rice?, Healthline. Ngày truy cập: Ngày 23 tháng 05 năm 2023
  2. ^ Katherine Marengo (Ngày đăng: Ngày 15 tháng 08 năm 2018). Is it safe to reheat rice?, Medical News Today. Ngày truy cập: Ngày 23 tháng 05 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Cơm để qua đêm ăn có bị sao không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ chào chị ạ, việc ăn cơm để qua đêm có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, gây tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa. Tôt nhất chỉ nên ăn cơm mới, nóng sốt, hạn chế dùng cơm và đồ ăn để lâu tránh ngộ độc chị nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633