1. Trang chủ
  2. Dinh Dưỡng
  3. Chuyên gia chia sẻ: Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của thịt

Chuyên gia chia sẻ: Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của thịt

Chuyên gia chia sẻ: Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của thịt

Thịt là nguồn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của con người và là một thành phần không thể thiếu trong bữa ăn do sự phong phú về dinh dưỡng của nó. Tuy nhiên, thịt cũng có thể là nguồn gốc của bệnh tật nếu chúng không đảm bảo vệ sinh. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của thịt.

1 Giá trị dinh dưỡng quan trọng trong thịt

Thịt là nguồn cung cấp protein có giá trị sinh học cao, sắt, các vitamin B, đặc biệt là B12, kẽm, selen và phốt pho. Ngoài ra, hàm lượng chất béo và thành phần axit béo cũng là một vấn đề thường xuyên được quan tâm khi đề cập đến việc tiêu thụ thịt.

1.1 Thịt là nguồn cung cấp protein dồi dào

Thịt là loại thực phẩm rất giàu protein, nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng này có thể thay đổi đáng kể ở từng loại thịt. Trung bình, 1 miếng thịt có chứa khoảng 22% là protein, nhưng con số này có thể cao hơn trong ức gà (34,5%) hoặc thấp hơn như trong thịt vịt (12,3%). 

Thịt là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể
Thịt là nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể

Loại protein trong thịt được cho là khá dễ tiêu đối với cơ thể con người. Nếu lấy cột mốc là lòng trắng trứng - 1 trong những loại protein dễ tiêu nhất - với 1 điểm, thì protein trong thịt là 0,92 điểm. Trong khi đó, protein trong các loại đậu có giá trị từ 0,57 đến 0,71 và gluten lúa mì là 0,25. 

Bên cạnh đó, nguồn axit amin cấu tạo nên protein trong thịt cũng rất dồi dào, bao gồm cả protein thiết yếu và không thiết yếu. Vì thế, protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Trong khi đó, người ăn chay phải kết hợp nhiều loại thực phẩm hơn, như gạo, lúa mì, các loại đậu,... để có được nguồn axit amin đáp ứng nhu cầu cơ thể. [1]

1.2 Thịt cung cấp chất béo

Giá trị dinh dưỡng của thịt còn được thể hiện ở nguồn chất béo dồi dào. Hàm lượng chất béo giữa thịt gia súc và gia cầm chênh lệch khá lớn. Thịt thăn là phần chứa ít chất béo nhất trong thịt bò và thịt lợn, còn đối với gia cầm thì đó là phần ức. 

Hàm lượng chất béo trong thịt bò là 14-19%, còn ở thịt lợn thì có thể dao động từ 8 đến 28%. Trong khi đó, hàm lượng chất béo trong những miếng thịt gà dao động từ 1 đến 15%. Vì đối với thịt gia cầm, chất béo tập trung chủ yếu ở phần da. 

Một số loại thịt, chẳng hạn như thịt đỏ, có hàm lượng chất béo bão hòa lớn. Ăn nhiều chất béo bão hòa có thể dẫn đến tình trạng tăng mức cholesterol máu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều thịt mỡ, cho dù bạn cảm thấy nó ngon hơn. 

1.3 Thịt có chứa nhiều axit béo

Thịt là thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo dồi dào, bao gồm cả axit béo bão hòa và không bão hòa. Tuy nhiên, nhiều tổ chức y khoa đã khuyến nghị tránh chất béo bão hòa để ngăn ngừa bệnh tim mạch, dẫn đến việc giảm đáng kể mức tiêu thụ các sản phẩm động vật, đặc biệt là thịt.

Thịt có chứa cả axit béo bão hòa và không bão hòa
Thịt có chứa cả axit béo bão hòa và không bão hòa

Trong thịt của động vật nhai lại, như trâu hoặc bò, lượng chất béo bão hòa chiếm phần lớn. Chẳng hạn như axit stearic. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta có thể chuyển hóa axit stearic thành axit oleic, một loại axit béo không bão hòa tốt cho cơ thể. 

Bên cạnh đó, trong thịt bò cũng có chứa các axit béo không bão hòa. Loại phổ biến nhất là axit linoleic, một loại axit béo có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường và ngăn ngừa béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng axit linoleic trong thịt bò khá khiêm tốn.

Trong các axit béo không bão hòa đa, axit béo Omega 3 được đặc biệt chú ý vì vai trò bảo vệ sức khỏe tổng thể. Hải sản thường là nguồn cung cấp omega 3 chính. Tuy nhiên, thịt có thể đóng góp tới 20% lượng axit béo không bão hòa đa chuỗi dài omega 3. Lượng axit béo không bão hòa này có thể ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của axit béo bão hòa đối với cơ thể.

1.4 Thịt cung cấp vitamin và khoáng chất

Thịt có chứa nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể. Thịt đỏ cung cấp Vitamin B2, B3, B5 và B6 đáp ứng đủ 25% nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Ngoài ra, thịt đỏ còn cung cấp lượng Vitamin B12 dồi dào đáp ứng ⅔ nhu cầu hàng ngày của của cơ thể. 

Đối với thịt gia cầm, ức gà là nguồn cung cấp Vitamin B3 (100g ức gà đáp ứng 56% nhu cầu nicacin của cơ thể) và Vitamin B6 (100g đáp ứng đủ 27% nhu cầu) lý tưởng. 

Ngoài ra, thịt cũng là loại thực phẩm giàu kẽm, selen, photpho và sắt. Một miếng thịt bò nạc (100g) có thể cung cấp khoảng 37% selen, 26% Kẽm và 20% Kali so với nhu cầu hằng ngày của  cơ thể. Đặc biệt, nguồn Sắt trong thịt đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

2 Điều gì xảy ra nếu ăn thịt không vệ sinh

Thịt là nguồn dinh dưỡng dồi dào, vì thế nó cũng dễ dàng là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu thụ chúng. Vì thế, khi mua hàng, chúng ta phải chú ý đến đặc điểm vệ sinh của thịt

Một tỷ lệ rất cao ở tất cả các loại thịt, như thịt gà, bò, cà và lợn bị giết mổ hàng năm bị nhiễm vi khuẩn E. coli, campylobacter, listeria hoặc các vi khuẩn nguy hiểm khác sống trong đường ruột, thịt, và phân của động vật. [2]

Thịt có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh
Thịt có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh

Theo Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), hầu hết thịt gia cầm sống đều chứa vi khuẩn Campylobacter gây tiêu chảy. Thịt sống có thể chứa các vi khuẩn gây tiêu chảy hoặc gây viêm tại đường tiêu hóa như Salmonella, Clostridium perfringens, E. coli, Yersinia và các vi khuẩn khác. Nếu thịt không được nấu chín, các loại vi khuẩn này sẽ dễ dàng gây bệnh cho cơ thể người. 

Vì vậy, quá trình chế biến và bảo quản thịt rất quan trọng. Cần nấu chín thịt để có thể tiêu diệt hết vi khuẩn và thức ăn thừa nên được bảo quản ở nhiệt độ 4 đến 5 độ C hoặc thấp hơn để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. [3]

Tóm lại, thịt là nguồn thực phẩm thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể con người. Nó đặc biệt giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sự phát triển về thể chất và não bộ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều thịt hoặc ăn thịt không đảm bảo vệ sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điển hình là các bệnh về tiêu hóa và tim mạch.
 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  CiiEm (Ngày đăng: Ngày 18 tháng 12 năm 2012). Meat nutritional composition and nutritive role in the human diet, CORE. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  2. ^  CDC (Ngày đăng: Ngày 22 tháng 02 năm 2022). Foods That Can Cause Food Poisoning, CDC. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.
  3. ^  PETA (Ngày đăng: Ngày 13 tháng 10 năm 2021). Meat Contamination, PETA. Ngày truy cập: Ngày 31 tháng 03 năm 2023.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633