Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ và dấu hiệu nhận biết
Trungtamthuoc.com - Gan là một trong những tạng lớn nhất trong cơ thể, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong chuyển hóa và trao đổi chất, nó vừa có chức năng đồng hóa và tổng hợp, vừa có chức năng dự trữ, dị hóa và khử độc. Do đó, khi gan bị tổn thương do bất cứ một nguyên nhân nào đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiều về bệnh gan nhiễm mỡ, triệu chứng là gì và cách nhân biết như thế nào?
1 Đại cương về bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ chính là một tổn thương tại gan, biểu hiện tình trạng ở gan có sự tích tụ các giọt mỡ (chất béo) quá nhiều và bị viêm. Đối với những người khỏe mạnh bình thường, lượng mỡ đo được chỉ chiếm khoảng chứng 2-4% so với trọng lượng của gan. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, lượng mỡ này tăng lên rất nhiều, ít nhất 5-10 %.
2 Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ, được chia thành gan nhiễm mỡ do rượu và không do rượu.
2.1 Gan nhiễm mỡ do rượu
Rượu chính là kẻ thù của các bệnh về gan, nó gây nên các tổn thương ở gan, đặc biệt ở những người nghiện rượu. Tại vì sao? Tại vì sản phẩm chuyển hóa của rượu là các aldehyd, chất độc đối với các tế bào gan.
2.2 Gan nhiễm mỡ không do rượu
Rối loạn lipid máu.
Tình trạng thừa cân, béo phì.
Do tăng Glucose máu hoặc tình trạng kháng insulin.
Do sử dụng thuốc có độc tinh trên gan.
2.3 Những đối tượng có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ
Béo phì, đặc biệt là béo bụng.
Đái thào đường.
Tăng cholesterol, triglycerid máu.
Bệnh nhân bị suy giáp, suy tuyến yến.
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
3 Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ có thể chia thành 2 loại: cấp tính và mạn tính.
3.1 Gan nhiễm mỡ cấp tính
Bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính khá hiếm thấy, thường thấy ở thời kỳ mang thai, hay do uống thuốc, bệnh còn có tên gan nhiễm mỡ hoại tử, tỉ lệ tử vong cao.
Mắc bệnh gan nhiễm mỡ trong thời kỳ mang thai sẽ làm hoại tử một vùng gan lớn, đây là một biến chứng nghiêm trọng thường xảy ra trong 3 tháng cuối, do rối loạn chức năng ty thể trong quá trình oxy hóa hóa acid béo dẫn đến sự tích tụ mỡ trong cá tế bào gan.
Các dấu hiện nhận biết
Gan nhiễm mỡ thai kỳ chủ yếu gặp ở tam cá nguyệt thứ 3, tuy nhiên cũng có thể gặp trong cứ thời điểm nào vào nửa cuối thai kỳ hoặc thậm chí kéo dài sang giai đoạn hậu sản.
Triệu chứng thường gặp: Buồn nôn, chán ăn, đau bụng. Trên khoảng 70% bệnh nhân có biểu hiện vàng da và sốt.
Trên những phụ nữ mang thai có tình trạng gan nhiễm mỡ ở mức độ nặng, có thể có tiền sản giật vô cùng nguy hiểm, bao gồm tăng huyết áp và phù. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng như suy thận cấp, bệnh não gan, và viêm tụy.
Gan nhiễm mỡ do thuốc xảy ra do tác dụng phụ gây độc cho tế bào gan, theo nghiên cứu ở trường đại học Y Bắc Kinh: có 4 trường hợp dùng lượng thuốc Insulin dạng giọt đưa vào tĩnh mạch quá nhiều có thể phát sinh bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính, cấp cứu không có hiệu quả và dẫn đến tử vong. Vì vậy khi sử dụng những thuốc ảnh hưởng đến chức năng của gan chúng ta cần hết sức lưu ý.
3.2 Gan nhiễm mỡ mạn tính
Bệnh gan nhiễm mỡ mạn tính là loại bệnh thường gặp, ở các nước phá triển đã trở thành bệnh về gan đứng thứ hai sai viêm gan virus. Bệnh thường tiến triển âm thầm, quá trình phát bệnh kéo dài, chức năng của gan có sự thay đổi rõ rệt.
Bệnh gan nhiễm mỡ thường thấy ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Nhưng độ tuổi 6-12 tuổi cũng có thể mắc bệnh. Bệnh thường liên quan đến chế độ ăn uống và môi trường sống của bệnh nhân.
Các biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ mạn tính cũng giống với các bệnh gan mạn tính:
Giai đoạn đầu thường không có biểu hiện, đa phần phát hiện là do khám định kỳ hoặc khám sức khỏe của bệnh khác.
Khi bệnh biểu hiện triệu chứng, thường là do gan bị phù thũng tức ở giai đoạn nặng hơn. Một số người mắc bệnh có những biểu hiện: chán ăn, buồn nôn, thiếu sức lực, đau vùng gan, và có cảm giác chướng bụng hay tức bụng bên phải. Một số triệu chứng này là do mỡ thấm vào gan gây phù thũng, màng bao của gan mở quá rộng.
Ước tính có khoảng 16% số bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ xuất hiện vàng da, vàng mắt, có lắng cặn trong túi mật ở mức độ nhẹ.một số ít bệnh nhân chuyển bệnh nặng khi không được điều trị có hiện tượng chướng bụng, phù thũng chi dưới.
Bệnh gan nhiễm mỡ nếu được điểu trị thường không để lại biến chứng xơ hóa gan như những bệnh viêm gan khác, vì vậy hãy chú ý thói quen ăn uống sinh hoạt và khám sức khỏe định kì để có thể phòng chữa bệnh tốt nhất.
4 Chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Xét nghiệm gan nhiễm mỡ để có được các chỉ số men gan. Men gan tăng cao là dấu hiệu lá gan của bạn đang bị tổn thương. Để chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu:
- Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để có hình ảnh của gan.
- Sinh thiết gan (mẫu mô) để xác định bệnh gan đã tiến triển đến đâu.
- FibroScan - một siêu âm chuyên dụng đôi khi được sử dụng thay cho sinh thiết gan để tìm ra lượng mỡ và mô sẹo trong gan. [1]
Khám gan thấy:
- Gan to.
- Các dấu hiệu của bệnh xơ gan, chẳng hạn như vàng da , một tình trạng khiến da và lòng trắng mắt của bạn chuyển sang màu vàng.
5 Biến chứng chính của gan nhiễm mỡ
Xơ gan, ung thư gan là biến chứng chính của gan nhiễm mỡ. Tình trạng này có thể dẫn đến:
- Tích tụ chất lỏng trong bụng (cổ trướng).
- Sưng tĩnh mạch trong thực quản của bạn (giãn tĩnh mạch thực quản), có thể bị vỡ và chảy máu.
- Lú lẫn, buồn ngủ và nói lắp (bệnh não gan).
- Ung thư gan.
- Suy gan giai đoạn cuối, có nghĩa là gan đã ngừng hoạt động. [2]
6 Chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ
Cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung trái cây và rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, sữa ít chất béo và chất béo và dầu lành mạnh.
Cắt giảm lượng calo.
Tập trung vào chất xơ do chất xơ có thể giúp cải thiện chức năng của gan.
Hạn chế một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo.
Tránh động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín.
Kiêng rượu.
Uống nước nhiều. [3]
7 Làm gì để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh: giảm dầu mỡ, đặc biệt là mỡ và nội tạng động vật, tăng cường ăn nhiều rau xanh.
Tập thể dục đều đặn, thường xuyên để giảm bớt lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
Cần có biện pháp giảm cân nếu đang ở tình trạng thừa cân, béo phì.
Hạn chế tối đa rượu bia để bảo vệ bộ máy gan của bạn.
Không uống rượu bia.
Tiêm phòng viêm gan A và B , bệnh cúm và bệnh phế cầu khuẩn. [4]
Tài liệu tham khảo
- ^ Cleveland Clinic (Ngày đăng 31 tháng 07 năm 2020). Fatty Liver Diseas, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
- ^ Mayo Clinic (Ngày đăng 22 tháng 09 năm 2021). Nonalcoholic fatty liver disease, Mayo Clinic. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
- ^ Nhóm biên tập Healthline và Jill Seladi-Schulman (Ngày đăng 11 tháng 11 năm 2021). What to Know About Fatty Liver Disease, Healthline. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
- ^ Medline Plus (Ngày 26 tháng 4 năm 2017). Fatty Liver Disease , Medline Plus. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021