FDA Hoa Kỳ yêu cầu thu hồi cá ngừ nguồn gốc Việt Nam nhiễm Salmonella
Trungtamthuoc.com - Salmonella là loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh đường ruột trên người và động vật gọi là bệnh nhiễm Salmonella hay thương hàn. Mặc dù hiếm khi mắc nhưng Salmonella có thể lây từ ruột vào máu và đến các bộ phận khác trong cơ thể.
1 Ổ dịch Salmonella liên quan đến cá ngừ đông lạnh
Ngày 16/4/2019, một ổ dịch Salmonella liên quan cá ngừ đông lạnh và cá ngừ sống từ Jensen Tuna, xuất xứ từ công ty JK Fish được điều tra. Theo đó, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cơ quan địa phương thực hiện kiểm tra.
Qua quá trình điều tra, các cơ quan đã xác định nguồn gây bệnh có thể là do cá ngừ đông lạnh từ tập đoàn Jensen Tuna. FDA đã làm việc với các cơ quan địa phương để theo dõi sự phân phối cá ngừ quay trở lại Jensen Tuna.
Ngày 15 tháng 4 năm 2019, sau các cuộc thảo luận với FDA, CDC và các cơ quan địa phương, Jensen Tuna đã tự nguyện thu hồi cá ngừ đông lạnh này. Cá ngừ thu hồi được đóng riêng lẻ thành các túi 450g hay hộp 9kg từ các nhà phân phối các nơi: Washington, Minnesota, New York, Connecticut, Iowa, Illinois, North Dakota, với số lô z266, z271, z272. [1] [2]
Theo đó, FDA và cơ quan chức trách khuyến cáo người dân và nhà phân phối không mua - bán cá ngừ đông lạnh bị thu hồi phân phối bởi công ty Jensen Tuna. Đồng thời, mọi người cũng nên vệ sinh sạch sẽ nơi, dụng cụ đã lưu trữ và chế biến cá ngừ trước đó.
2 Salmonella lây như thế nào?
2.1 Salmonella là gì?
Salmonella là loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh đường ruột trên người và động vật gọi là bệnh nhiễm Salmonella hay thương hàn. Mặc dù hiếm khi mắc nhưng Salmonella có thể lây từ ruột vào máu và đến các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, chúng ra cần phải phòng ngừa để phòng ngừa nhiễm Salmonella, đặc biệt là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch.
Chúng ta thường mắc Salmonella do ăn những thức ăn nhiễm vi khuẩn, thức ăn sống hay chưa chín kỹ, hoặc đồ uống có nhiễm trùng. Salmonella có thể nhiễm trong hầu hết các loại thực phẩm, nhưng thường thấy ở thịt, trứng, rau cải tươi, hạt nảy mầm, sữa và bơ đậu phộng. Thực phẩm bị nhiễm đã không có mùi lạ hay vẻ ngoài khác thường đặc trưng. Loài vi khuẩn này có thể được tiêu diệt khi nấu chín và sát khuẩn tay để tránh lây, bởi chúng ta có thể nhiễm khi tiếp xúc vật nuôi có bệnh.
2.2 Các triệu chứng của bệnh nhiễm Salmonella là gì?
Sau khi nhiễm phải vi khuẩn Salmonella từ 12 đến 72 giờ, đa số người bệnh xuất hiện triệu chứng. Trong đó, triệu chứng chính của nhiễm Salmonella đó là tình trạng tiêu chảy, phân có mùi rất khó chịu màu vàng lâu, mỗi ngày có thể đại tiện 5 đến 6 lần. Không những thế, trong phân của bệnh nhân còn có thể có lẫn máu, cảm giác đau bụng, chướng bụng bên hố châu phải có thể xảy ra.
Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm Salmonella còn có thể sốt cao đến 39-40oC, đau đầu mất ngủ do có độc tố vi khuẩn. Trong một số trường hợp người bệnh có thể có những nốt ban nhỏ, phẳng trên ngực, bụng, mạng sườn.
Với những trường hợp nhiễm khuẩn Salmonell nặng, thường run tay, có thể nằm bất động, thờ ơ, li bì, mê sảng thậm chí hôn mê.
2.3 Nhà hàng và nhà bán lẻ nên làm gì khi có thực phẩm nhiễm Salmonella?
Các nhà bán lẻ, các nhà khai thác dịch vụ thực phẩm bị phát hiện đã xử lý thu hồi hoặc thực phẩm bị nhiễm khuẩn Samonella cần:
Liên lạc với bộ phận y tế địa phương của họ và liên lạc với khách hàng của họ về khả năng tiếp xúc với Salmonella.
Rửa các mặt bên trong và kệ của tủ lạnh, thớt và mặt bàn, và các dụng cụ có thể đã tiếp xúc với thực phẩm bị ô nhiễm. Sau đó vệ sinh chúng bằng dung dịch thuốc tẩy clo pha trong nước nóng, lau khô bằng vải sạch hoặc khăn giấy chưa qua sử dụng.
Rửa và vệ sinh các bề mặt được sử dụng để lưu trữ, phục vụ hoặc chuẩn bị thực phẩm có khả năng bị nhiễm.
Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng theo quy trình làm sạch và vệ sinh sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
Thường xuyên vệ sinh thớt và dụng cụ được dùng trong chế biến để làm giảm thiểu khả năng nhiễm bẩn chéo.
3 Người tiêu dùng nên làm gì nếu nghi ngờ dùng thực phẩm nhiễm Salmonella?
Người tiêu dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu nghi ngờ rằng mình có những triệu chứng giống với nhiễm trùng Salmonella.
Rửa sạch mọi bộ phận trong tủ lạnh, thớt và mặt bàn, hay phương tiện đã từng hoặc nghi ngờ tiếp xúc thực phẩm bị ô nhiễm. Sau đó vệ sinh chúng dung dịch clo tương tự như hướng dẫn với nhà bán lẻ ở trên.
Vệ sinh sạch sẽ tất cả dụng cụ có liên quan được sử dụng lưu trữ, chế biến thực phẩm bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Salmonella.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là tay theo quy trình được hướng dẫn của cán bộ y tế.
Trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu nên tránh ăn rau mầm dưới mọi hình thức.
Người tiêu dùng cũng có thể gửi báo cáo tự nguyện, khiếu nại hay những phản ứng bất lợi liên quan đến sản phẩm thực phẩm.
Tài liệu tham khảo
- ^ By FDA Staff, Outbreak Investigation of Salmonella Newport: Frozen Ground Tuna (April 2019), FDA. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
- ^ By CDC Staff, Ngày đăng 16 tháng 4 năm 2019. CDC Food Safety Alert: Salmonella Outbreak Linked to Frozen, Raw Tuna, cdc.gov. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.