Dự phòng và điều trị một số bệnh mắc kèm HIV thường gặp
Trungtamthuoc.com - Nhiễm trùng cơ hội là bệnh xảy ra thường xuyên hơn và trầm trọng hơn ở những người nhiễm HIV. [1] Điều này là do chúng có hệ thống miễn dịch bị hư hỏng.. Những người có hệ miễn dịch yếu này bao gồm chính là những người nhiễm HIV. Do đó, người bệnh có nguy cơ rất cao mắc các bệnh mắc kèm HIV. Vậy cần điều trị và kiểm soát những trường hợp này như thế nào?
1 Nhiễm trùng cơ hội ở người bệnh nhiễm HIV là gì?
Nhiễm trùng cơ hội là nhiễm trùng xảy ra thường xuyên hơn hoặc nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu hơn bình thường. Những người có hệ miễn dịch yếu này bao gồm chính là những người nhiễm HIV.
Hầu như bất kỳ bệnh nào cũng có thể trở thành bệnh nhiễm trùng cơ hội khi hệ miễn dịch của bạn yếu. [2] Những vi trùng này lây lan theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như trong không khí, trong dịch cơ thể, hoặc trong thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm: [3]
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm bệnh lao và một bệnh nghiêm trọng liên quan, Mycobacterium avium complex (MAC).
- Nhiễm virus, chẳng hạn như cytomegalovirus (CMV) và viêm gan C.
- Nhiễm trùng do nấm, như nhiễm trùng nấm men, viêm màng não do cryptococcus, viêm phổi do Pneumocystis carinii (PCP) và bệnh histoplasmosis.
- Nhiễm ký sinh trùng, chẳng hạn như crypto ( cryptosporidiosis ) và toxo ( toxoplasmosis). [4]
Khi một người bị nhiễm HIV, virus bắt đầu nhân lên và làm hệ thống miễn dịch suy yếu khiến cơ thể khó chống lại các NTCH liên quan. Thuốc điều trị HIV ngăn ngừa tổn hại hệ thống miễn dịch, do đó nếu không được điều trị sẽ dần dần phá hủy hệ thống miễn dịch và bị AIDS.
Những người nhiễm HIV cũng có thể thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng cơ hội:
- Tránh tiếp xúc với vi trùng có thể gây ra bệnh nhiễm trùng cơ hội.
- Các vi trùng có thể gây ra NTCH có thể lây lan trong phân của người và động vật. Để ngăn ngừa, không chạm vào phân động vật và rửa tay kỹ bằng nước ấm, xà phòng.
- Có nhiều loại thuốc để điều trị nhiễm trùng cơ hội này bao gồm cả thuốc kháng virus, kháng sinh và thuốc chống nấm căn cứ vào bệnh mắc phải.
2 Dự phòng nhiễm trùng cơ hội ở người HIV
Dự phòng Pneumocystis jiroveci là quan trọng nhất ở người nhiễm HIV vì nó gây nhiễm trùng nghiêm trọng phổ biến, có thể phòng ngừa được. Ở những bệnh nhân có số lượng CD4 dưới 200/μL, điều trị dự phòng bằng trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP-SMX; Bactrim) đã được chứng minh là ngăn ngừa viêm phổi do Pneumocystis (PCP).
Ở những bệnh nhân có CD4 và đếm tế bào T vượt lên trên 200/μl với liệu pháp có hiệu quả, dự phòng trên có thể bị ngưng. Khi TMP-SMX không thể được sử dụng, các lựa chọn thay thế bao gồm dapsone và điều trị bằng pentamidine nebulized hàng tháng.
TMP-SMX cũng ngăn ngừa bệnh toxoplasmosis, nên được dùng khi CD4 và đếm tế bào T giảm xuống dưới 100/μl.
CD4 dương tính và đếm dưới 50/μl nơi bệnh nhân có nguy cơ bị Mycobacterium avium nhiễm phức tạp nên dùng azithromycin hàng tuần hoặc Clarithromycin. Đồng thời ở những bệnh nhân này cần ngăn ngừa nhiễm trùng cadida hay Cryptococcus và nhiễm nấm nên dùng Fluconazole.
3 Điều trị nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân HIV
Điều trị nhiễm trùng cơ hội là tối quan trọng và nên được hướng vào mầm bệnh cụ thể. Mặc dù điều trị bằng thuốc kháng virus hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội.
3.1 Bệnh lao
Liên quan cụ thể đến bệnh lao, mối quan hệ với điều trị bằng thuốc kháng virrus rất phức tạp. Một nghiên cứu đa quốc gia cho thấy nguy cơ mắc bệnh lao sau khi bắt đầu điều trị ART là khoảng một nửa so với những người chưa bắt đầu. Tuy nhiên, đã có bằng chứng về hội chứng viêm phục hồi miễn dịch (IRIS) ở một số bệnh nhân đồng nhiễm HIV và lao trong vài tháng đầu điều trị. Ngoài ra, những người trên 50 tuổi hoặc có số lượng tế bào T CD4 ít hơn 50/μL, ít có khả năng thấy tỷ lệ mắc lao tương tự giảm.
Điều trị ARV trong vòng 2 tuần đầu tiên khi bắt đầu điều trị bệnh lao ở bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 dưới 50/μL. Và điều trị ARV trong vòng 2-8 tuần đầu ở những người có số lượng tế bào CD4 từ 50/μL trở lên. Ở những bệnh nhân bị viêm màng não do cryptococcus cần được tiếp cận với liệu pháp kháng nấm tối ưu, theo dõi thường xuyên. Ở những người được chẩn đoán nhiễm HIV và ác tính đồng thời, nên bắt đầu điều trị ARV ngay lập tức.
3.2 Điều trị loạn dưỡng mỡ liên quan đến HIV
Loạn dưỡng mỡ HIV là hội chứng tích tụ mỡ trung tâm bất thường hoặc mất mô mỡ cục bộ xảy ra ở bệnh nhân dùng thuốc kháng virus.
Tesamorelin (Egrifta), một yếu tố giải phóng hormone tăng trưởng để giảm mỡ bụng nội tạng dư thừa ở bệnh nhân nhiễm HIV bị loạn dưỡng mỡ.
3.3 Liệu pháp ức chế đối với HSV - 2 ở người HIV
Hầu hết các cá nhân bị nhiễm HIV-1 cũng bị nhiễm virus herpes simplex loại 2 (HSV-2). Điều trị ức chế HSV-2 bằng Acyclovir làm giảm nồng độ HIV-1 huyết tương.
Ở những bệnh nhân có số lượng CD4 dường tính từ 350/μL trở lên, acyclovir làm chậm nguy cơ CD4 giảm xuống dưới 350/μL 19%. Việc sử dụng acyclovir để ức chế HSV-2 trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus có thể có hiệu quả.
3.4 Viêm gan B và C
Người bệnh bị HIV cần xét nghiêm virus viêm gan B và C để kiểm tra xem có bị đồng nhiễm hay không? Nếu kết quả cho thấy không nhiễm virus viêm gan B thì cần tiêm phòng vacxin trước.
Những người bệnh HI viêm gan B nặng cần được điều trị bằng ARV, và nên dùng phác đồ TDF+ 3TC+ EFV. Nếu thất bại, điều trị duy trì TDF+3TC ở phác đồ bậc hai.
Người có viêm gan C sử dụng peg-interferone và Ribavirin khi CD4 trên 200 tế bào/mm3.
3.5 Sàng lọc và chăm sóc các bệnh không lây
Người bệnh HIV có nguy cơ mắc cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm phổi mạn tính và ung thư.
Người bệnh HIV cần đảm bảo chế độ ăn, tập thể dục, theo dõi huyết áp và cholesterol, không sử dụng thuốc lá để giảm nguy cơ mắc bệnh khác.
Bệnh nhân nhiễm HIV có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn nhận thức. Do đó, cần sàng lọc và điều trị tâm thần và chăm sóc HIV lâu dài.
Người bệnh HIV có thể bị đau với nhiều nguyên nhân do đó, cần tìm và điều trị kiểm soát đau cũng như các biểu hiện khác. Tuy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau non-opioid và opioid.
Trên đây là các thông tin cơ bản để kiểm soát HIV và một số bệnh mắc kèm, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC, AIDs And Opportunisti Infections, CDC, Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021
- ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, What Opportunistic Infections Do You Get With HIV?, WebMD, Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021
- ^ Tác giả: Chuyên gia của hiv.gov, Opportunistic Infections, hiv.gov, Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021
- ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, HIV/AIDS and Infections, Medlineplus. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2021