Đột quỵ tuyến yên: định nghĩa, triệu chứng, hướng điều trị kịp thời
Trungtamthuoc.com - Có đến 95% người bệnh đột quỵ tuyến yên có biểu hiện đau đầu. Cơn đau đầu đột ngột thường khởi phát của nó thường đột ngột và nghiêm trọng và có thể xảy ra trước các triệu chứng khác. Vậy đột quỵ tuyến yên điều trị như thế nào?
1 Đột quỵ tuyến yên là gì?
Đột quỵ tuyến yên là trường hợp cấp cứu nội tiết hiếm gặp có thể xảy ra do nhồi máu hoặc xuất huyết của tuyến yên. Rối loạn này thường liên quan đến một khối u tuyến yên. Đôi khi nó có thể là biểu hiện đầu tiên của một khối u tiềm ẩn. Đột quỵ tuyến yên đặc trưng bởi cơn đau đầu đột ngột, triệu chứng thị giác, thay đổi tâm thần và rối loạn nội tiết tố do xuất huyết hoặc nhồi máu.[1]
2 Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây đột quỵ tuyến yên
đột quỵ tuyến yên có thể xảy ra do sự phát triển nhanh chóng của khối u và gây xuất huyết hay nhồi máu xuất huyết. Kích thước của khối u có thể coi là yếu tố chính gây đột quy, tuy nhiên những khối u microadenomas cũng có thể gây tình trạng chảy máu này. Có thể khối u này phát triển bên trong không gian hẹp, gây co thắt mạch máu, thiếu máu cục bộ, hoại tử và xuất huyết trên thùy trước và mô khối u.
Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ tuyến yên như: các xét nghiệm kích thích nội tiết, dùng thuốc Bromocriptine, chấn thương đầu, mang thai, chiếu xạ tuyến yên, hay các yếu tố chống đông máu.
3 Các triệu chứng của đột quỵ tuyến yên
Có đến 95% người bệnh đột quỵ tuyến yên có biểu hiện đau đầu. Cơn đau đầu đột ngột thường khởi phát của nó thường đột ngột và nghiêm trọng và có thể xảy ra trước các triệu chứng khác.
Đi kèm với triệu chứng đau đầu, có đến khoảng 69% bệnh nhân bị nôn mửa, có thể là do kích thích màng não hoặc tăng áp lực nội sọ.
Do khối u phát triển, tăng kích thước gây chèn ép dây thần kinh thị giác gây khiếm khuyết thị giác và trường thị giác. Không những thể có thể gây viêm thần kinh thị giác với biểu hiện đau khi cử động mắt, mất thị lực một mắt...
Khi các khối u chèn ép xoang hang, khiến các dây thần kinh sọ III, IV, VI dễ bị chèn ép và gây chứng liệt mắt. Thậm chí, dây thần kinh vận động cơ cũng bị ảnh hưởng làm giãn đồng tử, sụp mí, lác ngoài, bệnh nhân có thể bị mù một hoặc cả 2 mắt.
Bệnh nhân đột quỵ tuyến yên có thể thay đổi tình trạng tâm thần, lờ đờ từ nhẹ đến choáng váng, hôn mê. Thay đổi trạng thái tâm thần là một dấu hiệu đặc biệt đáng lo ngại và có thể báo hiệu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Nó có thể liên quan đến xuất huyết dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ, tràn dịch não tắc nghẽn, suy tuyến thượng thận dẫn đến hạ huyết áp.
Khi đột quỵ tuyến yên có suy thượng thận, gây kích thích màng não, rối loạn chức năng vùng dưới đồi hay tăng áp lực nội sọ gây buồn nôn và nôn. Hiện tượng cứng gáy cũng có thể gặp ở một số bệnh nhân đột quỵ tuyến yên, có thể là do xuất huyết dưới màng nhện, hay não thất.
Khi dây thần kình khứu giác bị tác động, ở những bệnh nhân này có thể bị giảm khứu giác, chát máu cam...
Ngoài ra, khi động mạch cảnh trong bị chèn áp, co thắt mạch màu thì người bệnh có thể bị yếu cơ, mất ngôn ngữ, hội chứng thùy trán...[2]
4 Điều trị đột quỵ tuyến yên
Đột quỵ tuyến yên là tình trạng cấp cứu cần điều trị kịp thời. Trước tiên, cần ổn định các triệu chứng, đánh giá tình trạng các chất điện giải, Gluocose và hormon tuyến yên. Sau đó sử dụng Corticosteroid được áp dụng ở hầu hết bệnh nhân suy tuyến yên. Bệnh nhân có thể được điều trị liệu pháp thay thế hormone thích hợp và/hoặc phẫu thuật chuyển gen khối u.
4.1 Điều trị nội khoa cho bệnh nhân đột quỵ tuyến yên
Có đến khoảng gần 70% bệnh nhân bị đột quỵ tuyến yên bị suy thượng thận cấp, và lúc này nguy cơ gây tử vong rất cao. Do đó chúng ta cần chẩn đoán và theo dõi sớm những trường hợp này bằng cách đo lượng cortisol trong máu. Những bệnh nhân bị đột quỵ tuyến yên thường không sử dụng được đường uống vì hay bị nôn và buồn nôn.
Những trường hợp bệnh nhân như trên, chúng ta cho bệnh nhân điều trị bằng Hydrocortisol. Ban đầu bệnh nhân đột quỵ tuyến yên có suy thượng thận được tiêm tĩnh mạch 100-200mg Hydrocortisol. Tiếp theo sau đó, cho người bệnh dùng duy trĩ vẫn bằng đường truyền tĩnh mạch với liều 2 đến 4mg/giờ hoặc hay tiêm bắp với liều 40-100mg mỗi 6 tiếng.
Sau khi bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch hay giai đoạn cấp tính thì giảm dần liều Hydrocortisol 20-30mg/ngày rồi cho bệnh nhân sử dụng theo đường uống.
Đồng thời, tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân bị thiếu hormon như thế nào mà có điều trị bằng hormon thay thế. Bạn đọc có thể tìm hiểu qua bài viết về suy tuyến yên tại đây.
4.2 Phẫu thuật trong điều trị đột quỵ tuyến yên
Nhìn chung, cấp cứu điều trị nội khoa ở người bệnh đột quỵ tuyến yên cấp là phương pháp đang được ưu tiên lựa chọn. Việc cân nhắc lựa chọn phương pháp này cần có sự xem xét thật kỹ của chuyên khoa nội tiết, phẫu thuật thần kinh, đột quỵ và nhãn khoa. Nếu bệnh nhân có biểu hiện hố yên và xoang cảnh bị chèn ép nặng, và có xu hướng nghiêm trọng hơn nhanh chóng thì cần cân nhắc phẫu thuật.
Việc phẫu thuật tuyến yên được thực hiện khi bệnh nhân ổn định về mặt y tế, đặc biệt là những trường hợp có thay đổi ý thức, thị lực và mất trường thị giác.
Thực tế, hiện nay để phẫu thuật u tuyến yên cơ bản chúng ta có thể phẫu thuật nội soi qua đường xoang bướm hoặc qua đường mở xương sọ. Khi khối u có kích thước quá lớn mà phương pháp phẫu thuật nội soi không để điều trị hết được thì xem xét lựa chọn phẫu thuật mở đường xương sọ.
Sau khi bệnh nhân được phẫu thuật xong chúng ta cần theo dõi, giám sát tình trạng của người bệnh. Bởi có đến 16% bệnh nhân đột quỵ tuyến yên có thể xuất hiện thoáng qua tình trạng đái tháo nhạt sau phẫu thuật. Lúc này, người bệnh cần được đánh giá chức năng thận, điện giải đồ và đo áp lực thẩm thấu nước tiểu ít nhất 1 lần trong 24 tiếng.
Một điều không thể thiếu nữa sau phẫu thuật u tuyến yên đó là người bệnh cần được đánh giá các chức năng nội tiết. Để làm được điều này, chúng ta đo nồng độ cortisol trong máu lúc 9 giờ sáng và cung cấp thêm khi cần. Khi bệnh nhân có nồng độ cortisol đo được từ 400 đến 550 nmol/l và mệt nặng hoặc dưới 400 nmol/l thì bổ sung thêm Hydrocortisol.
Bên cạnh đó cần kiểm tra thị lực của mắt, kiểm tra chức năng tuyến giáp vào ngày 3, ngày 4 và tuần 4 kể từ khi phẫu thuật u tuyến yên.
4.3 Xạ trị u trong đột quy tuyến yên
Những bệnh nhân điều trị nội khoa không cho hiệu quả hay phẫu thuật u tuyến yên không thành công, hay kích thước khối u dưới 5cm có thể xạ trị. Và phương pháp xạ trị trong điều trị u tuyến yên gây đột quỵ đó là sử dụng kỹ thuật dao gamma quay.[3]
Trên đây là các thông tin về đột quỵ tuyến yên, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc để phát hiện và điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Michael S Vaphiades, DO (Ngày đăng: ngày 12 tháng 7 năm 2021). Pituitary Apoplexy, Medscape. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tác giả: Brent Wisse, MD (Ngày đăng: ngày 16 tháng 5 năm 2019). Pituitary Apoplexy, Medline Plus. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.
- ^ Tác giả: Salam Ranabir và Manash P. Baruah (Ngày đăng: tháng 9 năm 2011). Pituitary Apoplexy, NCBI. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2021.