1. Trang chủ
  2. Huyết Học Truyền Máu
  3. Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC): triệu chứng, điều trị

Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC): triệu chứng, điều trị

Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC): triệu chứng, điều trị

Trungtamthuoc.com - Đông máu rải rác trong lòng mạch là một hội chứng phức tạp và nguy hiểm. Sự xuất hiện các cục máu đông có thể gây tắc mạch, gây xuất hiện các cơn đột quỵ, nhồi máu não,...có thể dẫn đến tử vong. 

1 Đông máu rải rác trong lòng mạch là gì?

đông máu rải rác trong lòng mạch có tên gọi theo tiếng anh là Disseminated Intravascular Coagulation (DIC). Các cục máu đông nhỏ và nằm rải rác trong lòng mạch, theo thời gian có xu hướng kết dinh lại với nhau thành các khối huyết khối to hơn, do đó có thể gây ra tình trạng tắc mạch, xuất huyết. 

Đây là một hội chứng bệnh do sự bất thường bởi các yếu tố đông máu. Hiện tượng chảy máu cũng xuất hiện kèm theo cùng với hiện tượng đông máu. Do đó, đây là một tình trạng bệnh khá nghiêm trọng, có thể gây tử vong do tắc mạch hoặc do chảy máu mà không cầm được máu. [1]

Đông máu rải rác trong lòng mạch
Đông máu rải rác trong lòng mạch

Nguyên nhân gây ra tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch hiện chưa rõ, các đối tượng nguy cơ mắc phải hội chứng này đó là:

  • Người bệnh bị sốc do chấn thương, người bị bỏng nặng, người thực hiện phẫu thuật tim mạch, phổi,...
  • Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn toàn thân do vi khuẩn, virus.
  • Sốc phản vệ so dùng thuốc. 
  • Nhiễm nọc độc rắn cắn, ong đốt,...
  • Phụ nữ mang thai bị thai chết lưu, sản giật, người bị nhiễm độc thai nghén,...

Cần phân biệt hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch với các hội chứng sau: ​

  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối viết tắt là TTP (Thrombotic Thrombocytopenic Purpura).
  • Hội chứng tan máu tăng ure HUS (Hemolytic Uremic Syndrome).
  • Tan máu tăng men gan giảm tiểu HELLP (Hemolysis Elevated Liver enzymes Low Platelet count).

2 Triệu chứng đông máu rải rác trong lòng mạch

Đông máu rải rác trong lòng mạch như đã nói ở trên là hình thành các cục huyết khối, có thể gây tắc mạch hoặc gây xuất huyết. Trong đó, triệu chứng điển hình nhất đó là xuất huyết, chảy máu có thể là xuất huyết dưới da, đái ra máu, nặng hơn là xuất huyết nội tạng. Tắc mạch thường khó nhận biết hơn và nguy hiểm hơn, nó gây xuất hiện các cơn đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... và dẫn đến tử vong. 

Một số triệu chứng trên lâm sàng cần chú ý để nhận biết và giúp điều trị sớm hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch:

  • Cơ thể dễ bị bầm tím, các vết bầm tím nổi trên da ngay cả khi lực tác động nhẹ. 
  • Xuất huyết dưới da, điển hình là việc xuất hiện các chấm đỏ trên bề mặt da.[2]
  • Chảy máu âm đạo, rong kinh nhiều, kinh nguyệt bất thường. 
  • Đái ra máu, ngoài ra còn có thể chảy máu trực tràng. 
  • Hạ huyết áp.
  • Sốc do tình trạng chảy máu, mất máu. 
  • Thiếu máu, người choáng váng, mệt mỏi, hay đau nhức đầu. 
  • Xuất hiện các cục máu đông (thường khó nhận biết nếu không thực hiện xét nghiệm máu).
  • Có thể kèm suy gan, suy thận, tổn thương thần kinh trung ương.
Cơ thể dễ bị bầm tím khi mắc triệu chứng đông máu rải rác trong lòng mạch
Cơ thể dễ bị bầm tím khi mắc triệu chứng đông máu rải rác trong lòng mạch

3 Điều trị đông máu rải rác trong lòng mạch

Để điều trị hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch rất phức tạp, cần điều trị nguyên nhân gây DIC và các triệu chứng trên lâm sàng.

3.1 Điều trị bệnh gây DIC

Các nguyên nhân gây đông máu rải rác trong lòng mạch đã được liệt kê ở bên trên. Việc điều trị hội chứng DIC cần phải điều trị sớm các nguyên nhân gây xuất hiện hội chứng này. Triệu chứng trên lâm sàng của DIC khá nguy hiểm và phức tạp, do đó cũng cần chú trọng trong việc điều trị xuất huyết hay tắc mạch cho bệnh nhân. 

3.2 Điều trị DIC

Điều trị giảm đông máu, chống chảy máu đóng vai trò quyết định để tránh dẫn đến tử vong, do đó, cần được điều trị sớm và kịp thời. 

Các phương pháp điều trị: 

  • Truyền khối tiểu cầu: khi chảy máu mà số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 50G/L. Nếu trường hợp bệnh nhân không bị chảy máu mà số lượng tiểu cầu cũng giảm xuống dưới 20G/L cũng cần phải truyền khối tiểu cầu ngay. 
Truyền khối tiểu cầu
Truyền khối tiểu cầu
  • Truyền huyết tương tươi đông lạnh khi có chảy máu (tùy vào thực tế lâm sàng). Nếu người bệnh không thể chỉ định truyền huyết tương tươi đông lạnh, cần thay thế bằng phức hợp prothrombin cô đặc.
  • Truyền yếu tố VIII (cryoprecipitate) khi fibrinogen giảm xuống dưới 1G/L (lượng truyền do bác sĩ cân nhắc chỉ định).
  • Truyền khối hồng cầu khi nồng độ hemoglobin giảm xuống dưới 80G/L, người bệnh chảy máu chưa cầm được. 

Điều trị thuốc chống đông: Heparin trọng lượng phân tử thấp, Heparin tiêu chuẩn (Heparin standard).[3]

Điều trị thuốc chống tiêu sợi huyết: Acide tranexamique (chỉ định khi người bệnh bị chảy máu nặng gây đe dọa tính mạng).

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Marcel M Levi, MD (Ngày đăng: ngày 6 tháng 12 năm 2020). Disseminated Intravascular Coagulation (DIC), Medscape. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Drugs.com (Ngày đăng: ngày 1 tháng 11 năm 2021). Disseminated Intravascular Coagulation, Drugs.com. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Elaine K. Luo, MD (Ngày đăng: ngày 26 tháng 2 năm 2018). Disseminated Intravascular Coagulation (DIC), Healthline. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phòng ngừa hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC): triệu chứng, điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC): triệu chứng, điều trị
    XT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633