1. Trang chủ
  2. Thần Kinh
  3. Động kinh ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Động kinh ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Động kinh ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Trungtamthuoc.com - Động kinh có thể xảy ra sau một cơn đột quỵ, chấn thương đầu kín, viêm màng não, nhưng đa phần là vô căn. [1] Động kinh ở trẻ em là một trong những triệu chứng khiến cha mẹ rất lo lắng và không biết phải làm sao. Vậy động kinh ở trẻ là gì? Điều trị ra sao? Hãy cùng trung tâm thuốc theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

1 Động kinh là gì

Động kinh là một đợt bùng phát hoạt động điện không kiểm soát được giữa các tế bào não (còn gọi là tế bào thần kinh hoặc tế bào thần kinh) gây ra những bất thường tạm thời về trương lực cơ hoặc cử động (cứng, co giật hoặc đi khập khiễng), hành vi, cảm giác hoặc trạng thái nhận thức. [2]

Có đến khoảng 0,5% người bị động kinh ở nước ta, trong đó số trường hợp bệnh nhân là trẻ em chiếm khoảng 30%.

Trẻ em bị động kinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh, khác với người lớn không chỉ ở các biểu hiện lâm sàng của cơn co giật mà còn ở sự hiện diện của các mẫu điện não đồ (EEG), căn nguyên và phản ứng với thuốc chống co giật. Bộ não chưa trưởng thành, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khác với não người lớn ở các cơ chế cơ bản của sự hình thành và lan truyền cơn động kinh. Trẻ dễ bị co giật hơn, nhưng các cơn co giật có xu hướng biến mất khi trẻ lớn lên. [3] 

2 Nguyên nhân gây động kinh ở trẻ

Động kinh ở trẻ có thể có nguyên nhân hoặc không rõ nguyên nhân. Trẻ có thể bị động kinh do ảnh hưởng của mẹ trong thời kỳ mang thai, hay những biến đổi bất thường trong và sau khi sinh.

Trong thời kỳ mang thai nếu mẹ bị chấn thương, bị nhiễm độc chì nặng hoặc bé bị hẹp hộp sọ từ khi trong bụng mẹ cũng có thể khiến trẻ có những cơn động kinh co giật.

Trẻ có thể bị động kinh do mẹ bị ngộ độc chì nặng trong thời kỳ mang thai.

Đồng thời, trẻ nhỏ còn thường gặp động kinh do hậu quả của việc ngạt khi sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, hay có những dị tật bẩm sinh. Hoặc những bé sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng có những rối loạn chuyển hóa làm giảm canxi, đường huyết… cũng có nguy cơ bị động kinh.

Ở những đối tượng này, do có sự thay đổi bất thường của dòng K+ và Na+ qua màng tế bào, dòng điện phụ thuộc Canxi bị thiếu. Từ đó làm mất cân bằng giữa điện tích trong và ngoài màng thế bào, gây ra hiện tượng phóng thích điện bất thường.

Không những thế, các cơn động kinh ở các đối tượng này còn có thể do giảm ức chế giải phóng chất dẫn truyền thần kinh GABA. Khi chất này được giải phóng nhiều hơn, sẽ làm giảm sự ức chế dẫn đến những cơn động kinh.

3 Dấu hiệu trẻ bị động kinh

Dựa vào biểu hiện động kinh trên trẻ người ra chia ra thành làm động kinh toàn bộ, động kinh triệu chứng và động kinh cục bộ.

3.1 Động kinh toàn bộ ở trẻ có biểu hiện như thế nào?

Ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện các cơn co giật lành tính khởi phát từ 2 đến 5 ngày sau sinh. Lúc này trẻ sẽ có các cơn co giật ở cơ, giật tay, bàn chân, các cơn co giật này có xu hướng lan từ 1 bên sang bên đối diện, thường kéo dài từ 20 đến 30 giây. Động kinh có xảy ra trong khi ngủ hoặc khi thức, với tần suất từ 3 đến 6 lần mỗi ngày. Đôi khi có trường hợp có hiện tượng xanh tím do ngưng thở. Có một số trường hợp là cơn động kinh toàn bộ thứ phát, gây rối loạn hành vi, khả năng vận động bị rối loạn, chậm phát triển.

Hiện tượng động kinh vắng ý thức ở trẻ em điển hình là tình trạng mất ý thức đột ngột, dừng hoạt động, mắt nhìn trợn trừng, không vận động và thay đổi tư thế được, sau vài giây ý thức sẽ quay lại..

Ở trẻ còn có thể có thể động kinh toàn bộ tăng trương lực, gồm các cơn giật co cứng tay chân, mắt và đầu có thể quay sang 1 bên, cổ không bị co giật. Các cơn co cứng này thường kéo dài từ 30 giây đến 1 phút.

Một số trẻ có thể có các cơn động kinh toàn bộ co giật cơ biểu hiện bằng các cơn co mạnh đột ngột ở toàn thân và các chi. Các cơn co giật này có thể diễn ra nhẹ hoặc rất mạnh làm trẻ bị mất thăng bằng và ngã xuống.

3.2 Biểu hiện của thể động kinh triệu chứng

Các bé từ 5 đến 6 tháng tuổi có thể có những cơn động kinh co thắt với 3 thể như sau:

  • Các cơn co giật với biểu hiện co thắt gấp, cơ ở mặt, cổ, thân và tứ chi co cứng, mỗi lần như vậy thường diễn ra từ 10 đến 20 nhịp.
  • Hoặc trẻ bị co giật với biểu hiện đầu ngửa về phía sau, thân ưỡn ra, chân co cứng và hai tay nắm chặt. Lúc này gọi là co giật cơ duỗi.
  • Hoặc trẻ có thể co giật hỗn hợp với triệu chứng đầu ngửa về phía sau, còn tứ chi thì co rúm về phía trước.

Hiếm khi gặp phải nhưng trẻ có thể gặp hội chứng Lennox- Gastaut, thường ở các bé từ 2 đến 6 tuổi với 3 biểu hiện chính:

  • Trẻ hay xuất hiện các cơn co giật khác nhau, có thể là sự kết hợp của nhiều dạng co giật như các cơn vắng ý thức và cơn mất trương lực, hay cơn giật cứng cơ. Đôi khi trẻ có thể bị chóng mặt và mất thăng bằng.
  • Khi điện não đồ cho thấy các biến đổi như nhọn chậm, giai đoạn thức lan tỏa còn các sóng alpha tạo nhóm ở giai đoạn ngủ.
  • Ở những trẻ này, sau một thời gian phát bệnh trẻ sẽ có biểu hiện rối loạn hành vi, rối loạn và chậm phát triển tinh thần.
Trẻ động kinh có thể có biểu hiện co giật toàn thân.

3.3 Động kinh cục bộ có biểu hiện thế nào?

Động kinh cục bộ là hiện tượng trẻ bị giật khu trú nửa người lan từ nhỏ đến rộng, gây ra do một kích thích ở vỏ não.

Trẻ có cơn động kinh cục bộ đơn thuần vận động với biểu hiện co giật ban đầu ở mắt và cơ mặt, sau đó xuống tay, rồi đến chân. Trẻ ban đầu có thể không bị mất ý thức nhưng khi mặt giật nhiều có thể làm giảm hoặc mất ý thức. Thông thường, vị trí giật ban đầu có giá trị chẩn đoán tổn thương.

Nếu trẻ có hiện tượng rối loạn cảm giác thân thể, ảo giác hay nhìn không thấy rõ mà giống như có sương mù thì gọi là động kinh cục bộ đơn thuần giác quan, cảm giác. Lúc này, trẻ sẽ có cảm giác ù tai, nghe tiếng tiếng sáo lạ, ngửi thấy mùi khó chịu hay vị chua, đắng. Hoặc có thể có cảm giác chóng mặt, không đứng vững.

Nếu trẻ bị động kinh cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật, sẽ thấy tăng tiết nước bọt, nhai và buồn  nôn. Đôi khi trẻ thấy nóng, đánh trống ngực, xung huyết, đái dầmkhó thở.

Hoặc cũng có thể trẻ bị động kinh cục bộ đơn giản vời triệu chứng tâm thần như mất khả năng nói, hoang tưởng, mộng mị. Hay trẻ cảm thấy khó chịu, sợ hãi khủng khiếp, hiếm khi có cảm giác dễ chịu, đói hoặc khát.

Trường hợp nếu trẻ bị động kinh cục bộ phức tạp thì sẽ mất ý thức ngay từ lúc đầu, cùng có các động tác nhai, nuốt, liếm láp… Trẻ cũng có thể có các động tác tay gãi, cài hay cởi cúc áo, sắp xếp và di chuyển đồ vật. Hoặc trẻ có thể phát ra những tiếng kêu, âm thanh, nói một từ hay một đoạn câu.

4 Chẩn đoán động kinh ở trẻ em

Chẩn đoán một cơn động kinh khá phức tạp. Các cơn co giật qua nhanh và thường bác sĩ sẽ không nhìn thấy quá trình. Mô tả của bạn về cơn động kinh rất quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán.

Bác sĩ sẽ là loại trừ các tình trạng khác, chẳng hạn như co giật không động kinh, thường do các yếu tố khác gây ra như giảm lượng đường trong máu hoặc áp suất, thay đổi nhịp tim hoặc căng thẳng về cảm xúc. 

Bác sĩ cũng sẽ khám sức khỏe và xét nghiệm máu, đo điện não đồ để kiểm tra hoạt động điện trong não hoặc chụp MRI,... [4]

5 Điều trị động kinh ở trẻ em

5.1 Nguyên tắc điều trị động kinh

Để điều trị động kinh cho trẻ, ta cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Căn cứ vào thể co giật mà lựa chọn thuốc chống động kinh phù hợp.

Cần cho trẻ điều trị sớm và bắt đầu điều trị chỉ sử dụng một loại thuốc chống động kinh và tăng liều từ thấp đến cao.

Nếu sử dụng thuốc động kinh như trên không mang lại hiệu quả thì cần phôi hợp thêm thuốc khác.

Sau khi đã điều trị cắt cơn cho trẻ, cần duy trì trong ít nhất 2 năm kể từ cơn co giật cuối cùng.

Không được cho trẻ dừng thuốc đột ngột, nếu dừng thuốc cần cho trẻ giảm liều từ từ trong 3 đến 6 tháng trước đó.

Trẻ có thể bị rối loạn, mất ý thức khi động kinh.

5.2 Chỉ định phẫu thuật trong động kinh khi nào?

Nếu trẻ có các cơn động kinh cục bộ không cắt cơn, động kinh cục bộ không rõ nguyên nhân và kháng thuốc. Khi chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy các tổn thương dạng khu trú như xơ hóa hồi hải mã, vỏ não lạc chỗ, phì đại nửa não.

Chỉ định can thiệp ngoại khoa có thể là cắt thùy não, loại bỏ hạnh nhân – hồi hải mã, cắt vùng vỏ não lạc chỗ, trừ bỏ bán cầu...

Nếu trẻ bị động kinh toàn bộ  không cắt cơn được có thể được chỉ định can thiệp cắt thể trai hay cắt bán cầu não.

5.3 Dùng thuốc chống động kinh cho trẻ

Trong điều trị động kinh cục bộ ta cho trẻ dùng các thuốc như sau:

  • Thuốc chứa thành phần chính là Carbamazepine cho trẻ uống với liều mỗi ngày từ 5 đến 30mg/kg.
  • Hoặc thuốc chứa Oxcarbazepine mỗi ngày cho trẻ uống từ 10 đến 30 mg/kg.
  • Hoặc thuốc Keppra với thành phần tác dụng là Levetiracetam cho trẻ dùng với liều 10 -50 mg/kg hàng ngày.
  • Hoặc có thể cho trẻ dùng thay thế bằng Topiramate, mỗi ngày uống từ 0,5 đến 6 mg/kg.

Nếu trẻ bị động kinh toàn bộ thì cho trẻ dùng thuốc sau:

  • Uống valproate mỗi ngày từ 20-30mg/kg.
  • Hoặc cho trẻ uống thuốc chứa phenytoine mỗi ngày từ 5 đến 10 mg/kg.
  • Hoặc uống phenobarbital  với liều từ 5 đến 10mg/kg mỗi ngày.
  • Hoặc với hội chứng co thắt ở trẻ nhũ nhi thì dùng Sabril với liều mỗi ngày từ 10 đến 50mg/kg.

Trong dùng thuốc chống động kinh thì hàng ngày phải cho trẻ dùng liều cắt cơn động kinh mà gây ra tác dụng phụ.

Lưu ý, thuốc phải được sử dụng hàng ngày theo đúng hướng dẫn, đồng thời phải theo dõi trong suốt quá trình điều trị để điều chỉnh cho phù hợp.

Đồng thời trẻ cũng phải có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với phục hồi chức năng, phòng chống tai nạn do co giật gây ra.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn để phát hiện sớm trẻ động kinh và có hướng điều trị thích hợp.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Seizures, Mayoclinic. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Hopkinsmedicine, Types of Seizures, Hopkinsmedicine. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Angus Wilfong, MD, Seizures and epilepsy in children: Classification, etiology, and clinical features, Uptodate. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Seizures in Children, WebMD. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900.888.633