1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Độ ngọt của một ly trà sữa trân châu bằng 20 thìa đường

Độ ngọt của một ly trà sữa trân châu bằng 20 thìa đường

Độ ngọt của một ly trà sữa trân châu bằng 20 thìa đường

Trungtamthuoc.com - Độ ngọt của một ly trà sữa trân châu gấp ba lần một lon nước ngọt. Điều này chứng tỏ những lầm tưởng của nhiều người trước đây về trà sữa là không đúng, họ luôn cho rằng uống trà sữa tốt hơn, lành mạnh hơn nước ngọt có ga. Sự thực lại không phải như vậy.

1 Sự phổ biến của thức uống “Trà sữa”

Trà sữa là món đồ uống cực kì phổ biến không chỉ ở Singapore mà còn phổ biến khắp nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nhiều người sẵn sàng xếp hàng chờ hơn 30 phút để có được cốc trà sữa yêu thích của họ.

Hình ảnh về một ly trà sữa
Hình ảnh về một ly trà sữa

Hiện nay ở Việt Nam, trà sữa với các thương hiệu khác nhau như Bobapop, Dingtea, Royal tea, Gong Cha…cùng nhiều cửa hàng nhỏ lẻ khác đang phát triển rầm rộ trên khắp các con phố, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Như tên gọi, trà sữa là sự kết hợp giữa đường, sữa và trà với các công thức pha chế và nguyên liệu đầu vào khác nhau. Trên khắp các nẻo đường, trường học, ở cả công sở, không lạ gì khi bắt gặp hình ảnh những cốc trà sữa thơm ngon được cầm trên tay. Bởi sự tiện lợi, tươi ngon, sang choảnh, có khi chỉ là view đẹp, mà trà sữa là thứ thức uống trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên ít ai biết được, cùng với đó là sự tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết

2 Độ ngọt đáng kinh ngạc của trà sữa

Để kiểm tra độ ngọt cũng như tác động của trà sữa đối với sức khỏe của con người, trang Channel News Asia đã thực hiện kiểm tra lượng đường có trong mỗi ly trà sữa.

Thí nghiệm được thực hiện bởi các sinh viên đăng kí khóa học văn bằng khoa học thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng tại Temasek Polytechnic.

Họ đã đến 6 thương hiệu trà sữa nổi tiếng và có nhiều loại đồ uống. Chỉ với một vài giọt đồ uống và một thiết bị gọi là khúc xạ kế, đo lượng đường hòa tan trong chất lỏng, các sinh viện có thể phát hiện ra mức độ ngọt của từng loại đồ uống, trừ trân châu và toppings. Thí nghiệm không phân biết giữa đường tự nhiên và đường bổ sung

Kết quả cho thấy một số loại trà sữa có thể có tác động bất lợi đến sức khỏe của một người nếu tiêu thụ quá thường xuyên, cụ thể kết quả tính trên mỗi ly 500 ml với độ ngọt nguyên bản như sau:

Hình ảnh thể hiện độ ngọt trong trà sữa
Hình ảnh thể hiện độ ngọt trong trà sữa

Mỗi ly trà sữa trân châu đường hổ: hàm lượng đường trong mỗi ly lên tới 92,5g, tương đương với ăn 18,5 thìa đường.

  • Mỗi ly trà chanh leo với 100% đường, trong ly đó hàm lượng đường đo được là 43 g, tương đương với 8,5 thìa đường.
  • Hàm lượng đường chứa trong 1 ly trà chanh tuyết tương đương 16 thìa đường, tức lượng đường chiếm 80g.
  • Trong mỗi ly trà nhài hoa quả, hàm lượng đường xác định được tương đương 8,5 thìa đường (tức chứa 42g đường).
  • Xác định lượng đường có trong một ly trà sữa trân châu đen tương đương 20,5 thìa đường (khoảng 102,5g đường).

Như vậy, kết quả trên cho chúng ta thấy rằng, độ ngọt của một ly trà sữa trân châu gấp ba lần một lon nước ngọt. Điều này chứng tỏ những lầm tưởng của nhiều người trước đây về trà sữa là không đúng, họ luôn cho rằng uống trà sữa tốt hơn, lành mạnh hơn nước ngọt có ga. Sự thực lại không phải như vậy.

Bà Siti Saifa - Giảng viên khoa học thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng tại Temasek Polytechnic cho biết ngay cả khi có những lựa chọn về mức độ ngọt, chọn một phần tư hoặc một nửa lượng đường vẫn có thể là quá nhiều đường trong một ngày. Cô cũng lưu ý rằng đường có trong trân châu, toppings và thậm chí cả trái cây được thêm vào trà sữa đã không được thử nghiệm trong thí nghiệm. Các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng cảm thấy lo lắng và trở nên ái ngại về tình trạng trẻ em, thanh thiếu niên xếp hàng dài trước các quán trà sữa.

Bác sĩ Rogers nói: “Không có gì đáng ngạc nhiên khi những đồ uống này trở nên phổ biến và các bậc phụ huynh lựa chọn cho con cái thay vì nước giải khát bởi vì vị ngọt của đường rất dễ gây nghiện. Tuy nhiên trên thực tế, trong thức uống này lại chứa một lượng đường rất lớn, và khi kết hợp với các đồ ăn chứa đường khác cùng với tình trạng thiếu vận động đã vẽ nên một bức tranh thật đáng sợ."[1]

Khuyến nghị được đưa ra bởi Ủy ban Tăng cường Sức khỏe Singapore: mỗi người không nên đưa vào cơ thể quá 45g đường một ngày. Khi sử dụng vượt quá mức này, cơ thể sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề, nhẹ có thể gây sâu răng, thừa cân, lão hóa da, nặng có thể dẫn đến đau khớp, tiểu đường tuýp 2, đau tim, đột quỵ và trầm cảm.

Hiểu được nguy cơ khi thường xuyên uống trà sữa, bà Saifa đưa ra lời khuyên tới những ai đam mê trà sữa nên giảm dần lượng đường, gọi size nhỏ nhất với độ ngọt thấp. Bên cạnh đó, cải thiện giấc ngủ, tránh căng thẳng và ăn vừa phải carbohydrate cũng giúp cơ thể bớt thèm đường hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Jalelah Abu Baker (Ngày đăng: ngày 29 tháng 12 năm 2020). Sweeter than soda? The hidden sugars in bubble tea, Channel News Asia. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      0985.729.595