1. Trang chủ
  2. Ung Bướu
  3. Hiểm họa từ việc điều trị ung thư bằng thực phẩm chức năng và Đông y

Hiểm họa từ việc điều trị ung thư bằng thực phẩm chức năng và Đông y

Hiểm họa từ việc điều trị ung thư bằng thực phẩm chức năng và Đông y

Một số người cho rằng, các sản phẩm thuộc Đông y, thảo dược, thuốc nam hoặc thực phẩm chức năng cũng có tác dụng chữa trị ung thư. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về việc điều trị ung thư bằng thực phẩm chức năng và đông y. 

1 Vai trò của thực phẩm chức năng và đông y trong điều trị ung thư

Thực phẩm chức năng, thuốc đông y, thuốc nam,... được gọi chung là các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế (CAM) bên cạnh  phương pháp thường quy (như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, trị liệu hormone hoặc miễn dịch). 

Những người bị ung thư có thể sử dụng các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế để:

  • Hỗ trợ giảm thiểu các tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư thường quy, chẳng hạn như buồn nôn, đau nhức và mệt mỏi. 
  • Hỗ trợ tinh thần, tự an ủi bản thân và giảm bớt những lo lắng, căng thẳng về điều trị ung thư và những vấn đề liên quan. 
  • Giúp người bệnh có cảm giác họ đang làm điều gì đó mang tính tích cực để chăm sóc bản thân. 
  • Hỗ trợ tăng cường hiệu quả điều trị bệnh ung thư

Vì những lợi ích này, thống kê cho thấy, khoảng một nửa số bệnh nhân ung thư đã sử dụng ít nhất một phương pháp điều trị bổ sung trong hoặc sau khi điều trị khối u. Tuy nhiên, những loại thuốc bổ dàng cho bệnh nhân ung thư này thường không cần phải được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận trước khi bán ra thị trường, cũng không cần phải có chỉ định của bác sĩ để mua chúng. Vì thế, chất lượng và hiệu quả của các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế trong bệnh ung thư vẫn tồn tại nhiều tranh cãi.[1]

Sử dụng thuốc đông y để hỗ trợ điều trị ung thư
Sử dụng thuốc đông y để hỗ trợ điều trị ung thư

2 Điều trị ung thư bằng thực phẩm chức năng và đông y có hiệu quả không?

Bằng chứng về tác dụng của các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế đối với các tiêu chí liên quan đến bệnh nhân ung thư (như giảm các triệu chứng bệnh, giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị hoặc kéo dài thời gian sống) vẫn còn rất hạn chế. Một phần là do sự đa dạng trong thành phần và liều lượng của các chế phẩm này. 

Thống kê cho thấy, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thảo dược đã tăng gấp 3 lần khi một người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Phần đông những người này là người trẻ tuổi, giới tính nữ và có trình độ học vấn cao. Và nguồn thông tin về các sản phẩm này chủ yếu đến từ bạn bè, gia đình và các phương tiện truyền thông. Trong khi đó, ý kiến của các bác sĩ và dược sĩ lại đóng một vai trò khá nhỏ trong việc ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân. Có khoảng 60-70% bệnh nhân ung thư tin rằng, việc sử dụng các sản phẩm chức năng và đông y có thể kéo dài sự sống và khoảng 30% mong đợi chứng sẽ chữa khỏi bệnh cho họ.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng các liệu pháp bổ sung và thay thế có thể dẫn đến khả năng sống sót thấp hơn do sự chậm trễ hoặc từ chối điều trị bằng các biện pháp thông thường. 

Để đối chiếu giữa hiệu quả của việc sử dụng các sản phẩm chức năng, Đông y và thuốc nam với các phương pháp điều trị thường quy, nhóm của bác sĩ Skyler Johnson từ trường Y khoa Yale đã thực hiện nghiên cứu trên 1.900.000 bệnh nhân tại 1.500 bệnh viện chuyên chữa trị ung thư khắp Hoa Kỳ từ năm 2004 đến 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 

Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng các phương pháp bổ sung và thay thế có tỷ lệ sống sót ít hơn 5 năm so với những bệnh nhân sử dụng các phương pháp thông thường. Rủi ro tử vong ở nhóm bệnh nhân không sử dụng các phương pháp thường quy cũng cao hơn. 

Khi tính đến các yếu tố như tiếp cận điều trị muộn hoặc từ chối các phương pháp điều trị thông thường, mối liên hệ giữa tỷ lệ sống sót và việc sử dụng các phương pháp bổ sung hoặc thay thế là không có. 

Như vậy, có thể thấy việc chỉ dùng riêng các loại dược phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư, thảo dược hoặc các phương pháp Đông y là không đủ để điều trị ung thư. Điều này giải thích vì sao các bệnh nhân ung thư giai đoạn 2-4 vẫn tử vong sau khi sử dụng các thực phẩm chức năng hoặc thuốc thảo dược.[2]

Chỉ dùng thực phẩm chức năng là không đủ để điều trị ung thư
Chỉ dùng thực phẩm chức năng là không đủ để điều trị ung thư

3 Cách sử dụng thực phẩm chức năng, thuốc Đông y trong điều trị ung thư

Mặc dù khả năng điều trị ung thư của các phương pháp thay thế và bổ sung còn hạn chế, nhưng giá trị về tinh thần và khả năng hỗ trợ của chúng có thể được cân nhắc. Điều này có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giúp họ ít phải chịu tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị hơn, từ đó bệnh nhân dễ chấp nhận điều trị hơn. 

Vì vậy, ngày càng có nhiều nghiên cứu về chữa trị ung thư bằng cách kết hợp giữa phương pháp thường quy và việc sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc Đông y, nhằm đẩy mạnh hiệu quả điều trị.[3]

Chẳng hạn như Sổ tay Hướng dẫn và Quy tắc Phát triển Hướng dẫn của Hiệp hội Y tế Khoa học ở Đức (AWMF, Arbeitsgemeinschaft der Wissenschaftlichen Medizinischen Fachgesellschaften) cho hướng dẫn thực hành lâm sàng đã được sử dụng làm khuôn mẫu cho phương pháp kết hợp này. Một số khuyến nghị điển hình như:

  • Selen: Các nghiên cứu ngẫu nhiên đã chỉ ra tác dụng bảo vệ của selen vô cơ (như natri selenite) trong việc chống lại các tác dụng phụ liên quan đến xạ trị làm ảnh hưởng đến các mô niêm mạc ở vùng đầu/cổ và vùng chậu đối với bệnh nhân bị ung thư vùng đầu/cổ tiến triển và ung thư cổ tử cung/tử cung, tương ứng. Vì thế, có thể xem xét sử dụng thêm natri selenit để bảo vệ ở những bệnh nhân này. Tuy nhiên, cần phân biệt selen hữu cơ và selen vô cơ, để tránh dẫn đến quá liều.
  • Gừng: Có thể sử dụng Gừng để chống nôn và buồn nôn do hóa trị ở bệnh nhân ung thư

Bên cạnh thực phẩm chức năng và thuốc thảo dược thì các biện pháp khác như yoga, tập thể dục cũng được xem xét và cho thấy khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư.
>>>Xem thêm: Ung Thư- Các Thông Tin Cần Thiết Cho Bệnh Nhân Mắc Bệnh Ung Thư Căn Bệnh Làm Nhiều Người Sợ Hãi

Tài liệu tham khảo

  1. ^ NIH (Ngày đăng: Ngày 12 tháng 06 năm 2023). Complementary and Alternative Medicine, NIH. Ngày truy cập: Ngày 23 tháng 06 năm 2023
  2. ^ Skyler B. Johnson, Henry S. Park, [...] (Ngày đăng: Tháng 10 năm 2018). Complementary Medicine, Refusal of Conventional Cancer Therapy, and Survival Among Patients With Curable Cancers, JAMA. Ngày truy cập: Ngày 23 tháng 06 năm 2023
  3. ^ Dtsch Arztebl (Ngày đăng: Ngày 01 tháng 10 năm 2021). Complementary Medicine in the Treatment of Cancer Patients, NIH. (Ngày truy cập: Ngày 23 tháng 06 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      0985.729.595