1. Trang chủ
  2. Truyền Nhiễm
  3. Dịch hạch: Chẩn đoán, điều trị và phương pháp dự phòng

Dịch hạch: Chẩn đoán, điều trị và phương pháp dự phòng

Dịch hạch: Chẩn đoán, điều trị và phương pháp dự phòng

Trungtamthuoc.com - Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra, thường được tìm thấy ở các loài động vật có vú nhỏ và bọ chét của chúng. Bệnh nó cũng có thể truyền từ động vật sang người thường thông qua vết cắn của bọ chét bị nhiễm bệnh. 

1 Dịch hạch là gì?

Dịch hạch là bệnh nhiễm Yersinia pestis gây ra tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính. Bệnh dịch hạch lây truyền giữa động vật và người qua vết cắn của bọ chét bị nhiễm bệnh, tiếp xúc trực tiếp với các mô bị nhiễm bệnh và hít phải các giọt đường hô hấp bị nhiễm bệnh. [1] Chúng có thể phát triển thành dịch, thậm chí là đại dịch với trường hợp người bệnh dịch hạch chết có viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết rất cao.

Mặc dù bệnh dịch hạch là nguyên nhân gây ra các đại dịch trong suốt lịch sử, bao gồm cả cái gọi là Cái chết Đen gây ra hơn 50 triệu người chết ở châu Âu trong thế kỷ XIV, nhưng ngày nay nó có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh và sử dụng các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn. [2]

Dịch hạch là bệnh nhiễm Yersinia pestis gây nhiễm độc cấp tính.

2 Chẩn đoán dịch hạch như thế nào?

2.1 Triệu chứng lâm sàng

Người bệnh nghi ngờ bị dịch hạch khi sinh sống hay đến nơi có dịch, có chuột chết hàng loạt và thấy bọ chét ở chuột có vi khuẩn dịch hạch. Hoặc ở những người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân dịch hạch thể phổi hoặc dịch của những bệnh nhân này.

Đồng thời, những người này có các biểu hiện lâm sàng sau:

Bệnh dịch hạch có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 6 ngày.

Khi bệnh khởi phát, bệnh nhân dịch hạch bị tăng thân nhiệt đột ngột có khi đến 39°C - 40°C, rét run. Đồng thời, bệnh nhân cảm thấy nhức đầu, đau ở những nơi sắp có hạch nổi lên hoặc đau khi ho.

Khi bệnh dịch hạch chuyến sang giai đoạn toàn phát, người bệnh có các triệu chứng như:

- Thể hạch trong bệnh dịch hạch: Đây là thể bệnh là phổ biến nhất, với trên 90%, người bệnh có biểu hiện của nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân. Đồng thời, thấy ở nơi gần bọ chét đốt thường là nách, bẹn có biểu hiện viêm hạch. Đặc điểm của hạch ở những người bệnh này là: Sưng to có thể là 1 hạch đơn lẻ hoặc 1 cụm, chúng nóng và đỏ lên khiến người bệnh cảm thất rất đau. Những vùng da ở xung quanh các hạch có xung huyết, viêm phù nề dưới da. Có những trường hợp người bệnh có hạch hóa mủ, chảy dịch hoặc máu, thậm chí có lỗ rò, hoại tử. Những hạch bị viêm xơ hóa, khi sờ vào thấy như những cục rất rắn chắc.

- Thể nhiễm khuẩn huyết có thể tiên phát hoặc sau thể hạch. Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc nặng, sốt cao, rét run, kích thích hoặc li bì. Có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, nôn, chướng bụng. Có thể có xuất huyết dưới da, có thể có tổn thương màng não, phổi... Trong các trường hợp nặng có thể có sốc, rối loạn đông máu nội mạc rải rác, suy đa cơ quan, hay hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển.

- Thể phổi có thể tiên phát hoặc thứ phát sau thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết. Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng. Các triệu chứng hô hấp: đau ngực, khó thở, thở nhanh, ho nhiều, ho ra máu, tổ chức hoại tử, trong dịch này soi có nhiều vi khuẩn dịch hạch. Các triệu chứng, tiến triển nhanh đến suy hô hấp nặng.

2.2 Cận lâm sàng:

Xét nghiệm máu ở người bệnh dịch hạch thấy bạch cầu tăng 10000 - 25000/mm3, men gan cao, bilirubin, creatinin, ure có thể cũng tăng lên.

Một số trường hợp bệnh nhân có thể có tình trạng rối loạn đông máu, rối loạn khí máu.

Kết quả của chụp X-quang ngực cho thấy viêm phổi, đông đặc phổi hoặc tràn dịch, phù phổi hoặc áp xe phổi.

Nhuộm soi dịch đờm, dịch màng phổi, dịch não tủy để xác định trực khuẩn dịch hạch.

Dịch hạch có nguy cơ tử vong cao.

2.3 Chẩn đoán xác định dịch hạch

Nếu người bệnh có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trên, cần làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán dịch hạch như sau:

Cấy bệnh phẩm (máu, đờm, dịch hạch, dịch não tủy) dương tính với Y-Pestis.

PCR dương tính với trực khuẩn dịch hạch.

Huyết thanh chẩn đoán để tìm kháng nguyên F1 bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Hoặc phương pháp hiệu giá kháng thể làm ELISA 2 lần, lần thứ 2 cách lần thứ 1 từ 10-14 ngày. Kết quả dương tính khi hiệu giá kháng thể lần 2 tăng gấp 4 lần lần 1.

2.4 Chẩn đoán phân biệt

Bệnh dịch hạch được chia thành 3 thể lâm sàng bao gồm thể hạch, nhiễm khuẩn huyết và ở phổi. [3]

Thể hạch: 

  • Viêm hạch không phải do Yersinia pestis .
  • Thể hạch ổ bụng cần phân biệt với các tình trạng đau bụng ngoại khoa.

Thể nhiễm khuẩn huyết:

Thể phổi:

  • Viêm phổi do một nguyên nhân nào đó khác.
  • Viêm phổi do virus cúm, Hanta, Corona...

3 Điều trị dịch hạch như thế nào?

Tất cả bệnh nhân dịch hạch đều được nhập viện điều trị và cách ly. Điều trị dịch hạch cần kết hợp kháng sinh đặc hiệu với khuẩn dịch hạch và phương pháp điều trị hỗ trợ.

3.1 Điều trị đặc hiệu

Điều trị kháng sinh đặc hiệu trong 7-10 ngày. Dùng 1 trong các loại thuốc sau:

Thuốc kháng sinh cho người dịch hạch

  • Streptomycin: 1 g/lần, dùng 2 lần/ngày. Tiêm bắp.
  • Gentamicin: 5 mg/kg/ngày, dùng 1 lần. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Doxycyclin: 100 mg/Iần, dùng 2 lần/ngày. Uống.
  • Ciprofloxacin: 400 mg/lần, dùng 2 lần/ngày. Uống hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Chloramphenicol: 25 mg/kg/lần, dùng 4 lần/ngày. Uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Trẻ em

  • Streptomycin: 15 mg/kg/lần, dùng 2 lần/ngày. Tiêm bắp.
  • Gentamicin: 2,5 mg/kg/lần, dùng 3 lần/ngày. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Doxycyclin: Cân nặng trên 45 kg: dùng liều như người lớn. Cân nặng dưới 45 kg: dùng 2,2 mg/kg/lần, 2 lần/ngày. Uống.
  • Ciprofloxacin: 15 mg/kg/lần, dùng 2 lần/ngày. Uống hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Chloramphenicol: Dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên: 25 mg/kg/lần x 4 lần/ngày. Uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Phụ nữ có thai

  • Gentamicin: 5 mg/kg/ngày, dùng 1 lần. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Doxycyclin: 100 mg lần, dùng 2 lần/ngày. Uống.
  • Ciprofloxacin: 400 mg/lần, dùng 2 lần/ngày. Uống hoặc truyền tĩnh mạch.

Thể hạch thì chỉ dùng 1 loại kháng sinh.

Thể nhiễm khuẩn huyết hoặc thể phổi, người bệnh cần được kết hợp 2 kháng sinh. Để điều trị hết sốt có khi phải kéo dài 3-5 ngày.

Điều trị dịch hạch như thế nào?

3.2 Chăm sóc người bệnh dịch hạch

Hạ sốt, giảm đau, an thần cho người bệnh dịch hạch bằng paracetamol theo hướng dẫn.

Do người bệnh dịch hạch có sốt cao, do đó gây mất dịch nên cần phải bù dịch đầy đủ cho họ.

Có những trường hợp người bệnh dịch hạch bị sốc, rối loạn đông máu và suy tạng, như vậy cần phải điều trị chuyên khoa phù hợp.

4 Phương pháp phòng bệnh dịch hạch.

Điều quan trong đầu tiên, chúng ta cần quản lý nguồn bệnh dịch hạch gồm:

  • Quản lý các ổ dịch trong tự nhiên, giám sát dịch ngoại lai xâm nhập.
  • Theo dõi tình hình chuột chết.
  • Tăng cường diệt bọ chét, chuột
  • Người dân được khuyến cáo nên nuôi mèo để diệt chuột.

Sử dụng các sản phẩm có chứa DEET có thể được thoa lên da, quần áo và Permethrin thoa lên quần áo để xua đuổi côn trùng, nhất là khi bạn tham gia các hoạt động ngoài trời, cắm trại, đi bộ đường dài,...[4]

Thuốc dự phòng dịch hạch đối với những người tiếp xúc gần người bệnh:

Theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 7 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối.

Uống thuốc dự phòng: Uống một trong các loại dưới đây, trong vòng 7 ngày. Theo dõi trong 7 ngày sau khi tiếp xúc:

  • Doxycyclin, người lớn 100 mg/lần x 2 lần/ngày, trẻ em 2-4 mg/kg/ngày.
  • Ciprofloxacin, 500 mg/lần x 2 lần/ngày, trẻ em 20 mg/kg/lần x 2 lần/ngày.

Vacxin tiêm phòng dịch hạch được chỉ định cho người đi vào vùng dịch lưu hành và cho nhân viên chăm sóc động vật.

  • Vắc xin bất hoạt bằng formalin: tiêm 2 lần, cách nhau 1-3 tháng và nhắc lại sau mỗi 6 tháng.
  • Vắc xin sống giảm độc lực: tiêm trong da 0,1 ml. Nhắc lại hàng năm.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh dịch hạch để điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của WHO, Ngày đăng: 31 tháng 10 năm 2017, Plague, WHO. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của WHO, Plague, WHO. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác dụng: Chuyên gia của Mayoclinic, Plague, Mayoclinic. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2017
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC, Plague - Prevention, CDC. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Cần tránh ăn gì khi sử dụng các thuốc dự phòng dịch hạch?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Dịch hạch: Chẩn đoán, điều trị và phương pháp dự phòng 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Dịch hạch: Chẩn đoán, điều trị và phương pháp dự phòng
    NM
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633