1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Dị vật đường thở: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Dị vật đường thở: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Dị vật đường thở: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Trungtamthuoc.com - Dị vật đường thở có thể thấy ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng hay gặp nhất vẫn là ở các bé dưới 4 tuổi, chiếm đến 75%. Và người ra nhận thấy rằng, các bé trai thường hay gặp tình trạng này hơn, với tỷ lệ gấp đôi các bé gái.

1 Đại cương về dị vật đường thở

Dị vật đường thở là tình trạng vật lạ bị rơi vào đường thở, từ thanh quản đến phế quản phân thùy. Đây là một trong những cấp cứu hay gặp nhất trong tai - mũi - họng, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.

Dị vật đường thở có thể thấy ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng hay gặp nhất vẫn là ở các bé dưới 4 tuổi, chiếm đến 75%. Và người ra nhận thấy rằng, các bé trai thường hay gặp tình trạng này hơn, với tỷ lệ gấp đôi các bé gái.

Dị vật rất đa dạng, chúng có thể có nguồn gốc từ thực vật, động vật, Nhựa hay dị vật đặc, sệt, lỏng như cháo, sữa... Tùy thuộc tính chất, hình thái, kích thước của dị vật mà chúng bị mắc ở thanh quản, khí quản hay phế quản.

Dị vật đường thở hay gặp ở trẻ em dưới 4 tuổi.

2 Nguyên nhân gây dị vật đường thở

Ở phương Tây, các loại dị vật đường thở là thực phẩm thường gây hóc nhiều nhất đó là đậu phộng, tiếp theo là xúc xích và kẹo cứng. Ngoài thức ăn, những vật tròn và nhẵn khác như viên bi và quả bóng Cao Su thường là nguyên nhân. Việc trẻ không có răng hàm để nhai thức ăn cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị hóc. [1]

Khoảng 80 phần trăm các trường hợp mắc dị vật đường thở ở trẻ em xảy ra ở trẻ dưới ba tuổi, với tỷ lệ mắc cao nhất là từ một đến hai tuổi. Ở độ tuổi này, hầu hết trẻ đã có thể đứng và đi lại một cách độc lập và có khả năng khám phá thế giới của chúng qua đường miệng. Chúng cũng có kỹ năng vận động tốt để đưa một vật nhỏ vào miệng, nhưng chúng chưa có răng hàm để nhai thức ăn một cách đầy đủ và có thể có các cơ chế nuốt chưa phối hợp hoặc chưa trưởng thành. Các yếu tố dễ dẫn đến mắc dị vật đường thở ở nhóm tuổi này bao gồm tiếp cận với thực phẩm hoặc đồ vật nhỏ không phù hợp, hoạt động trong khi đang ăn và anh chị em lớn tuổi (những người có thể đưa thức ăn hoặc đồ vật vào miệng của trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi). Trẻ nhỏ cũng đặc biệt dễ bị mắc dị vật đường thở vì đường kính của đường thở nhỏ hơn, dễ bị tắc nghẽn. [2]

Còn người lớn thường hay bị dị vật đường thở do bị liệt họng những vẫn cho ăn bằng miệng. Tình trạng này cũng có thể gặp phải ở một số người có tai biến phẫu thuật, dị vật mũi rơi vào đường thở, rối loạn thần kinh, mất ý thức và lạm dụng rượu,...

3 Khi bị dị vật đường thở có triệu chứng gì?

3.1 Hội chứng xâm nhập trong dị vật đường thở

Đây là phản xạ tự nhiên bảo vệ đường thở khi có dị vật rơi vào đường thở. Lúc này, người bệnh co thắt thanh quản để dị vật không xuống đồng thời ho để tống dị vật ra ngoài.

Lúc này, người bệnh bị ngạt thở, trợn mắt, ho dồn dập, có thể ho kéo dài đến 5 - 10 phút. Do lưu thông khí kém nên người bệnh bị vã mồ hôi, tím tái, vật vã.

Nếu không lấy được dị vật ra, người bệnh có thể bị thiệt mạng do tắc nghẽn, nếu dị vật được tống ra ngoài bệnh nhân có thể dần hồi phục.

3.2 Các hội chứng định khu ở người dị vật đường thở

Trường hợp có dị vật thanh quản, người bệnh có thể bị khó thở, nghe có tiếng rít thanh quả. Tùy thuộc vào dị vật che lấp bao nhiêu phần thanh môn mà mức độ khó thở ở mỗi người khác nhau. Một thời gian ngắn sau, bệnh nhân có thể bị khàn hoặc mất tiếng.

Dị vật ở thanh quản thường là do các vật dẹt, sắc, nhọn. Nếu dị vật lớn bị mắc nghẹt ở thanh môn có thể gây ngạt thở và tử vong ngay.

Đối với người có dị vật khí quản, hầu hết dị vật này di động, có thể gây biến chứng tử vong nếu dị vật mắc lại ở hạ thanh môn gây ngạt thở. Các dị vật khí quản thường lớn, tròn, nhẵn và trơn tru.

Khi có dị vật khí quản, người bệnh có thể ho và khó thở từng cơn nhưng rồi lại trở lại bình thường. Khi nghe phổi có tiếng ran rít, những trường hợp điển hình có thấy tiếng lật phật do dị vật di động.

Dị vật đường thở được điều trị như thế nào?

Dị vật phế quản có thể cố định hoặc di động. Những trường hợp dị vật cố định có thể bị xẹp phổi, viêm phế quản phổi hay khí phế thũng. Người bệnh xuất hiện tình trạng ho thành từng cơn, khó thở cả thì thở ra và hít vào, thở nhanh trên 20 lần mỗi phút. Khi nghe phổi thấy tiếng rì rào phế nang giảm hoặc không còn. Nếu dị vật phế quản di động sẽ nghe thấy tiếng lật phật cờ bay ở phổi, kèm theo đó là những cơn ho rũ rượi.

Để xác định người bệnh dị vật đường thở ở chỗ nào cần chụp X-quang, nội soi khí - phế quản để xác định phương pháp điều trị.

4 Điều trị dị vật đường thở

4.1 Cấp cứu ban đầu

4.1.1 Nếu dị vật là chất lỏng

Bệnh nhân khó thở là do phản xạ co thắt thanh môn.

Thao tác: nắm hai cổ chân trẻ đưa lên cao, đầu hướng xuống dưới, tay kia vỗ mạnh vào lưng trẻ để làm trẻ khóc mạnh lên.

Nếu trẻ vẫn chưa thở được, cần hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

4.1.2 Nếu dị vật không phải là chất lỏng

Tùy theo độ tuổi của bệnh nhân mà tiến hành cấp cứu bằng các biện pháp khác nhau.

  • Với các bé dưới 1 tuổi

Sử dụng phương pháp vỗ lưng và ép ngực:

Phương pháp vỗ lưng: Người sơ cứu có thể ngồi hay đứng, chân hướng ra phía trước. Để trẻ nằm sấp dọc cẳng tay của người sơ cứu và cổ ngửa ra, đầu thấp. Sử dụng lực vừa phải vỗ vào lưng trẻ 5 lần ở chính giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật vẫn chưa đẩy ra ngoài được thì sử dụng phương pháp ép ngực ngay.

Phương pháp ép ngực: Cho trẻ nằm ngửa dọc cẳng tay, đầu thấp và cổ ngửa ra. Sau đó, dùng hai ngón tay ấn vào giao điểm của đường nối 2 núm vú với chính giữa xương ức 5 lần. Nên tiến hành luân phiên giữa phương pháp vỗ lưng và ép ngực đến khi dị vật được đẩy ra ngoài.

  • Với các bé trên 1 tuổi và dưới 8 tuổi

Phương pháp vỗ lưng có hai cách: Cách thứ nhất, người xơ cứu ngồi xuống và để trẻ nằm sấp vắt ngang qua đùi đầu thấp hơn ngực, cổ ngửa ra. Sau đó vỗ vào sau lưng, giữa 2 xương bả vai của bé 5 lần và kiểm tra dị vật đó có được đẩy ra ngoài không. Cách thứ hai, người sơ cứu quỳ xuống một bên còn trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng mở ra.Tiếp theo, dùng một tay đỡ ngực, một tay vỗ 5 lần vào lưng như trên và kiểm tra dị vật đã đẩy ra ngoài chưa. Trường hợp, dị vật chưa ra, có thể áp dụng biện pháp ép bụng - Heimlich.

Phương pháp Heimlich: Cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra, người sơ cứu cũng quỳ nhưng mà quỳ ở phía sau. Sau đó, vòng hai tay trước bụng của trẻ, một tay nắm lại để ở giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm ôm bàn tay kia chặt lại. Tiếp theo, tiến hành ép bụng bất ngờ 5 lần từ trước ra sau, từ dưới lên trên, nếu dị vật không ra được cần xen kẽ kết hợp phương pháp vỗ lưng.

Dị vật đường thở cấp cứu bằng phương pháp Heimlich.
  • Với các đối tượng trên 8 tuổi và người trưởng thành

Phương pháp vỗ lưng cho nạn nhân đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra còn người sơ cứu đứng cạnh nạn nhân. Sau đó, đỡ ngực nạn nhân và vỗ mạnh vào lưng 5 lần ở chính giữa hai xương bả vai, kiểm tra dị vật. Nếu dị vật vẫn chưa thoát ra ngoài thì sử dụng phương pháp Heimlich.

Phương pháp Heimlich được thực hiện tương tự như với trẻ từ 1 đến 8 tuổi, tuy nhiên người sơ cứu có thể đứng. Nếu dị vật lạc vào đường thở của nạn nhân chưa được đẩy ra, cần kết hợp phương pháp vỗ lưng và ép bụng đến khi dị vật được đẩy ra ngoài.

4.2 Soi thanh - khí - phế quản gắp dị vật

Trong trường hợp bệnh nhân không khó thở thì đưa ngay đến bệnh viện để soi gắp dị vật.

4.3 Mở khí quản trong dị vật đường thở

Chỉ định khi có khó thở, đặc biệt khi có Khó thở thanh quản độ 2, 3.

Ngoài ra mở khí quản còn là một khâu trong soi gắp dị vật ra khỏi đường thở an toàn.

5 Phòng tránh và sơ cứu khi trẻ bị dị vật đường thở

5.1 Phòng tránh

Cần chú ý những đồ chơi và vật dụng xung quanh trẻ là kim loại, nhựa, có kích thước nhỏ và dễ bị hóc khi đưa và miệng. Khi cho trẻ ăn các loại hạt nhỏ như hạt đỗ, lạc, na, ngô hoặc thức ăn như kẹo viên cần chú ý cẩn trọng. Chúng có thể gây bít tắc đường thở và gây tử vong rất nhanh trước khi kịp tới bệnh viện.

5.2 Cách xử lý khi trẻ bị dị vật đường thở

Xử lý khi trẻ dưới 2 tuổi bị mắc dị vật đường thở

Nếu trẻ còn hồng hào, có thể khóc hoặc nói, la hét được, thở được:

Đặt trẻ ở tư thế ngồi yên và đưa trẻ tới cơ sở y tế. Không nên móc họng hoặc thử các cách để cố gắng đưa dị vật ra ngoài vì có thể khiến chúng kẹt sau hơn.

Nếu trẻ tím tái, không thở được hoặc thở yếu, cần gọi cấp cứu đồng thời sơ cứu theo các bước sau:

Để trẻ nằm sấp, giữ đầu và cổ bé trên cánh tay trái. Tay phải khum và vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng, ở khoảng giữa 2 bả vai của trẻ.

Sau đó lật trẻ sang bên tay phải, nằm ngửa. Nếu vẫn còn khó thở và tím tái, dùng 2 ngón tay trái ấn mạnh 5 cái vào vùng 1/2 dưới xương ức 

Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực trẻ cho tới khi dị vật rơi ra hoặc có thể khóc được. [3]

Trên đây là các thông tin cơ bản về dị vật đường thở, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: David Rose ; Laurence Dubensky, Airway Foreign Bodies, NCBI. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Fadel E Ruiz, MD, Airway foreign bodies in children, Uptodate. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Thanh Thủy, Ngày đăng 25/02/2020, Dị vật đường thở - Tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, Sở y tế Hà Nội. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ NGUYÊN NHÂN như thế nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Dị vật đường thở: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử trí 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Dị vật đường thở: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử trí
    NT
    Điểm đánh giá: 5/5

    DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ cung cấp thông tin đầy đủ. Trang Web rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595