1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Biểu hiện và cách xử trí dị vật đường ăn (dị vật thực quản)

Biểu hiện và cách xử trí dị vật đường ăn (dị vật thực quản)

Biểu hiện và cách xử trí dị vật đường ăn (dị vật thực quản)

Trungtamthuoc.com - Thực quản có thể mắc dị vật do thói quen ăn uống như chế biến xương không hợp lý, chặt quá nhỏ gây hóc xương gọi là dị vật đường ăn. Tình trạng này có thể xảy ra ở những người ăn vội vàng, cười đùa lúc ăn.

1 Đại cương về dị tật đường ăn

Dị vật đường ăn là người bệnh có vật lạ tắc ở họng, hạ họng hoặc thực quản, gặp nhiều ở người lớn hơn là trẻ em. Tuy nhiên, dị vật thực quản là tình trạng phức tạp và gặp nhiều nhất, có thể gây nguy hiểm tính mạng và dẫn đến tử vong.

2 Nguyên nhân gây dị vật thực quản

Thực quản có thể mắc dị vật do thói quen ăn uống như chế biến xương không hợp lý, chặt quả nhỏ gây hóc xương. Tình trạng này có thể xảy ra ở những người ăn vội vàng, cười đùa lúc ăn.

Những người có khối u trong thực quản, túi thừa hay ung thư thực quản gây co bóp bất thường làm cho thức ăn hay dị vật khác dễ bị lạc vào đó. Ngoài ra, sự co bóp bất thường này cũng có thể do có u ngoài thực quản như u trung thất đè vào thực quản.

Dị vật thực quản do mắc vào các đoạn hẹp sinh lý của thực quản như eo nhẫn, eo phế chủ, eo hoành.[1]

Dị vật thực quản là do thói quen ăn uống hay có khối u.
Dị vật thực quản là do thói quen ăn uống hay có khối u.

Thực tế, có đến 80% dị vật thực quản là bị mắc ở đoạn cổ, 12% ở đoạn ngực và chỉ 8% là mắc ở đoạn cơ hoành tâm vị.

Những người ngậm dị vật nhỏ và vô tình nuốt chúng xuống lại bị mắc lại trên thực quản cũng là nguyên nhân gây dị vật đường ăn.

3 Triệu chứng lâm sàng - cận lâm sàng

3.1 Giai đoạn đầu - giai đoạn hóc

Đây là giai đoạn này rất quan trọng để định hướng chẩn đoán dị vật đường ăn.

Ngay sau khi nuốt phải dị vật, người bệnh thường có cảm giác vướng, khi nuốt rất đau, thậm chí bệnh nhân có thể khó chịu và bỏ bữa ăn.

Nếu người bệnh khác mạnh mà dị vật không ra thì cổ sẽ đau, cả kể khi không nuốt, càng ngày càng đau. Nếu dị vật nằm ở thực quản ngực thì người bệnh thường đau sau xương ức, đau cả lưng và bả vai.

Nếu dị vật to có kích thước to có thể sẽ chèn ép, gây tắc nghẽn đường thở. Nêú dị vật nhỏ, mỏng thường gây khó nuốt, đôi khi không đúng với vị trí dị vật.

3.2 Giai đoạn viêm nhiễm

Dị vật xuyên vào thành thực quản làm tổn thương niêm mạc thực quản thậm chí là thủng thành thực quản. Nếu dị vật bao gồm xương và thức ăn, thì người bệnh sẽ nhanh chóng bị nhiễm khuẩn. Thường người bệnh cảm thấy đau ở cổ khi nuốt, đau ngực tăng, nhiều khi không ăn được, có những người vì đau quá mà không dám ăn, uống.

Người bệnh cảm thấy đau ở cổ khi nuốt
Người bệnh cảm thấy đau ở cổ khi nuốt

Khi bị viêm hay áp xe dưới niêm mạc người bệnh sẽ có thân nhiệt cao, nước bọt bị ứ đọng, môi khô, lưỡi bẩn, khi thở ra có mùi hôi khó chịu.

Khi thăm khám những người bệnh này sẽ có các biểu hiện sau:

  • Người bệnh cảm thấy đau chói khi ấn bờ trước cơ ức đòn chũm, ngang tầm sụn nhẫn.
  • Thanh quản - cột sống không còn tiếng lọc cọc nữa.
  • Những người bị viêm áp xe dưới niêm mạc, mủ vỡ ra và chảy xuống thực quản, dạ dày sau đó giảm dần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp như vậy sau đó viêm thành thực quản, triệu chứng trở nên nặng hơn và có thể biến chứng khác.
  • Khi soi hạ họng ở những người bệnh này thấy nhiều nước bọt ở 2 xoang lê, máng cảnh đầy hơn bình thường.

Chụp thực quản cổ nghiêng cho thấy dị vật, cột sống cổ không bình thường, khoảng cách thanh quản - khí quản - cột sống dày hơn 3 lần.

Để tìm kiếm dị vật, phù nề niêm mạc, có hiện tượng giả mạc hay mủ không chúng ta có thể nội soi thực quản.

3.3 Giai đoạn biến chứng

Tùy thuộc bản chất, vị trí và thời gian điều trị của dị vật mà mỗi người bệnh có biểu hiện khác nhau.

3.3.1 Biến chứng viêm tấy mô liên kết

Gặp ở những người có dị vật xuyên thủng thành thực quản, vi khuẩn gây viêm tấy xung quanh thực quản và tổ chức liên kết ở cổ.

Lúc này, người bệnh thường sốt cao, biểu hiện nhiễm khuẩn rõ rệt, đau cổ, không ăn được, tiết nhiều nước dãi, thở hôi, toàn thân mệt mỏi. Có những trường hợp người bệnh bị khàn tiếng do dây thanh âm bị liệt.

Khi thăm khám những người bệnh này, sẽ thấy sưng to một bên cổ lên đến cằm, da bị phù nề đỏ, đầu nghẹo khó khắn khi quay. Nếu ấn vào cổ người bệnh sẽ làm họ rất đau, đôi khi tràn khí dưới da, tiếng lọc cọc thanh quản không còn. Khi nội soi hạ họng thất thành sau thực quản sứng phồng, 2 xoang lê đóng kín. Khi chụp thực quản cổ nghiêng thấy có túi mủ, cột sống cổ không còn đường cong sinh lý, thực quản dày hơn bình thường.

Những người bệnh này không tự khỏi, nếu không được điều trị kịp thời có thể có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, nhiễm độc và thậm chí tử vong.

Dị vật đường ăn có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
Dị vật đường ăn có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

3.3.2 Dị vật thực quản gây viêm trung thất

Biến chứng viêm trung thất là do ổ áp xe viêm sưng từ cổ xuống, hay dị vật xuyên thủng thực quản ngực.

Người bệnh có thể viêm khu trú hoặc lan toàn bộ trung thất.

Những người bệnh có viêm trung thất thường tăng cao hoặc hạ thân nhiệt, cùng với đau sau xương ức, không nuốt được, khó thở. Ở một số người bệnh thấy mạch nhanh, yếu và hạ huyết áp.

Khi khám thực thể ở người bệnh viêm trung thất thất tràn khí dưới da ở cổ, ngực với biểu hiện cổ bạnh, tiếng gõ lồng ngực cổ bạnh.

Chụp X-quang lồng ngực ở những người bệnh viêm trung thất, cho hình ảnh trung thất giãn rộng và có hơi.

Những người bệnh bị biến chứng này, thường có tiên lượng xẩu, nguy cơ tử vong rất cao, có thể chỉ sau vài ngày.

3.3.3 Biến chứng viêm mủ màng phổi

Khi dị vật đâm xuyên qua thành thực quản gây thủng màng phổi sẽ gây viêm mủ màng phổi.

Lúc này, người bệnh thường sốt cao, tức ngực, khó thở. Khi thăm khám thực thể có hội chứng 3 giảm là giảm rung thanh và rì rào phế nang, gõ đục một số trường hợp có ran ẩm.

Khi chụp X-quang phổi thẳng ở bệnh nhân có viêm mủ màng phổi thấy đường cong Damoiseau và thấy mủ khi chọc dò màng phổi.

3.3.4 Biến chứng dò thực quản - khí quản hay thực quản - phế quản

Biến chứng này xảy ra bởi dị vật đâm thủng thực quản đến khí phế quản

Những bệnh nhân dò thực quản - khí quản hay phế quản sẽ bị ho sặc sụa sau khi ăn hay uống nước.

Nếu chụp X-quang thực quản dùng cản quang sẽ thấy thuốc này đi vào cả khí - phế quản.

3.3.5 Thủng các mạch máu lớn do dị vật thực quản

Trường hợp này, thường gây ra bởi dị vật sắc nhọn xuyên thủng thực quản vào mạch máu lớn hay bị viêm hoại tử dẫn đến vỡ các mạch máu lớn. Biến chứng này thường gặp sau khi bi dị vật thanh quản từ 4 đến 5 ngày.

Ở những người bệnh này, khi khạc hay nôn sẽ có một chút máu đỏ tươi.

Những người bệnh này có thể bị ộc máu ra, nuốt không kịp, phun máu đỏ tươi, có trường hợp bị sặc vào khí phế quản.  Nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời người bệnh sẽ tử vong nhanh chóng.

4 Xử trí dị vật đường thở như thế nào?

4.1 Cấp cứu ban đầu

Thở oxy nếu người bệnh khó thở, những người khó thở thanh quản dữ dội do khí quản bị chèn ép cần chọc kim qua màng nhẫn giáp hay mở khí quản.

Đưa ngay người bệnh có dị vật thanh quản, gặp những triệu chứng trên cần đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.[2]

Dị vật đường ăn cần điều trị cấp cứu kịp thời.
Dị vật đường ăn cần điều trị cấp cứu kịp thời.

Nếu bị dị vật đường ăn, không được làm những điều sau đây:

  • Tuyệt đối không được dùng ngón tay cho vào họng, vì động tác này không những không lấy được dị vật ra mà có thể đẩy chúng vào sâu cuống họng. Và vì như vậy nên thậm chí có những người bệnh bị khó thở.
  • Không ép bệnh nhân uống nước hay nuốt miếng thức ăn to để mong xương rớt xuống, rất nguy hiểm vì có thể gây thủng mạch máu gây tai biến chết người.
  • Không sử dụng các mẹo chữa hóc xương cá như ngậm và nuốt vỏ cam, ngậm Vitamin C, nhét tỏi vào lỗ mũi, nuốt cơm...

4.2 Nội soi thực quản

Với mục địch để chẩn đoán, điều trị dị vật đường ăn, ta sử dụng phương pháp nội soi thực quản để phát hiện và lấu dị vật ra khỏi đường ăn.

Trên đây là các thông tin cơ bản về dị vật đường ăn, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Timothy J. Schaefer, Doug Trocinski (Ngày đăng: ngày 11 tháng 8 năm 2021). Esophagial Foreign Body, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Gregory P Conners, MD (Ngày đăng: ngày 4 tháng 10 năm 2018). What is the emergency department (ED) management for esophageal foreign body ingestion?, Medscape. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    BIỂU HIỆN DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN (DỊ VẬT THỰC QUẢN) NHƯ THẾ NÀO?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Biểu hiện và cách xử trí dị vật đường ăn (dị vật thực quản) 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Biểu hiện và cách xử trí dị vật đường ăn (dị vật thực quản)
    NM
    Điểm đánh giá: 5/5

    BIỂU HIỆN VÀ CÁCH XỬ TRÍ DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN (DỊ VẬT THỰC QUẢN) cung cấp thông tin đầy đủ và hữu ích. Cảm ơn Trung Tâm thuốc.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633