1. Trang chủ
  2. Dị Ứng - Miễn Dịch
  3. Cách xử lý và phòng tránh dị ứng do côn trùng đốt

Cách xử lý và phòng tránh dị ứng do côn trùng đốt

Cách xử lý và phòng tránh dị ứng do côn trùng đốt

Trungtamthuoc.com - Theo thống kê, tỉ lệ người trưởng thành bị phản ứng tại chỗ khi bị côn trùng chích là từ 2-26%, dị ứng toàn thân là 0,3-7%. Tại các nước châu Âu, mỗi năm có tới hàng trăm người chết do bị côn trùng đốt gây ra phản ứng dị ứng cấp tính toàn thân.

1 Dị ứng do côn trùng đốt là gì?

Dị ứng côn trùng đốt là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các nọc độc từ vết chích của côn trùng. Các dị ứng có thể nhẹ và chỉ phản ứng tại chỗ như bị sưng phồng và mẩn đỏ da hoặc nặng gây sốc phản về và tử vong. Bởi vậy cần nhận biết và xử trí kịp thời khi bị côn trùng đốt để tránh những nguy hiểm không đáng gặp.

Dị ứng do côn trùng đốt
Dị ứng do côn trùng đốt

Theo thống kê, tỉ lệ người trưởng thành bị phản ứng tại chỗ khi bị côn trùng chích là từ 2-26%, dị ứng toàn thân là 0,3-7%. Tại các nước châu Âu, mỗi năm có tới hàng trăm người chết do bị côn trùng đốt gây ra phản ứng dị ứng cấp tính toàn thân.

Các họ côn trùng khi đốt thường dễ gây ra dị ứng nhất là ong (ong vàng, ong bắp cày, ong mật,...), kiến (kiến lửa thường gây sốc phản vệ), muỗi, rệp, ruồi trâu,...

2 Cơ chế dị ứng côn trùng đốt

Khi nọc độc của các loại côn trùng được đưa vào cơ thể người, hệ thống miễn dịch sẽ xem chúng như kẻ xâm nhập bất hợp pháp và bắt đầu sản sinh ra các kháng thể để chống lại chúng.

Nếu lần đầu tiên bị đốt, lượng kháng thể được tạo ra tương đối nhỏ. Ở nhưng lần tiếp theo, quá trình sản sinh kháng thể nhanh và mạnh hơn nhiều lần cùng với giải phóng các histamine và chất gây viêm khác khiến người bị côn trùng đốt xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

3 Các biểu hiện khi bị côn trùng đốt

Khi bị côn trùng đốt hầu hết ai cũng có gặp phải các phản ứng tại chỗ như sưng đổ, đau và ngứa tại vị trí bị cắn. Đây là phản ứng dị ứng nhẹ, nếu không dùng thuốc thì cũng chỉ vài giờ hoặc vài ngày sau sẽ tự khỏi. Một số loại kiến cắn có thể gây ra các bọng nước nhỏ và biến thành mụn mủ rồi khỏi trong 1-2 tuần.

Da nổi mẩn và ngứa khi bị côn trùng đốt
Da nổi mẩn và ngứa khi bị côn trùng đốt

Nếu da của bạn nhạy cảm, các vết sưng tấy này có thể phát triển thành từng mảng đường kính từ trên 10cm và lan rộng dần ra xung quanh, thậm chí là toàn thân kèm với các triệu chứng viêm như mệt mỏi, sốt, đau đầu,...

Một số người gặp phải phản ứng dị ứng toàn thân thường có các biểu hiện như:

  • Da ngứa, nổi mẩn, ban đỏ,...
  • Đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Sốt, co giật, đau nhức xương khớp.
  • Phù thanh quản, tắc nghẽn phế quản, phù phổi.
  • Hạ huyết áp động mạch, loạn nhịp tim, mất ý thức.[1]

Các triệu chứng toàn thân trên có thể là biểu hiện của sốc phản vệ mà nếu không cấp cứu kịp thời nó có thể khiến bạn tử vong. Bở vậy, nếu sau khi bị côn trùng đốt mà bạn có các biểu hiện bất thường không chỉ trên da mà còn ở những cơ quan khác hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và có hướng điều trị phù hợp. Hoặc nếu sau vài ngày mà các biểu hiện trên da không thuyên giảm cũng nên liên hệ với chuyên gia da liễu để có hướng giải quyết tránh làm mất thẩm mỹ.

4 Chẩn đoán dị ứng côn trùng đốt

Khi đến các cơ sở y tế để thăm khám, các bác sĩ thường đặt ra các câu hỏi sau để phục vụ cho việc chẩn đoán:

  • Bạn bị côn trùng cắn ở đâu và đã bị bao lâu?
  • Các triệu chứng mà bạn đang gặp là gì? Bắt đầu xuất hiện khi nào?
  • Vị trí vết đốt và mức độ khó chịu? Đã lấy nọc độc ra chưa?
  • Bạn đã xử lý như thế nào? Có sử dụng thuốc điều trị nào chưa?

Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng, các bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một vài xét nghiệm khác để chấn đoán nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị cho phù hợp. Ví dụ như:

  • Test da: Một lượng nhỏ dung dịch chứa nọc độc của côn trùng nghi ngờ gây dị ứng sẽ được tiêm vào da (thường là trước cẳng tay). Nếu sau khoảng 15-20 phút, da ở vị trí đó bị ửng đổ thì có thể xác định bạn dị ứng với nó.
  • Xét nghiệm kháng thể IgE đặc hiệu: Sau khi bị đốt, lượng kháng thể IgE có thể vẫn còn thấp và không phát hiện được nhưng sẽ tăng lên trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Nếu ban đầu chưa phát hiện ra kháng thể thì có thể làm xét nghiệm lại sau 2 tuần.

5 Cách xử lý khi bị côn trùng cắn

5.1 Điều trị phản ứng tại chỗ lan tỏa

Bị côn trùng đốt sưng đỏ bôi thuốc gì? Với những người chỉ bị mẩn ngứa nhẹ trên da và biến mất ngay trong thời gian ngắn thì không cần phải sử dụng thuốc điều trị. Bạn chỉ cần loại bỏ nọc độc côn trùng ra khỏi da bằng nhíp hoặc kim đã khử trùng và rửa sạch vị trí đó. Có thể chườm nước đá để nhanh khỏi hơn nếu vết đốt bị sưng nhẹ. Nặng hơn một chút thì dùng kem bôi như ydrocortisone hoặc Calamine bôi vào vết cắn tối đa 2 lần/ngày.

Dùng kem bôi điều trị vết đốt côn trùng
Dùng kem bôi điều trị vết đốt côn trùng

Lưu ý không nên gãi các vị trí tránh làm xước da và vùng ngứa mẩn lan rộng hơn.

Trường hợp bị ngứa ngáy khó chịu, sưng tấy, nổi mày đay thì uống thuốc kháng histamine và chườm lạnh tịa chỗ để giảm các triệu chứng này. Thuốc thường sử dụng là:

  • Chlorpheniramine 4mg: Người lớn dùng không quá 6 viên/ngày, cách 4-6 giờ uống 1 viên. Trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên dùng với liều 0,35mg/kg/ngày.
  • Cetirizine: Người từ 12 tuổi trở lên dùng liều 10mf/ngày, trẻ từ 5-11 tuổi dùng 5-19mg/ngày, trẻ từ 2-3 tuổi dùng 2,5-5mg/ngày.
  • Nếu sưng nhiều nên uống Corticosteroid phối hợp với thuốc kháng Histamine và bôi kem.

Lưu ý là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi hoặc phụ nữ có thai không được dùng các loại thuốc này khi chưa được bác sĩ cho phép.

5.2 Phản ứng dị ứng toàn thân

Các phản ứng dị ứng toàn thân, đặc biệt là sốc phản vệ có thể tiến triển rất nhanh, thậm chí là khiến người bệnh tử vong trong thời gian vài phút nếu không kịp thời cấp cứu.

Phác đồ điều trị côn trùng đốt cho các trường hợp có phản ứng toàn thân như sau:

  • Mày đay, phù mạch nhẹ: dùng kháng Histamin đường uống.
  • Mày đay, phù mạch nặng: dùng kháng Histamin đường uống hoặc Prednisolon hoặc Epinephrine (đường tiêm).
  • Phù thanh quản: dùng Epinephrine đường hít hoặc tiêm bắp.
  • Co thắt phế quản: dùng Salbutamol dạng xịt hoặc Epinephrine.
  • Sốc phản vệ: tiêm bắp Epinephrine kế hợp bù dịch và thuốc kháng histamin + Corticoid (tiêm tĩnh mạch). Trường hợp bệnh nhân bị tụt huyết áp kéo dài cần truyền liên tục Dopamin hoặc Norepinephrine.[2]

​Với những người có tiền sử bị dị ứng toàn thân do côn trùng đốt nên tự dự trữ trong hộp thuốc cấp cứu các thuốc Epinephrine tiêm tự động, thuốc kháng Histamin và Corticosteroidd để tự dùng trước tránh thì trạng bệnh quá nặng không kịp tới bệnh viện để xử trí. Sau khi dùng thuốc vẫn phải nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc đưa người bệnh tới cơ sở y tế ngay.

Một số thuốc cụ thể bạn có thể lưu trữ là Epipen (Epinephrien tiêm tự động), Cetirizine 10mg hoặc Fexofenadine 180mg (thuốc kháng histamin) và Prednisolone 50mg (Corticosteroid).

Cách tự xử trí khi bị đốt:

  • Dùng các thuốc trên theo liều lượng khuyến cáo hoặc liều lượng đã tham khảo trước từ bác sĩ điều trị.
  • Chuẩn bị Epipen để tiêm và tiêm ngay vào bắp đùi bệnh nhân nếu xuất hiện các triệu chứng phản ứng toàn thân.

6 Phòng ngừa dị ứng do côn trùng đốt

Để ngăn ngừa côn trùng đốt, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc trực tiếp với chúng mà không có đồ bảo hộ bằng cách:

Tránh đi chân trần trên bãi cỏ.

Không nên đi chân trần 
Không nên đi chân trần 

Tránh xa các khu vực có nhiều bụi rậm, cây cối um tùm.

Đậy kín nắp các thùng rác hoặc đổ rác thường xuyên để tránh thu hút côn trùng.

Các đồ ăn thừa nên cất vào hộp có nắp kín hoặc bảo quản trong tủ lạnh để tránh kiến bò.

Khi làm việc ngoài vườn, những nơi nhiều côn trùng trú ngụ hãy mặc quần áo dài tay, đội mũi, bịt khẩu trang,... đế tránh bị đốt.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia của Allergies (Ngày đăng 2 tháng 5 năm 2018). Insect Sting Allergies, Find an Allergies. Truy cập ngày 08 tháng 09 năm 2021.
  2. ^ Tác giả Carol DerSarkissian, MD (Ngày đăng 09 tháng 06 năm 2021). Are You Allergic to Insect Stings?, WebMD. Truy cập ngày 08 tháng 09 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Cơ chế dị ứng côn trùng đốt là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Cách xử lý và phòng tránh dị ứng do côn trùng đốt 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Cách xử lý và phòng tránh dị ứng do côn trùng đốt
    DP
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633