1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Đi ngoài ra máu: Tình trạng đáng báo động của đường tiêu hóa

Đi ngoài ra máu: Tình trạng đáng báo động của đường tiêu hóa

Đi ngoài ra máu: Tình trạng đáng báo động của đường tiêu hóa

Trungtamthuoc.com - Việc xuất hiện máu trong phân dù là máu tươi hay máu khô hay máu trên giấy trong khi lau cũng đều là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề của đường tiêu hóa. Tình trạng đi ngoài ra máu có thể do các nguyên nhân khác nhau gây ra, và được chữa trị bằng nhiều biện pháp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về chứng bệnh này.

1 Dấu hiệu nhận biết của đi cầu ra máu

Tình trạng đi ngoài ra máu, hay còn gọi là đi cầu ra máu, là việc bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào chỉ ra sự có mặt của máu ở khu vực hậu môn và trong phân của bạn. Máu trông như thế nào phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm hay đen. 

Chấm máu đỏ trên giấy vệ sinh, giọt trong bồn cầu, máu trên bề mặt phân hoặc trong quần lót của bạn cho thấy máu đang chảy ra từ hậu môn hoặc trực tràng dưới.

Nếu phân có máu, điều này cho thấy bạn có thể chảy máu từ nhiều nơi trong ruột. Nếu phân của bạn có màu đen và giống như hắc ín, và có mùi hôi, điều này có thể là do máu từ trong ruột chảy ra nhiều hơn.

Đôi khi là một lượng máu rất ít, rỉ ra từ các kẽ nứt của hậu môn, cũng có trường hợp máu chảy ra thành từng giọt liên tiếp, cho thấy vấn đề nghiêm trọng hơn của đường tiêu hóa.

Trong nhiều trường hợp, đi ngoài ra máu xuất hiện cùng với các cơn đau ở đường tiêu hóa hay ở hậu môn, tùy thuộc vào vị trí khởi phát chảy máu[1].

Màu sắc phân trong các trường hợp có máu khác nhau

2 Nguyên nhân của đi vệ sinh nặng ra máu

Đi cầu ra máu là bệnh gì, có nghĩa là phải xác định được nguyên nhân dẫn tới việc đi phân ra máu. Như ở trên đã nói, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đi ngoài ra máu, có thể do một trong các vấn đề dưới đây.

2.1 Xuất huyết đường tiêu hóa 

Máu trong phân của bạn có thể đến từ đường tiêu hóa trên, chủ yếu gây ra bởi bệnh loét dạ dày-tá tràng, khiến cho máu có màu đỏ hoặc màu đen và trông như hắc ín.

2.2 Nứt hậu môn

Các vết nứt ở hậu môn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra phân có máu ở trẻ sơ sinh, nhưng người lớn cũng có thể mắc phải, thường gây ra chảy máu có màu đỏ tươi.

Căn nguyên gây ra các kẽ nứt này là do táo bón, hoặc phân to, rắn chắc khó đi ngoài, có thể gây ra vết nứt trên da. Khi đó, việc căng da hậu môn làm lộ rõ ​​các vết nứt, kèm theo là đau và cảm giác xót, nhất là khi tiếp xúc với nước.

May mắn thay, các vết nứt hậu môn thường tự lành. Bạn có thể điều trị cơn đau và sự khó chịu bằng dầu khoáng, uống nhiều nước hơn và ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp làm mềm phân. 

2.3 Polyp

Polyp là một khối u kích thước nhỏ “mọc” trên niêm mạc đường tiêu hóa. Có một số loại polyp khác nhau, trong đó polyp bất thường là một số trong những loại phổ biến nhất. Các polyp này phát triển trên niêm mạc của đại tràng, hoặc ruột già. Khoảng 25% người lớn từ 50 tuổi trở lên có loại polyp này.

Polyp thường không có triệu chứng, nhưng đôi khi chúng có thể gây ra phân có máu, có thể có màu đỏ hoặc sẫm và giống như hắc ín.

2.4 Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng các mạch máu bị sưng phồng có thể phình ra từ hậu môn, gây ra các biểu hiện khó chịu như đau rát hoặc ngứa. Do xung quanh hậu môn và trực tràng có rất nhiều mạch máu nên bệnh trĩ có thể dẫn đến đi vệ sinh ra máu tươi và đau rát hậu môn.

2.5 Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là một bệnh lý của dạ dày và ruột, có thể do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Trong một số trường hợp, người mắc viêm dạ dày ruột có thể bị tiêu chảy ra máu, nhất là khi khởi phát bởi nhiễm khuẩn.

Ngộ độc thực phẩm là một loại viêm dạ dày ruột, với biểu hiện đôi khi là đau bụng âm ỉ đi ngoài ra máu. Các vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm bao gồm: Campylobacter, E.coli, Listeria, Salmonella.

Hầu hết bệnh viêm dạ dày ruột sẽ tự thuyên giảm, nhưng hãy đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hơn một hoặc hai ngày.

Nguyên nhân gây ra đi ngoài ra máu

2.6 Chứng loạn sản mạch

Phân có máu mà không thể giải thích được thường là do chứng loạn sản mạch, có thể xảy ra khi các mạch máu trong ruột già đi hoặc suy yếu với máu màu đỏ hay đen sẫm.

Chứng loạn sản mạch thường gặp trong bệnh thận giai đoạn cuối (bệnh thận) hoặc suy thận. Những người mắc chứng rối loạn chảy máu di truyền phổ biến cũng có thể mắc chứng loạn sản mạch.

2.7 Bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh viêm ruột (IBD) là một bệnh tự miễn dịch của ruột, khi mà hệ thống miễn dịch của bạn sẽ tấn công ruột của bạn, dẫn đến viêm và tổn thương ruột; trong đó hay gặp nhất là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Khi đó, bạn cũng có thể thấy máu đỏ hoặc đen sẫm khi đi vệ sinh.

2.8 Ung thư 

Một trong những dấu hiệu của ung thư đại trực tràng là có máu trong phân, do đó bạn nên đi khám khi thấy nó, nhất là khi bạn có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng. Chảy máu do ung thư đại trực tràng có thể có màu đỏ hoặc sẫm và giống như hắc ín, có những trường hợp dẫn tới đi đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt.

Ung thư đại trực tràng từng được cho là chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi. Mặc dù vậy, nghiên cứu gần đây cho thấy ung thư này cũng là nguyên nhân thứ ba gây tử vong liên quan đến ung thư ở người lớn dưới 50 tuổi. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm hơn, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư đại trực tràng không ngừng tăng lên theo thời gian.

2.9 Bệnh túi thừa

Đây là những túi bất thường có thể hình thành trong đại tràng của bạn, đôi khi nó tiến triển xấu và chuyển thành viêm túi thừa, có thể gây đau và có máu trong phân. Khi bệnh túi thừa gây chảy máu, nó thường sẽ xuất hiện đột ngột và có màu đỏ hoặc màu hạt dẻ. 

2.10 Viêm ruột kết do thiếu máu cục bộ

Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ xảy ra khi các mạch máu cung cấp cho ruột già bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, có thể gây ra máu đỏ trong phân. Hầu hết các trường hợp viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ kéo dài trong thời gian ngắn và tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi những người bị viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ nghiêm trọng cần phải nhập viện[2]

Ngoại trừ bệnh trĩ và nứt hậu môn, các căn nguyên khác đều có thể dẫn tới đi ngoài ra máu nhưng không đau rát.

3 Chẩn đoán đi đại tiện ra máu

Trước tiên là bác sĩ sẽ xác định xem có đúng là đi ngoài ra máu hay không, dựa trên các biểu hiện mà bạn trình bày về tình trạng chảy máu, từ đó giúp bác sĩ xác định được vị trí xuất huyết. Chẳng hạn như máu đỏ tươi ở rìa ngoài phân có thể là bệnh lý ở đại tràng hay trĩ, nứt hậu môn; trong khi máu sẫm màu lẫn cùng phân có thể là do các vấn đề ở đường tiêu hóa trên như ở dạ dày, ruột non… 

Sau khi được thăm khám và tìm hiểu tiền sử bệnh, bạn có thể được yêu cầu các xét nghiệm để xác định nguyên nhân chảy máu như được trình bày dưới đây.

3.1 Rửa dạ dày

Một xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác định được xuất huyết ở đường tiêu hóa trên hay dưới, bao gồm việc loại bỏ các thành phần trong dạ dày thông qua một ống được đưa vào dạ dày qua mũi. Nếu không thấy dấu hiệu của máu, hoặc là đã ngưng xuất huyết, hoặc là xuất huyết ở đường tiêu hóa dưới.

3.2 Nội soi

Một thủ thuật bao gồm đưa một ống nội soi, hoặc một ống mềm có camera nhỏ ở đầu, qua miệng và xuống thực quản đến dạ dày và tá tràng, gọi là nội soi thực quản. Trong trường hợp ống nội soi được đưa qua đại tràng được gọi là nội soi trực tràng, được đưa tới ruột là nội soi ruột.

Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này để tìm nguồn chảy máu như các polyp, vết loét. Nội soi cũng có thể được sử dụng để thu thập các mẫu mô nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi, được gọi là sinh thiết.

3.3 Chụp X quang bari

Một thủ thuật sử dụng chất cản quang gọi là bari qua đường uống hoặc đưa vào trực tràng để làm cho đường tiêu hóa hiển thị trên phim chụp X-quang. Quan sát phim X-quang có thể cho thấy các vết tổn thương có khả năng gây chảy máu.

Một số phương pháp chẩn đoán đi ngoài ra máu

3.4 Quét hạt nhân phóng xạ

Một thủ thuật bao gồm tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch và sau đó sử dụng một máy ảnh đặc biệt để xem hình ảnh của dòng máu trong đường tiêu hóa để phát hiện nơi đang chảy máu.

3.5 Mở ổ bụng

Đây có thể coi là phương pháp cuối cùng nếu các xét nghiệm khác không tìm ra nguyên nhân gây chảy máu nghiêm trọng, bao gồm một quy trình phẫu thuật trong đó bác sĩ mở và kiểm tra ổ bụng.

3.6 Xét nghiệm tìm vi khuẩn

Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm khi có máu trong phân nhằm tìm kiếm các vấn đề về đông máu, thiếu máu và sự hiện diện của nhiễm H.pylori gây viêm loét dạ dày-tá tràng[3].

4 Cách chữa đi ngoài ra máu

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đi ngoài ra máu mà có cách xử trí khác nhau, bao gồm ngăn ngừa xuất huyết, sử dụng thuốc, can thiệp ngoại khoa hay các biện pháp thực hiện tại nhà. 

Nội soi là thủ tục chẩn đoán và điều trị chính cho hầu hết các nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa. Chảy máu tích cực từ đường tiêu hóa trên thường có thể được kiểm soát bằng cách tiêm hóa chất trực tiếp vào vị trí chảy máu bằng kim đưa qua ống nội soi. Bác sĩ cũng có thể làm lạnh, hoặc xử lý nhiệt, vị trí chảy máu và mô xung quanh bằng một đầu dò nóng hoặc thiết bị đông máu được đưa qua ống nội soi. Liệu pháp laser rất hữu ích trong một số tình huống chuyên biệt nhất định.

4.1 Bị đi ngoài ra máu nên uống thuốc gì?

Khi đã kiểm soát được tình trạng chảy máu, thuốc thường được kê đơn để ngăn chảy máu tái phát. Thuốc hữu ích chủ yếu đối với H.pylori, viêm thực quản, viêm túi thừa, loét, nhiễm trùng và bệnh ruột kích thích. Điều trị nội khoa đối với vết loét, bao gồm loại bỏ H.pylori, để đảm bảo chữa lành và điều trị duy trì để ngăn ngừa tái phát vết loét cũng có thể làm giảm nguy cơ chảy máu tái phát.

Chảy máu có thể là một phần của đợt bùng phát viêm ruột và viêm, do đó bạn cần thay đổi loại thuốc của mình. Một số loại thuốc chống viêm steroid và chất ức chế miễn dịch cho bệnh Crohn và viêm đại tràng có thể giúp cầm máu. 

4.1.1 Thuốc kháng sinh

Kháng sinh được sử dụng trong các trường hợp viêm loét đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn nhằm ngăn chặn căn nguyên gây ra chảy máu tiêu hóa. Có nhiều nhóm kháng sinh cho tác dụng tốt trên đường tiêu hóa, chẳng hạn như metronidazol và Ciprofloxacin trong viêm ruột và viêm đại tràng nhiễm độc, Clarithromycin, metronidazol, AmoxicillinLevofloxacin trong phối hợp điều trị H.pylori. 

Tuy nhiên, để lựa chọn được loại kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh, bạn nên được thăm khám cụ thể, được xét nghiệm chính xác và nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc có thể xảy ra.

4.1.2 Thuốc ức chế acid dạ dày

Các chất ức chế acid dạ dày rất hữu ích trong việc giảm tác hại của acid dịch vị gây nên các vết loét và gây chảy máu tiêu hóa thông qua khả năng trung hòa các acid trong dạ dày, bao gồm muối và bazo của nhôm, Canxi, Magie, natri

4.1.3 Thuốc chống viêm steroid

Các chất chống viêm steroid được sử dụng để điều trị nhiều loại viêm khác nhau, bao gồm cả viêm ruột, viêm đại tràng, bệnh Crohn… Tuy nhiên, việc điều trị với corticoid trong thời gian ngắn là điều cần thiết, để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ. Các corticoid thường được sử dụng trong viêm đường tiêu hóa bao gồm:

  • Hydrocortison.
  • Methylprednisolon.
  • Prednisolon.
  • Budesonide…

Thuốc mỡ steroid như hydrocortison 1% cũng là giải pháp hữu ích cho bệnh trĩ, bôi mỗi ngày 2 lần sẽ giúp giảm thiểu sự đau rát.

Thuốc dùng trong đi ngoài ra máu

4.1.4 Thuốc ức chế miễn dịch

Methotrexat, CyclosporineTacrolimus là các chất ức chế miễn dịch được sử dụng trong bệnh viêm ruột, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Các chất này hoạt động thông qua cơ chế ức chế hoạt động miễn dịch của cơ thể, chẳng han như ngăn chặn việc hoạt hóa tế bào lympho hay ức chế tế bào T và gây chết tế bào T theo chương trình.

Các chất ức chế miễn dịch thường là liệu pháp cuối cho tình trạng viêm loét nặng, không đáp ứng với các thuốc khác.

4.1.5 Thuốc bổ sung sau mất máu

Thuốc cũng có thể cần thiết để điều trị mất máu đã xảy ra. Nếu bạn đã bị thiếu máu do mất máu, bạn có thể cần bổ sung Sắt, axit folic hoặc Vitamin B12, sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong những trường hợp mất máu nghiêm trọng, có thể phải truyền máu.

4.2 Liệu pháp can thiệp ngoại khoa

4.2.1 Nội soi

Cắt bỏ polyp bằng nội soi có thể kiểm soát chảy máu do polyp đại tràng. Loại bỏ bệnh trĩ bằng cách quấn hoặc các thiết bị nhiệt hoặc điện khác nhau có hiệu quả ở những bệnh nhân bị xuất huyết trĩ tái phát. Có thể sử dụng phương pháp tiêm nội soi hoặc phẫu thuật cắt rạch để điều trị các vị trí chảy máu khắp đường ruột dưới. Kỹ thuật nội soi không phải lúc nào cũng kiểm soát được tình trạng chảy máu. Đôi khi chụp mạch có thể được sử dụng. 

Đối với chứng loạn sản mạch, bạn có thể được điều trị theo một số cách khác nhau, bao gồm loại bỏ trong khi nội soi, sử dụng liệu pháp hormone và truyền máu (chảy máu nặng). May mắn thay, ở hầu hết mọi người, chứng loạn sản mạch tự biến mất.

Nội soi cắt polyp đại tràng

4.2.2 Phẫu thuật

Tuy nhiên, phẫu thuật thường là cần thiết để kiểm soát chảy máu tích cực, nặng hoặc tái phát khi nội soi không thành công. Một số phẫu thuật phổ biến như phẫu thuật trĩ, phẫu thuật ổ bụng trị viêm túi thừa, phẫu thuật viêm ruột kết. Khoảng 20% ​​những người bị viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ kết thúc cần phải phẫu thuật. Thật không may, phẫu thuật cho bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ rất nguy hiểm. Có tới 65% bệnh nhân được phẫu thuật này sẽ tử vong.

Với tình trạng chảy máu nghiêm trọng, được gọi là xuất huyết, bạn có thể cần phải phẫu thuật để cắt bỏ ruột kết và tạo một nội soi hồi tràng, nhưng trường hợp này rất hiếm. Mở hồi tràng hay còn gọi là lỗ thông hơi, là một lỗ mở trên bụng nối với hệ thống tiêu hóa của bạn để cho phép chất thải được chuyển ra ngoài cơ thể. 

Ở những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng, sau cuộc phẫu thuật ban đầu này, có thể tiến hành một cuộc phẫu thuật khác để tạo túi chữ J. Túi chữ J là tên viết tắt của túi hồi tràng. Trong các ca phẫu thuật túi chữ J, sau khi bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ ruột kết, một túi có hình dạng giống như chữ J được tạo ra từ phần cuối của ruột non và gắn vào trực tràng. Loại phẫu thuật này được thực hiện để tránh cần phải lấy một lỗ thoát. Điều này thường không được thực hiện trong bệnh Crohn vì có khả năng bệnh có thể xuất hiện trở lại trong túi J[4].

4.3 Cách điều trị đi ngoài ra máu tại nhà

4.3.1 Đối với bệnh trĩ hay nứt hậu môn

Nóng trong người đi cầu ra máu là biểu hiện của trĩ hay nứt hậu môn; tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nó cũng cảnh báo tình trạng viêm đại tràng hay chảy máu đường tiêu hóa dưới.

Ngâm nước muối ấm: Thêm vài muỗng muối ăn vào bồn nước ấm, ngâm vùng chậu trong 20 phút. Thực hiện 2 lần mỗi ngày trong 1 ngày để làm sạch hậu môn và giúp vết thương mau lành.

Chế độ ăn nhiều chất xơ: Tăng cường trái cây, rau và ngũ cốc (chất xơ); giảm các sản phẩm sữa xuống 3 khẩu phần mỗi ngày; hạn chế đồ ăn cay nóng, bia rượu là một giải pháp cực kỳ tốt cho táo bón và trĩ.

4.3.2 Thực phẩm giúp trị đi ngoài ra máu

Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn những loại thực phẩm giúp cầm máu, cải thiện các bệnh gây nên đi ngoài ra máu, bao gồm:

  • Nước ép hoa quả: táo, lê, lô hội…
  • Rau xanh, khoai lang, chuối, thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá béo.
  • Sữa chua...
Một chế độ ăn nhiều rau quả giúp cải thiện đi ngoài ra máu

4.3.3 Mẹo dân gian trị đi cầu ra máu

Một số biện pháp được truyền lại có tác dụng giảm thiểu các tình trạng như sôi bụng đi ngoài ra máu, nóng trong, trĩ… đem lại hiệu quả cải thiện khá tốt. 

Diếp cá: Rửa sạch lá Diếp Cá, xay nhuyễn rồi hóa với nước; lọc bỏ phần bã và lấy nước uống 2 lần mỗi ngày. 

Dâm bụt: Rửa sạch hoa Dâm Bụt, phơi khô, nghiền thành bột, hòa tan với nước ấm và uống trước khi ăn, mỗi ngày 2 lần.

Ngải cứu: Rửa sạch lá Ngải Cứu, giã nát đắp vào vết thương do trĩ gây ra hoặc chế biến cùng các món ăn thường ngày.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia của ClevelandClinic (Ngày đăng 13 tháng 8 năm 2020). Rectal Bleeding, ClevelandClinic. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022
  2. ^ Tác giả Naveed Saleh (Ngày cập nhật 10 tháng 10 năm 2022). Possible Causes of Bloody Stool, VerywellHealth. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022
  3. ^ Tác giả Mary Anne Dunkin (Ngày đăng 11 tháng 11 năm 2021). Blood in Stool, WebMD. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022
  4. ^ Chuyên gia của HealthDirect (Ngày đánh giá tháng 10 năm 2021). Blood in stool, HealthDirect. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633