1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Tình trạng đau vú không có tổn thương thực thể đi kèm

Tình trạng đau vú không có tổn thương thực thể đi kèm

Tình trạng đau vú không có tổn thương thực thể đi kèm

Trungtamthuoc.com - Hầu hết các cơn đau vú không có triệu chứng thực thể  đề là biểu hiện của một bệnh lành tính. Tuy nhiên nên những cơn đau dai dẳng không giải thích được khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống thì nên đi khám để được bác sĩ đánh giá cụ thể tình trạng sức khỏe.

1 Đau vú không có tổn thương thực thể là gì?

Đau vú không có tổn thương thực thể là tình trạng rất hay gặp ở người phụ nữ. Đau vú có thể xảy ra khi chị em sờ chạm vào vùng ngực, đôi khi các cơn đau này tự phát khiến chị em cảm thấy ngực căng tức và đau nhói. Mức độ đau có thể nhẹ hoặc nặng, nhói từng cơn hoặc liên lục kéo dài.

Đau vú không có tổn thương thực thể đi kèm

Thời gian của các cơn đau có thể khác nhau như;

  • Mỗi tháng chỉ đau nhẹ hoặc trung bình trong một vài ngày trước ki kinh nguyệt.
  • Đau trên 1 tuần mỗi tháng, từ trước ngày hành kinh đến sau khi sạch kinh, thậm chí là kéo dài đến cả chu kì sau đó. Những cơn đau thường từ trung bình đến nặng.
  • Đau kéo dài không kể thời gian nào và không liên quan đến kì hành kinh.

Hầu hết các cơn đau vú không có triệu chứng thực thể đề là biểu hiện của một bệnh lành tính. Tuy nhiên nên những cơn đau dai dẳng không giải thích được khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống thì nên đi khám để được bác sĩ đánh giá cụ thể tình trạng sức khỏe. 

2 Nguyên nhân vòng 1 bị đau

2.1 Đau vú theo chu kỳ kinh

Đây là trường hợp đau vú có liên quan mật thiết với chu kì kinh nguyệt. Cơn đau tăng rõ rệt vào trước khi đến ngày đèn đỏ, sau đó giảm dần và tự hết khi hết kinh.

Cảm giác đau âm ỉ kèm theo căng trướng vùng ngực, có thể căng đau lan tới cả vùng nách và cánh tay.

Đối tượng hay gặp tình trạng này là phụ nữ từ 20 tuổi trở lên và khi sắp đến thời kì mãn kinh.

Sự thay đổi của nội tiết tố, cụ thể là do sự gia tăng estrogen và Progesterone ngay trước kỳ kinh nguyệt làm cho ngực sưng lên và có thể dẫn đến đau. [1]

Để giúp giảm đau vú theo chu kỳ, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc tránh thai hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc bạn đang dùng. Họ cũng có thể đề nghị bạn cắt giảm lượng caffeine hoặc thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen , Ibuprofen hoặc Naproxen sodium. [2]

2.2 Đau vú không theo chu kỳ kinh

Trường hợp này thường gặp ở những người phụ nữ đang trong độ tuổi 40-50 tuổi, là tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, kinh nguyệt không đều đặn hoặc đã không còn chu kì kinh nguyệt.

Những cơn đau này thường là do sang chấn tinh thần xơ sẹo từ những tổn thương trước đó. 

Cảm giác đau nhói và bỏng rát ở một vùng vú nhất định, dai dẳng và kéo dài.

Thỉnh thoảng có thể sờ thấy các bưới sợi tuyến hay nang vú.

Đi khám sớm nếu cơn đau vú ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống

3 Xử trí tình trạng đau vú không có tổn thương thực thể

3.1 Điều trị không dùng thuốc

Chú ý chế độ ăn uống hằng ngày:

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng cafe, trà, các chất béo, socola hay một số chất kích thích khác.
  • Nên bổ sung thêm ngũ cốc, rau củ qua giàu carbohydrate vào khẩu phần ăn.
  • Bổ sung Vitamin E mỗi ngày 400 đv và dầu Evening primrose mỗi ngày 6-8g  trong nhiều nhất 6 tháng.

3.2 ​Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc theo thứ tự ưu tiên như sau:

  • NSAIDS: Ibuprofen 400mg ngày 4-6 lần hoặc Diclofenac 50mg ngày 2-3 lần.
  • Paracetamol ngày 4-6 lần liều 10-15mg/kg (mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ).
  • Danazol 100-400mg/ngày trong 3-6 tháng.
  • Tamoxifen10mg, ngày 1 viên (sau khi ngưng dùng thuốc có thể bị đau lại tới 39-48%).
  • Bromocriptine 2,5mg, tùy vào đáp ứng cảu bệnh nhân mà tăng liều từ ban đầu nửa viên 1 ngày lên 2 viên 1 ngày.

Viên tránh thai phối hợp hoặc progestin 3-6 tháng

Việc lựa chọn thuốc sẽ được cân nhắc theo tác dụng phụ, đáp ứng của người bệnh va tình trạng đau cụ thể của từng ngoài.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Hopkinsmedicine, Breast Pain: 10 Reasons Your Breasts May Hurt, Hopkinsmedicine. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Why Do My Breasts Hurt?, WebMD. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633