1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Dấu hiệu trẻ khủng hoảng tuổi lên 2 và cách khắc phục giúp bé vượt qua dễ dàng

Dấu hiệu trẻ khủng hoảng tuổi lên 2 và cách khắc phục giúp bé vượt qua dễ dàng

Dấu hiệu trẻ khủng hoảng tuổi lên 2 và cách khắc phục giúp bé vượt qua dễ dàng

Trungtamthuoc.com - Khi trẻ được 2 tuổi, trẻ có những thay đổi rõ ràng về tâm lý, đây cũng là thời điểm cha mẹ cần phải đối mặt với sự khủng hoảng của con. Vậy, khủng hoảng tuổi lên 2 là gì? Biện pháp khắc phục khủng hoảng tuổi lên 2 như thế nào? Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết

1 Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?

Quá trình phát triển tâm lý của trẻ thường trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó có khủng hoảng tuổi lên 2, ở độ tuổi này, trẻ thường muốn khẳng định bản thân, thể hiện cái tôi cá nhân đối với môi trường và mọi người xung quanh.

Đây là giai đoạn nhạy cảm, con thường có xu hướng làm ngược lại với những gì cha mẹ nói, bướng bỉnh, ngang ngạnh. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của con. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt để ý trẻ trong thời kỳ này.

Ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, các hiện tượng tâm lý của trẻ sẽ dần xuất hiện, giáo dục trẻ trong giai đoạn này vô cùng khó khăn nếu cha mẹ không có biện pháp phù hợp.

2 Khủng hoảng tuổi lên 2 bắt đầu khi nào?

Mặc dù được gọi tên là ‘khủng hoảng tuổi lên 2’, nhưng thực chất các nghiên cứu cho thấy rằng, sự thay đổi tâm lý này không phải lúc nào cũng xuất hiện khi trẻ được tròn 2 tuổi. Thực chất, những dấu hiệu của khủng hoảng tuổi lên 2 có thể quan sát được ở những trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, nhiều trẻ có sự biến đổi tâm lý cho đến khi trẻ được 4 tuổi. Do đó, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ con cân bằng cảm xúc. [1]

3 Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?

Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?
Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?

Như đã đề cập, khủng hoảng tuổi lên 2 có thể bắt đầu ngay khi con chập chững biết đi, thường là từ 18 tháng đến 3 tuổi.

Khi trẻ được 4 tuổi, con đã phát triển tương đối đầy đủ kỹ năng ngôn ngữ, có thể dễ dàng diễn đạt cảm xúc và những điều con muốn với mọi người xung quanh do đó, con đã có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

Tuy nhiên, nếu những biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 2 tiếp tục kéo dài khi con được ngoài 4 tuổi thì cha mẹ cần cân nhắc cho con đi khám bác sĩ tâm lý để được điều chỉnh kịp thời.

4 Nguyên nhân

Nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 2
Nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 2

Chăm sóc con cái là một câu chuyện không hề dễ dàng. Giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi là giai đoạn nhạy cảm, việc cho trẻ làm quen với thế giới xung quanh giúp trẻ học hỏi được nhiều thứ mới mẻ. Tuy nhiên, đến một giai đoạn nhất định, trẻ sẽ có những thay đổi về tâm lý mà cha mẹ cần phải nắm bắt để đồng hành và định hướng cho trẻ. Một số nguyên nhân dẫn đến xuất hiện khủng hoảng tuổi lên 2 bao gồm:

Sự thay đổi về tâm sinh lý: Bước sang tuổi lên 2, trẻ không còn là một đứa trẻ chỉ biết phụ thuộc vào cha mẹ nữa, con đã biết đi và nói được những cụm từ đơn giản. Đây cũng là giai đoạn trẻ có những thay đổi nhất định về tâm lý, trẻ muốn được tự làm mọi thứ mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ.

Trẻ chưa biết cách thể hiện nhu cầu: Đây là giai đoạn trẻ ham học hỏi, cực kỳ hứng thú với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, con lại chưa biết cách thể hiện nhu cầu của mình thông qua lời nói vì vốn từ vựng còn hạn chế. Do đó, nếu cha mẹ không để ý, không quan tâm sẽ khiến trẻ khó chịu, xuất hiện tình trạng khủng hoảng.

Việc xác định nguyên nhân giúp cha mẹ có những biện pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này, giúp con có một tuổi thơ phát triển đầy đủ cả về thể chất và tâm lý.

5 Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2

Mỗi đứa trẻ là một thực thể không giống nhau, do đó, các dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2 cũng vì thế mà sẽ khác nhau giữa các trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể quan tâm đến một vài biểu hiện của con sau đây:

5.1 Không kiểm soát được cảm xúc

Trẻ khủng hoảng tuổi lên 2 có thể có những cảm xúc bất chợt mà cha mẹ không thể ngờ đến như gào thét, khóc lóc, ăn vạ,...Lúc này, vốn từ vựng của con vẫn còn hạn chế do đó, có những nhu cầu mà con không thể diễn tả cho mẹ hiểu được khiến con khó chịu, cáu gắt.

Đây lại là giai đoạn con rất muốn học hỏi, khám phá những điều mới mẻ xung quanh bản thân, tâm lý của con càng bị khó chịu khi không đáp ứng được mong muốn của bản thân.

Ví dụ: Con muốn ăn cá nhưng bố mẹ sợ con hóc xương không cho con ăn thì con tỏ ra khó chịu, gắt gỏng, bỏ ăn.

5.2 Tức giận một cách vô cớ

Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2
Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2

Những trẻ khủng hoảng tuổi lên 2 thường có biểu hiện tức giận một cách vô cớ cho dù trước đó trẻ đang rất vui vẻ. Điều này được giải thích là do trẻ mong muốn làm được hoặc đạt được một thứ gì đó nhưng chưa thực hiện được, cũng không thể nhờ người lớn giúp đỡ nên trẻ tỏ ra khó chịu.

5.3 Trẻ chống đối với những yêu cầu của cha mẹ

Trẻ thường xuyên có những hành động chống đối với lời đề nghị của cha mẹ như ném đồ, đánh, cấu, cào,...Đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ rất bất mãn và bất lực khi không được đáp ứng nhu cầu hoặc khi không được hiểu ý.

Một trong những biểu hiện khác là trẻ thường nói ‘không’ khi cha mẹ hoặc người lớn có yêu cầu hoặc khuyên trẻ bất kỳ điều gì đó. Đây có thể là biểu hiện của việc chống đối hoặc chỉ đơn giản con muốn được cha mẹ để ý và quan tâm hơn.

5.4 Luôn tự làm mọi việc

Đây là thời gian con muốn khẳng định bản thân do đó, con luôn muốn tự làm mọi việc, khi có người khác muốn giúp đỡ, hỗ trợ thì trẻ tỏ ra khó chịu và cáu gắt.

5.5 Khủng hoảng tuổi lên 2 khóc đêm

Đây là tình trạng tương đối đáng lo ngại, trẻ khóc đêm nhiều dễ khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên nhân có thể do trẻ bắt đầu ngủ riêng, không ngủ cùng với cha mẹ nữa khiến con dễ sinh ra cảm giác lo lắng, sợ bị bỏ rơi, không được cha mẹ quan tâm. Trong trường hợp này, mẹ nên cho con nằm trong một không gian yên tĩnh, tránh xa các thiết bị điện tử, ngoài ra, cha mẹ có thể đọc sách hoặc trò chuyện với con trước khi đi ngủ để con cảm thấy yên tâm.

5.6 Khủng hoảng tuổi lên 2 biếng ăn

Biếng ăn cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến của khủng hoảng tuổi lên 2. Nguyên nhân có thể do trẻ muốn chống đối, muốn cha mẹ quan tâm, để ý hơn hoặc cũng có thể do trẻ cai sữa hẳn để chuyển sang ăn dặm và ăn thô nên khiến con khó chịu.

Tình trạng biếng ăn này có thể không giống nhau giữa các trẻ. Trường hợp cha mẹ không để ý dễ khiến con bị còi xương, suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con. Một số trẻ khác, tình trạng biếng ăn không kéo dài lâu, con sẽ trở về bình thường sau một vài ngày hoặc vài tuần.

Đối với trường hợp này, cha mẹ có thể đổi thực đơn cho con để kích thích vị giác của trẻ, có thể trang trí món ăn với những hình thức bắt mắt để thu hút con.

6 Khủng hoảng tuổi lên hai và cách khắc phục

Nhiều cha mẹ cảm thấy mệt mỏi và lo lắng khi con được 2 tuổi. Tuy nhiên, khủng hoảng tuổi lên hai là một giai đoạn phát triển bình thường và cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đạt được những cột mốc giúp con phát triển khỏe mạnh. Khủng hoảng tuổi lên 2 đánh dấu giai đoạn phát triển quan trọng, trẻ bắt đầu học được những kỹ năng mới, mở rộng vốn từ vựng, biết cách tự làm nhiều việc mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Đây cũng là thời điểm trẻ hứng thú khám phá với môi trường xung quanh, nhận thức được những đặc điểm về cơ thể và tính cách của riêng mình, góp phần lớn trong việc phát triển trí tuệ và thể chất.

Cha mẹ và người thân xung quanh đóng vai trò quan trọng trong thời điểm này. Đây là giai đoạn, trẻ rất muốn khẳng định bản thân để trở thành một cá nhân độc lập và điều quan trọng là cha mẹ cần đồng hành cùng con, định hướng con vượt qua giai đoạn này một cách an toàn.

Một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng này mà cha mẹ có thể tham khảo:

6.1 Luôn giữ bình tĩnh với con

Khủng hoảng tuổi lên 2 là một giai đoạn phát triển của trẻ, do đó, cha mẹ cha mẹ cần phải trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết để có thể xử lý và đồng hành cùng với con trong giai đoạn này.

Cha mẹ cũng cần học cách chấp nhận, luôn bình tĩnh khi con có những phản ứng bất thường. Bình tĩnh cũng là một trong những biện pháp khắc phục khủng hoảng có hiệu quả nhất, giúp trẻ nhận thức được chuyện không phải lúc nào gào khóc, khó chịu cũng giải quyết được vấn đề.

6.2 Tìm cách đánh lạc hướng cho trẻ

Đưa cho con những lựa chọn
Đưa cho con những lựa chọn

Khi trẻ gặp vấn đề khó chịu nào khiến con cáu gắt, quấy khóc, cha mẹ hãy tìm cách đánh lạc hướng trẻ, để con bình tĩnh trước khi giải thích bất kỳ điều gì với con.

Đánh lạc hướng giúp con quên đi sự khó chịu, tức giận, nhanh chóng cân bằng lại cảm xúc, giúp cha mẹ dễ dàng xử lý những vấn đề khác, cơ khủng hoảng cũng có thể trải qua một cách nhẹ nhàng.

6.3 Tôn trọng cảm xúc của con

Dù là trẻ con hay người lớn cũng cần được tôn trọng cảm xúc cá nhân của mình. Thay vì khiển trách con, cha mẹ cần đồng hành và tìm hướng giải quyết với trẻ vì đây là giai đoạn con rất cần sự quan tâm của cha mẹ để có thể phát triển một cách tốt nhất. Việc trách mắng trẻ càng khiến con cảm thấy khó chịu và không được quan tâm, lâu dần dễ sinh ra cảm giác xa cách với cha mẹ, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tâm lý của trẻ sau này.

6.4 Đưa cho trẻ các lựa chọn

Vốn từ vựng của trẻ thời gian này chưa nhiều, con cũng không biết cách thể hiện nhu cầu của bản thân, do đó, khi con cáu gắt hoặc tỏ ra khó chịu, cha mẹ có thể đưa cho con những lựa chọn để con dễ dàng quyết định. Ví dụ, khi ăn cơm, cha mẹ có thể hỏi con: ‘Con thích ăn cá hay ăn thịt?’,...

6.5 Cho trẻ thời gian

Để vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ cần học cách bình tĩnh. Khoảng thời gian này nên kéo dài từ 2-5 phút, trong lúc này, cha mẹ không nên làm bất kỳ điều gì, cũng không nên bỏ mặc con một mình, cha mẹ hãy ngồi bên cạnh con, yên lặng, không trả lời bất kỳ yêu cầu nào của con. Khi con bình tĩnh trở lại, cha mẹ bắt đầu giải thích những việc nên và không enne làm để con có nhận thức về hành vi của mình.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể sử dụng phương pháp đếm số để giúp con bình tĩnh. Bằng cách đếm từ 1 đến 10 để con biết con cần làm gì trong thời gian đó.

6.6 Không nhượng bộ trước những yêu cầu của con

Trong một số hoàn cảnh, con có những yêu cầu không phù hợp, cha mẹ cần kiên quyết không nhượng bộ, không nuông chiều con. Kết hợp biện pháp đếm số để cho con bình tĩnh. Một số trẻ có biểu hiện chống đối, ăn vạ, cáu gắt,...để nhằm mục đích đòi hỏi những yêu cầu không phù hợp hoặc thu hút sự chú ý của cha mẹ. Bằng cách này, cha mẹ dạy cho trẻ hiểu rằng, không phải cứ cáu gắt, ăn vạ là sẽ đạt được mục đích của mình.

6.7 Khen ngợi, động viên khi con ngoan ngoãn

Động viên trẻ khi con ngoan ngoãn, nghe lời giúp trẻ nhận thức được những việc đang làm là đúng, đồng thời cũng khiến con duy trì được những việc làm tốt, cảm thấy mình được công nhận.

6.8 Cho con quyền tự do trong khuôn khổ

Ở giai đoạn này, cha mẹ hãy tạo điều kiện để con tự khám phá, tự làm những việc con thích, trao cho con quyền tự do trong khuôn khổ cho phép và đảm bảo an toàn.

6.9 Nói chuyện với con nhiều hơn

Khủng hoảng tuổi lên hai và cách khắc phục
Khủng hoảng tuổi lên hai và cách khắc phục

Một trong những lý do dẫn đến khủng hoảng tuổi lên 2 chính là trẻ chưa phát triển hoàn toàn khả năng ngôn ngữ, do đó, con khó thể hiện được mong muốn của mình. Thông qua việc nói chuyện với con hàng ngày, đọc sách cho con nghe giúp con mở rộng vốn từ, học được cách bày tỏ cảm xúc, mong muốn của mình.

7 Một số lưu ý trong quá trình giáo dục trẻ

Cha mẹ cần luôn nhắc nhở bản thân rằng, khủng hoảng tuổi lên 2 là một giai đoạn phát triển bình thường, không kéo dài để có tâm lý đối mặt dễ dàng nhất.

Cha mẹ cần trang bị kỹ năng, kiến thức để đưa ra những cách khắc phục, giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất.

Cha mẹ hãy đóng vai trò là người đồng hành với con, luôn tôn trọng cảm xúc của con, tâm sự với con khi con bình tĩnh, không nên để trẻ một mình khi đang tức giận.

Học cách từ chối những yêu cầu của trẻ.

Cần sự phối hợp của cha mẹ và ông bà trong quá trình giáo dục con để có hiệu quả tốt nhất.

Hãy luôn là một tấm gương tốt cho trẻ noi theo.

Cho trẻ biết và hiểu những việc làm nào nên và không nên.

Khen ngợi khi con làm tốt.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu mất bình tĩnh, các hành vi càng ngày càng trở nên trầm trọng điển hình là tự làm tổn thương bản thân thì cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ tâm lý để có những lời khuyên phù hợp.

8 Kết luận

Khủng hoảng tuổi lên 2 có thể gây mệt mỏi cho cả cha mẹ và bé, tuy nhiên, đây là quá trình phát triển tự nhiên của con giúp con hình thành được các kỹ năng và nhận thức. Do đó, cha mẹ cần luôn tôn trọng cảm xúc của con, đồng hành cùng với con trong mọi hoàn cảnh.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Felix Deichmann và cộng sự (Ngày đăng tháng 5 năm 2021). The terrible twos: How children cope with frustration and tantrums and the effect of maternal and paternal behaviors, NCBI. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Tại sao khi lên 2 tuổi trẻ lại ương bướng và khó bảo hơn


    Thích (0) Trả lời 1
    • Khi sang tuổi lên 2, trẻ không còn là một đứa trẻ chỉ biết phụ thuộc vào cha mẹ nữa, con đã biết đi và nói được những cụm từ đơn giản. Đây cũng là giai đoạn trẻ có những thay đổi nhất định về tâm lý, trẻ cũng muốn được học hỏi nhiều hơn từ thế giới xung quanh nên thường sẽ ương bướng và khó nói hơn c nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633