1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. 7 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu không được coi thường

7 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu không được coi thường

7 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu không được coi thường

Trungtamthuoc.com - Từ tuần thứ 13 trở đi, quá trình mang thai của mẹ trở lên ổn định hơn so với giai đoạn 12 tuần đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng bất thường trong thai kỳ mẹ bầu vẫn cần chú ý. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4 trong bài viết dưới đây.

1 Đặc điểm của thai nhi tháng thứ 4

Tháng thứ 4 là bắt đầu của thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, được tính từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 16 thai kỳ. Trong thời kỳ này, sự phát triển của thai nhi tương đối nhanh, chân tay của bé đã quan sát rõ rệt trên hình ảnh siêu âm. Cụ thể:[1]

Đặc điểm của thai nhi tháng thứ 4
Đặc điểm của thai nhi tháng thứ 4
  • Thai nhi có chiều dài khoảng 9 cm đến 15cm, cân nặng khoảng 100g
  • Đôi khi có thể biết được giới tính sinh học của thai nhi bằng cách quan sát cơ quan sinh dục ngoài trên siêu âm do tuyến tiền liệt bắt đầu phát triển ở thai nhi nam, và buồng trứng di chuyển từ bụng xuống vùng chậu ở thai nhi mang giới tính sinh học là con gái.
  • Tóc bắt đầu mọc.
  • Vòm miệng được hình thành.
  • Hệ cơ xương bắt đầu cứng cáp hơn, cơ bắp phát triển nên mẹ có thể cảm nhận được các cử động nhẹ nhàng của con.
  • Các bộ phận quan trọng như tim, phổi, não bộ tiếp tục hoàn thiện.
  • Hệ thần kinh và giác quan hoàn thiện chức năng nên thai nhi bắt đầu nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh.

1.1 Hình ảnh thai nhi 4 tháng tuổi

Bụng bầu 4 tháng của mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi lớn do thai nhi có kích thước từ 9-16 cm, với các đặc điểm cơ thể rõ ràng như tay chân, đầu, mắt, tai. Dưới đây là hình ảnh minh hoạ cho thai nhi 4 tháng tuổi:

Hình ảnh thai nhi 4 tháng tuổi
Hình ảnh thai nhi 4 tháng tuổi

2 Thai 4 tháng bụng to chưa? 

Trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ chưa có sự khác biệt rõ rệt về kích thước bụng nên nhiều chị em thắc mắc mang bầu tháng thứ 4 thì bụng sẽ thay đổi như thế nào?

Từ tuần thứ 13 trở đi, tử cung phát triển lớn dần, vượt ra khỏi vùng xương chậu và khiến bụng mẹ trông tròn và đầy đặn hơn. Hết tháng thứ 4, bụng bầu sẽ to gần bằng quả dưa hấu chín, tuy nhiên vẫn sẽ có sự khác nhau ở mỗi đối tượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lần mang thai, thể trạng mẹ, vị trí thai nhi hoặc mẹ mang đơn thai hay đa thai.

Bên cạnh những thay đổi về bụng bầu, tuyến sữa của mẹ cũng bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn. Điều này làm kích thước vòng 1 của mẹ tăng dần, đồng thời đau ngực, thâm đầu vú.

2.1 Hình ảnh bụng bầu 4 tháng con trai, con gái

Bắt đầu từ tháng thứ 4, mẹ có thể biết được giới tính của con thông qua các kỹ thuật siêu âm, xét nghiệm máu NIPT. Như vậy sự khác biệt giữa bụng bầu con trai và con gái chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm dân gian và quan sát truyền thống, không có cơ sở khoa học rõ ràng. 

Hình ảnh bên dưới mẹ bầu chỉ mang tính chất tham khảo:

Hình ảnh bụng bầu 4 tháng trai, gái
Hình ảnh bụng bầu 4 tháng trai, gái

3 7 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4

Từ tháng thứ 4 trở đi thường là giai đoạn thai kỳ đã ổn định, nhưng các mẹ vẫn cần thận trọng một số dấu hiệu nguy hiểm của cơ thể. Nếu phát hiện sớm các bất thường này sẽ ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.[2]

3.1 Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo bất kỳ lúc nào trong thai kỳ đều là dấu hiệu nguy hiểm, đặc biệt là khi thai đã ổn định như trong tháng thứ 4. Các biểu hiện gồm chảy máu màu đỏ tươi, đỏ thẫm, lấm tấm máu với liều lượng ít hoặc ồ ạt. Nguyên nhân có thể là do nhiều loại phá thai, thai ngoài tử cung, vị trí bất thường của nhau thai (nhau thai tiền đạo), nhau thai bong non, doạ sảy. Những nguyên nhân khác nữa như va chạm nghiêm trọng, nhiễm nấm âm đạo, polyp cổ tử cung hoặc chấn thương khi giao hợp. 

Tất cả những trường hợp này đều cần được đánh giá và điều trị nhanh chóng tại bệnh viện để ngăn ngừa tình trạng trầm trọng có thể xảy ra.

3.2 Đau bụng dưới hoặc đau lưng dữ dội

Đau bụng dưới hoặc đau lưng dữ dội có thể là lời cảnh báo sớm của cơ thể rằng có điều gì đó nghiêm trọng hoặc nguy hiểm sắp xảy ra. Do đó, việc đánh giá nhanh chóng và chính xác là cần thiết để ngăn ngừa hậu quả không mong muốn cho thai nhi, mẹ hoặc cả hai.

Các dấu hiệu mẹ cần thận trọng gồm đau quặn bụng dưới, kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm. Có thể kèm theo đau bụng hoặc đau lưng dữ dội, lan sang hai bên.

Nguyên nhân có thể bao gồm co bóp tử cung bất thường, u nang buồng trứng, tụ máu dưới màng đệm, đau dây chằng tròn hoặc chuột rút do tử cung căng giãn. Viêm ruột thừa, viêm túi mật, tắc ruột non, viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu.

====> Xem thêm bài viết: Động thai: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí và phòng ngừa

3.3 Buồn nôn hoặc nôn nghiêm trọng

Những thay đổi về hormone trong thai kỳ có thể gây buồn nôn, nôn mửa nghiêm trọng và không hấp thu thức ăn dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng này thường thuyên giảm sau 3 đến 4 tháng nhưng nếu mẹ nôn mửa quá mức hơn mức bình thường thì có thể đang cảnh báo những dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Đây có thể là dấu hiệu về tình trạng ốm nghén kéo dài hoặc nhiễm độc thai nghén, mẹ bầu cần đánh giá nhanh chóng, để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và con.

Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4
Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4

3.4 Sốt cao và ớn lạnh

Nguyên nhân gây sốt phổ biến ở giai đoạn này là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tử cung, bệnh lý cảm cúm, sốt virus. Sốt cao đặc biệt nguy hiểm trong giai đoạn đầu thai kỳ vì dễ khiến thai nhi chết lưu trong tử cung và cũng kích thích tử cung co bóp đẩy thai nhi ra ngoài. Ngoài ra nếu nhiễm ký sinh trùng sốt rét trong thời gian mang thai, thì nguy cơ sảy thai có thể tăng lên do chúng xâm nhập được vào mô nhau thai.

3.5 Đau đầu dữ dội, huyết áp cao

Nếu mẹ gặp các triệu chứng như huyết áp tăng cao, đau đầu dai dẳng, hoa mắt, nhìn mờ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm cần nhập viên theo dõi càng sớm càng tốt do nguy cơ tiền sản giật có thể xảy ra.

Tăng huyết áp nặng, tiền sản giật và sản giật là các trường hợp cấp cứu sản khoa cần được chăm sóc kịp thời tại chuyên khoa vì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở thai nhi và bà mẹ cao. 

3.6 Giảm chuyển động của thai nhi

Hầu hết các bà mẹ bắt đầu nhận thấy những cú đá của thai nhi vào khoảng tuần thứ 18 trở đi của thai kỳ. Mỗi em bé có một kiểu chuyển động riêng và các bà mẹ cần phải nhận thức được kiểu chuyển động của con mình. Nếu đã cảm nhận được thai máy, nhưng thai ngừng cử động trong một thời gian dài cần thảo luận với bác sĩ sớm nhất. Trẻ có thể gặp vấn đề với dây rốn như xoắn dây, hoặc tình trạng hô hấp của con gặp khó khăn.

3.7 Tăng cân hoặc giảm cân bất thường

Hiện tượng tăng giảm cân bất thường ở mẹ cũng nên được lưu ý khi mang thai. Nguyên nhân có thể do vấn đề về dinh dưỡng hoặc các bệnh lý liên quan đến mẹ và thai nhi. Việc phát hiện sớm và thăm khám kịp thời sẽ đảm bảo cho sức khoẻ của cả mẹ và bé.

3.8 Dấu hiệu sảy thai tháng thứ 4

Từ tuần thứ 13 trở đi, kích thước thai nhi đã khá lớn nên tỷ lệ sảy thai chỉ khoảng 5%. Tuy nhiên nếu xảy ra trường hợp này thì sẽ đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng. Một số dấu hiệu phổ biến dưới đây, mẹ bầu cần lưu ý:[3]

  • Chảy máu âm đạo bất thường với số lượng lớn, màu đỏ tươi, có thể khiến người mẹ rơi vào tình trạng sốc mất máu. Tuy nhiên có một số mẹ có thể chảy máu ít hơn, máu màu sẫm, lúc này mẹ cũng nên nhanh chóng đến cơ sở thăm khám.
  • Đau bụng dưới có thể lan ra lưng hoặc háng, biểu hiện cơn đau thường dữ dội, quặn giống như đau bụng kinh.
  • Dịch nhầy kèm máu và các mảnh mô thai xuất hiện trong dịch âm đạo. Hoặc cảm giác ẩm ướt liên tục vùng kín có thể là hiện tượng vỡ nước ối.
  • Các triệu chứng thai nghén thường giảm trong tam cá nguyệt thứ 2, nhưng nếu dừng đột ngột hoặc biến mất hoàn toàn có thể là dấu hiệu mất thai.

Một số dấu hiệu khác đi kèm mẹ có thể gặp như sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng, chóng mặt… Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào kể trên, mẹ bầu cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế ngay lập tức để kịp thời xử lý.

4 Lưu ý khi mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu nên biết

Dưới đây là một vài lưu ý cho mẹ bầu trong tháng thứ 4 của thai kỳ:

4.1 Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4

Trong tháng thứ 4 do sự gia tăng kích thước về thai nhi nhanh hơn nên gây chèn ép vào khung chậu, dẫn đến cơn đau bụng dưới ở mẹ. Tuy nhiên tình trạng này có thể là bình thường hoặc dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau. Đau bụng dưới chỉ nguy hiểm khi có các biểu hiện như đau liên tục, quặn mạnh và kéo dài, có hoặc không kèm chảy máu âm đạo. Nếu đau bụng kéo dài trên vài giờ hoặc có triệu chứng bất thường thì mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

4.2 Gò bụng khi mang thai tháng thứ 4

Gò bụng hay còn gọi là các cơn co thắt Braxton-Hicks, là cảm giác bụng căng cứng hoặc căng tức trong một khoảng thời gian ngắn từ 30 đến 60 giây nhưng lâu nhất là 2 phút với tần suất trong vài ngày. Tình trạng này là bình thường, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Đa số các cơn gò bụng xuất hiện bắt đầu nhiều từ tam cá nguyệt thứ 2, nhằm mục đích chuẩn bị cho quá trình sinh nở về sau, chúng giúp bụng căng ra, săn chắc cơ và thúc đẩy máu tới nhau thai. Một số đặc điểm của cơn gò bình thường để phân biệt với cơn gò bất thường như:

  • Không gây nhiều đau đớn cho mẹ bầu
  • Tần suất và thời lượng giữa các lần gò bụng thường giống nhau, không tăng lên.
  • Có thể lặp lại trong tương lai

4.3 Thai nhi 4 tháng tuổi đã biết đạp chưa?

Ở tháng thứ 4, thai nhi có sự phát triển về hệ thần kinh và cơ bắp đã hoàn thiện hơn nên mẹ có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé. Tuy nhiên cảm giác đạp vẫn chưa rõ ràng nên mẹ không nhất thiết phải lo lắng. Một phần do kích thước thai nhi nhỏ khiến các cử động rất nhẹ, hoặc tử cung lớn nên bé di chuyển xung quanh chưa đặt đúng vị trí gây cảm giác cho mẹ.

Cảm giác về thai máy rõ ràng nhất vào khoảng từ 18-20 tuần, khi thai nhi đủ lớn thì mẹ có thể cảm nhận rõ nhất về những cử động đầu tiên của con.

4.4 Thai giáo cho bà bầu 4 tháng

Trong tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi có sự phát triển đáng kể, bà bầu có thể bắt đầu các phương pháp thai giáo hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Các cách thai giáo cho bà bầu như nghe nhạc nhẹ, giao tiếp với con, thư giãn và thiền, massage, thể dục.

Thai giáo cho bà bầu 4 tháng
Thai giáo cho bà bầu 4 tháng

4.5 Thai nhi 4 tháng nằm ở vị trí nào?

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, vị trị của thai nhi sẽ rõ ràng hơn 3 tháng đầu, thông thường vị trí đầu thai ở bụng dưới hoặc dưới rốn. Nhưng vào tháng thứ 4, khởi đầu của 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi có kích thước nhỏ, nên di chuyển nhiều trong tử cung, làm khó xác định được vị trí cụ thể của con. Gần như là vị trí ngang trong tử cung và có thể bất kỳ hướng nào. 

Thông thường, vào cuối tháng thứ 4 hoặc đầu tháng thứ 5, thai nhi bắt đầu có sự ổn định hơn trong vị trí đầu xuống dưới khi chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo của thai kỳ.

4.6 Tư thế nằm trong thai kỳ 4 tháng

Giai đoạn thai 4 tháng tuổi, bụng bầu mẹ có kích thước nhỏ và các áp lực về vấn đề nôn nghén cũng được giảm dần nên không có nhiều lưu ý về tư thế nằm ngủ cho mẹ bầu, một vài tư thế mẹ có thể lựa chọn như:

  • Tư thế nằm nghiêng bên trái: đâ là tư thế tốt nhất, không chỉ giúp mẹ bầu thoải mái mà còn là tư thế tối ưu lưu lượng máu và dưỡng chất đến thai nhi. Đồng thời hỗ trợ giảm áo lực nên gan và thận, mẹ có thể kê thêm gối hoặc dụng cụ kê chân để tăng sự thoải mái.
  • Tư thế nằm sấp: mẹ cũng có thể nằm như vậy trong tháng này mà không gây nguy hiểm cho thai nhi, nhưng có thể gây khó chịu cho mẹ.
  • Tư thế nằm ngửa: mẹ có thể nằm ngửa vào tháng thứ 4 nhưng không nên nằm quá lâu do trọng lượng tử cung đè lên tĩnh mạch chủ, giảm máu lưu thông, gây ra tình trạng chóng mặt ở mẹ.

Như vậy mẹ nên chọn tư thế ngủ thoải mái nhất trong tháng 4 thai kỳ và sử dụng thêm gối dưới lưng, kê chân giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt lưu ý ngủ đủ giấc trong thời gian mang thai.

4.7 Mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì, uống gì?

Giai đoạn thai nhi 4 tháng tuổi, việc tăng cường bổ sung CanxiVitamin D giúp thai nhi phát triển xương khớp đầy đủ, vì đây là giai đoạn hoàn thiện hình dáng cơ thể con. Bên cạnh đó bổ sung sắt và Acid Folic luôn được duy trì, giúp cung cấp lượng máu đầy đủ. Mẹ bầu cũng nên nhớ bổ sung thêm rau xanh tránh khó tiêu khi sử dụng các khoáng chất trên nhé.

4.8 Thai 4 tháng nên kiêng gì?

Một số thực phẩm mẹ bầu nên tránh như:

  • Đồ sống hoặc tái: Sushi, sashimi, trứng sống, thịt chưa nấu chín, hoặc hải sản tái sống có nguy cơ gây nhiễm khuẩn như listeria, salmonella.
  • Thực phẩm chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ lớn, cá thu.
  • Hạn chế uống trà, cà phê, nước tăng lực
  • Tránh hoàn toàn rượu, bia, và thuốc lá

5 Kết luận

Trong thai kỳ mẹ bầu nên có kiến thức nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi. Các mẹ hãy chú trọng chăm sóc bản thân, bổ sung dinh dưỡng duy tì một thai kỳ khoẻ mạnh.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả C Mayer 1, K S Joseph (ngày đăng tháng 2 năm 2013) Fetal growth: a review of terms, concepts and issues relevant to obstetrics. Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2024
  2. ^ Tác giả Shumiye Shiferaw Gesese và cộng sự (ngày 11 tháng 4 năm 2023) Knowledge of danger signs of pregnancy and health-seeking action among pregnant women: a health facility-based cross-sectional study. NIH. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2024
  3. ^ Chuyên gia CDC. (ngày đăng 15 tháng 5 năm 2024) Signs and Symptoms of Urgent Maternal Warnings Signs . CDC. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thai nhi 4 tháng tuổi đã biết đạp chưa?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào chị, Ở tháng thứ 4, thai nhi có sự phát triển về hệ thần kinh và cơ bắp đã hoàn thiện hơn nên mẹ có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé. Tuy nhiên cảm giác đạp vẫn chưa rõ ràng nên mẹ không nhất thiết phải lo lắng nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633