1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Đái dầm ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Đái dầm ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Đái dầm ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Đái dầm có thể chỉ là một hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý. Vậy khi nào thì gọi là bệnh đái dầm? Điều trị đái dầm thế nào mới đúng?

1 Bệnh đái dầm là gì?

đái dầm là tình trạng cơ thể không tự chủ làm thoát nước tiểu vào ban đêm, ít nhất 2 lần mỗi tuần ở trẻ lớn hơn 5 tuổi trong ít nhất 3 tháng. Có đến 5 - 10% các bé 7 tuổi còn đái dầm ban đêm và kéo dài đến khi thiếu niên, thậm chí là đến tuổi trưởng thành. Đái dầm nguyên phát là các bé đái dầm từ nhỏ và không có giai đoạn nào ngừng đái dầm. Còn đái dầm thứ phát là trẻ đã từng có thời gian ngừng đái dầm về đêm trên 6 tháng.[1]

Khi nào đái dầm được coi là bệnh lý?
Khi nào đái dầm được coi là bệnh lý?

2 Nguyên nhân và cơ chế đái dầm ở trẻ

Tình trạng đái dầm có yếu tố di truyền mạnh, có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý đi kèm và sự kiểm soát bàng quang của hệ thần kinh trung ương kém.

Cơ chế chính của bệnh là tình trạng đa niệu về đêm, rối loạn chức năng bàng quang và ngưỡng kích thích cao. Hiện tượng đa niệu về đêm có thể do sự thiếu hụt của Vasopressin hoặc thay đổi thời gian sinh học của hormon này.

Hiện tượng rối loạn chức năng bàng quang chủ yếu gặp ở những người bệnh cũng có tình trạng đi tiểu mất kiểm soát vào ban ngày. Đây là do chức năng bàng quang suy giảm hoặc niệu động học bất thường. Tình trạng tăng bài niệu về đêm có thể kết hợp với táo bón, bàng quang bị chèn ép.

Ngưỡng kích thích cao là yếu tố gia tăng tình trạng đái dầm, cũng có thể do hậu quả của hiện tượng đái dầm để lại. Người bệnh có thể gặp tình trạng này do rối loạn giấc ngủ do tắc nghẽn đường thở hoặc bàng quang tăng co thắt.

Đa niệu về đêm dẫn đến đái dầm.
Đa niệu về đêm dẫn đến đái dầm.

3 Chẩn đoán bệnh đái dầm ở trẻ

Bước đầu tiên trong đánh giá đái dầm ở trẻ là phải thăm khám bệnh sử của trẻ. Cần biết trẻ đái dầm từ khi nào, bao nhiêu lần trong tuần, có khi nào trẻ không đái dầm liên tục trong 6 tháng không. Đồng thời, xem xét xem trẻ có bệnh lý tiểu nhiều về đêm, tiểu không tự chủ, dòng chảy của nước tiểu có bất thường không.

Nếu trẻ có nhiều giai đoạn thay đổi lượng nước tiểu suốt đêm thì rất có thể là bàng quang hoạt động quá mức, hay bàng quang nhỏ.

Trẻ có các rối loạn tâm lý, tăng động kém tập trung hay những vấn đề gần đây ảnh hưởng đến tâm lý, ngáy khi ngủ… cũng ảnh hưởng đến đái dầm.

Nếu trẻ đái dầm không có các rối loạn đi tiểu khác và không có thời gian ngừng đái dầm trên 6 tháng thì gọi là đái dầm đơn thuần nguyên phát.

Nếu trẻ có hiện tượng đái dầm, cùng với đó là các rối loạn đi tiểu khác thì được coi là đái dầm không đơn thuần.

Trẻ được coi là đái dầm thứ phát khi trẻ lại đái dầm sau thời gian ngừng đái dầm ít nhất 6 tháng.[2]

4 Điều trị bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ

Trẻ cần được phát hiện và điều trị không muộn hơn 6 tuổi, như vậy sẽ cho kết quả điều trị tốt nhất.

Nếu trường hợp trẻ đái dầm thứ phát do một nguyên nhân nào đó thì cần tìm và điều trị nguyên nhân.

Nếu trẻ bị táo bón thì cần điều trị táo bón trước tiên. Hoặc nếu trẻ có bất thường về tâm lý cũng phải điều trị, vì vấn đề này sẽ làm cho kết quả điều trị kém hơn.

Bước điều trị ban đầu của bệnh đái dầm cho trẻ là điều chỉnh hành vi, điều trị không dùng thuốc trước. Nếu phương pháp này không hiệu quả mới dùng đến thuốc điều trị.

4.1 Điều trị đái dầm bằng cách điều chỉnh hành vi của trẻ

Cha mẹ nên khuyến khích, trao thưởng cho bé nếu có đêm nào bé không đái dầm. Đồng thời, không được la mắng hay trêu ghẹo bé khi đái dầm.

Không được trêu ghẹo khi trẻ đái dầm.
Không được trêu ghẹo khi trẻ đái dầm.

Không được trêu ghẹo khi trẻ đái dầm.

Cho bé ít uống nước vào ban đêm, rèn luyện trẻ uống nước vào ban ngày, chỉ có khoảng 20% trên tổng lượng nước cần bổ sung được uống sau 17 giờ.

Kết hợp với đó là cha mẹ cần cho bé đi tiểu trước khi trẻ đi ngủ. Và khuyến khích cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây để giảm táo bón.

Nếu bé có thể tích bàng quang nhỏ hơn 70% so với lứa tuổi thì hướng dẫn cho bé luyện tập bàng quang. Phương pháp này chính là cho trẻ cách biết nhịn tiểu càng lâu càng tốt kể từ khi bé bắt đầu có cảm giác buồn tiểu. Đồng thời ghi chép lại lượng nước tiểu sau mỗi tuần tập luyện như vậy.

4.2 Phương pháp báo thức trong đái dầm ở trẻ

Trong phương pháp này, bạn đeo cho bé máy có chức năng cảm biến với nước tiểu khi ngủ. Máy sẽ kêu báo động để trẻ thức dậy đi tiểu khi thấy xuất hiện vài giọt nước tiểu ban đầu.

Nhìn chung, để có được hiệu quả cần phải có sự nỗ lực của bé, cùng với sự hỗ trợ tích cực của cha mẹ để gọi bé dậy đi tiểu. Và sau 2 tháng sử dụng mới được đánh giá là có thất bại hay không. Nếu trẻ có đáp ứng điều trị, cần duy trì cho đến khi có kết quả là 14 đêm liên tục bé không đái dầm.

Tiếp theo sau đó, cho trẻ uống tăng lượng nước lên dần dần trước khi đi ngủ và  vẫn sủ dụng thiết bị báo thức. Nếu sau 1 tháng uống nước trước khi ngủ, bé vẫn không bị đái dầm thì mới được ngừng sử dụng báo thức.

Nếu không có máy cảm biến báo thức thì cha mẹ có thể căn cứ vào thời gian bé hay đái dầm mà đặt báo thức gọi bé dậy đi tiểu.[3]

Báo thức cho bé dậy đi tiểu.
Báo thức cho bé dậy đi tiểu.

4.3 Sử dụng thuốc Desmopressin cho trẻ đái dầm

Khi bé không có hiệu quả với phương pháp báo thức và tăng lượng nước tiểu về đêm thì chỉ định cho bé dùng Desmopressin từ 1 đến 3 tháng.

Thuốc Desmopressin được sử dụng cho bé theo đường uống với liều ban đầu là mỗi ngày 0,2 g. Sau đó tùy thuộc vào tình trạng của bé, tăng liều mỗi tuần đạt 0,6g/ngày. Khi sử dụng thuốc này, bạn cần cho bé uống trước khi đi ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng. Nếu sau 2 tuần sử dụng Desmopressin mang lại hiệu quả tốt thì giảm liều xuống còn 0,1g.

Thuốc Desmopressin có thể gây hạ natri máu và ngộ độc nước, nhưng rất hiếm khi gặp phải. Để phòng ngừa tác dụng không mong muốn này bạn chỉ cho trẻ uống nhiều nhất là 200 ml nước vào ban đêm.

4.4 Thuốc kháng cholinergic trong điều trị đái dầm

Thuốc được sử dụng khi trẻ không đáp ứng với Desmopressin hoặc trẻ có dung tích bàng quang nhỏ, bàng quang hoạt động quá mức. Trong đó Oxybutynin là thuốc được sử dụng phổ biến nhất, còn Tolterodine không được FDA chấp nhận sử dụng cho trẻ.

Oxybutynin được dùng cho trẻ trước khi đi ngủ với liều  5mg mỗi ngày, giảm liều dần mỗi 3 tháng cho đến khi trẻ hoàn toàn không còn đái dầm.

Tác dụng bất lợi của các thuốc kháng cholinergic là gây khô miệng, táo bón, nhiễm trùng tiểu...Do đó, trước khi lựa chọn sử dụng thuốc này cần điều trị táo bón và loại bỏ tình trạng nước tiểu tồn lưu.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc điều trị bệnh đái dầm ở trẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Amita Shroff, MD (Ngày đăng: ngày 08 tháng 12 năm 2020). Enuresis in Children, WebMD. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của HealthyChildren (Ngày đăng: ngày 26 tháng 6 năm 2019). Bedwetting in Children & Teens: Nocturnal Enuresis, HealthyChildren. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Norma O'Flynn, PhD (Ngày đăng: tháng 5 năm 2011). Nocturnal enuresis in children and young people: NICE clinical guideline, NCBI. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Trẻ được coi là đái dầm thứ phát khi nào?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Đái dầm ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 5/ 5 2
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Đái dầm ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
    HT
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin uy tín, chính xác, các bạn nên theo dõi các bài viết ở đây

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Đái dầm ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
    H
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cần thiết

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595