1. Trang chủ
  2. Sản phẩm
  3. Thuốc Điều Trị Lao

Thuốc điều trị lao và lao kháng thuốc: tác dụng và phác đồ điều trị

Cập nhật lần cuối: , 9 phút đọc

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Lao là bệnh nhiễm khuẩn thường gặp, đứng thứ 13 về tỷ lệ gây tử vong và đứng thứ 2 bệnh truyền nhiễm trên thế giới theo thống kê của WHO năm 2020. Vậy có những thuốc trị lao nào hay sử dụng và cách phòng bệnh lao như thế nào? Hãy cùng Trung tâm thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài viết này.

1 Bệnh lao là gì?

Lịch sử bệnh lao

Bệnh lao đã xuất hiện trong xã hội loài người từ rất lâu đời. Vào thời Hypocrate, người ta đã đề cập tới bệnh lao khi quan sát thấy cứ 7 người chết thì trong đó có 1 người bị lao.

Năm 1882, nhà khoa học Robert Koch đã tìm ra được nguyên nhân gây bệnh do trực khuẩn lao nhưng tới tận năm 1902, vaccin BCG phòng tránh bệnh lao mới được tìm thấy do 2 nhà khoa học tài năng Calmette và Guerin.

Lịch sử bệnh lao
Lịch sử bệnh lao

Tuy nhiên, hơn 60 năm sau, năm 1944, hiệu quả điều trị lao của Streptomycin mới được phát hiện bởi nhà khoa học Waksman. Từ đó, người ta đã tìm ra được nhiều loại thuốc điều trị bệnh lao khác nhau và đưa ra các phác đồ điều trị cũng như dự phòng bệnh, hạn chế tỷ lệ tử vong do bệnh.

Bệnh lao là gì?

Bệnh lao là bệnh nhiễm khuẩn hay gặp do trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra.

Trực khuẩn lao hiếu khí nhưng được bao bọc bởi lớp vỏ lipid dày nên ảnh hưởng tới sự di chuyển của các thuốc chống lao vào tế bào vi khuẩn và tính kháng thuốc của nó. 

2 Các loại bệnh lao

Trực khuẩn lao có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể như phổi, vú, màng não, xương khớp,... Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện vi khuẩn này hay gây bệnh ở phổi là chủ yếu (lao phổi chiếm 80-85% trên tổng các ca nhiễm bệnh lao).

2.1 Lao phổi

Bệnh lao phổi là thể bệnh duy nhất có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Thời gian ủ bệnh của bệnh lao phổi phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của mỗi người. Trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng gì nên rất khó phát hiện. 

 Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi

2.2 Lao ngoài phổi

Ngoài phổi, trực khuẩn lao còn gây bệnh ở các nội tạng khác trong cơ thể như lao màng não, lao hạch bạch huyết, lao xương khớp, lao màng bụng, lao ruột, lao sinh dục,...

2.2.1 Bệnh lao vú

Đây là thể lao xuất hiện ở vú do trực khuẩn lao gây ra. Bệnh lao vú hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 19 đến 45,do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến nhiễm khuẩn và mắc lao vú. 

Ngoài nguyên nhân do nhiễm khuẩn, viêm tuyến vú đối với bà mẹ đang cho con bú, việc mặc áo ngực bó sát, bí bách dẫn đến nhiễm khuẩn, tạo các khối áp xe vú và dẫn đến lao vú. Các khối u, hạch tại vú gây dễ nhầm lẫn bệnh lao vú sang ung thư vú, làm người bệnh hoang mang, lo lắng. 

Vì vậy, khi bạn có dấu hiệu như khối u ở vú, thấy xơ cứng hoặc mềm, nổi hạch quanh nách và vú,... thì nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để có những chẩn đoán chính xác, kịp thời. 

Bệnh lao vú
Bệnh lao vú

2.2.2 Bệnh lao hạch

Đây là thể lao hay gặp ở Việt Nam và tỷ lệ trẻ em nhiễm lao hạch đang gia tăng nhanh chóng. 

Các trực khuẩn lao gây bệnh lao hạch bằng cách xâm nhập qua họng hoặc amydal hay xuất phát từ ổ lao khác trong cơ thể lan tràn qua các đường máu và bạch huyết. Lao hạch hay gặp ở các vị trí như hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn hay các hạch trong nội tạng con người như hạch trung thất, hạch mạc treo, hạch bạch huyết…

Bệnh lao hạch
Bệnh lao hạch

Lao hạch có thể điều trị bằng phác đồ 2RHZE/10RHE cho người lớn hoặc phác đồ 2RHZE/10RH đối với trẻ em bằng các thuốc trị lao hạch gồm 4 loại là: rifampicin, isoniazid, pyrazinamid, ethambutol.

2.2.3 Bệnh lao màng phổi

Là bệnh do trực khuẩn lao gây ra với biểu hiện chủ yếu là tràn dịch màng phổi, sốt cao, bệnh nhân mệt mỏi, sút cân, ho khan và có thể bị đau ngực.

Nam giới hay bị bệnh này hơn nữ giới. Lao màng phổi đa phần là hậu quả của bệnh lao nguyên phát hoặc do vỡ hang lao xâm nhập khoang màng phổi gây ra.

Bệnh lao màng phổi
Bệnh lao màng phổi

3 Nguyên nhân gây bệnh lao

Có 2 nguyên nhân dẫn tới bệnh lao:

  • Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis có thể thâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp gây lao phổi. Người bệnh nói chuyện hay ho sẽ phát tán vi khuẩn ra môi trường bên ngoài và lây nhiễm cho người xung quanh do hít phải.
Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra
Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra
  • Ngoài ra, trực khuẩn lao còn có thể thông qua đường máu và bạch huyết để gây bệnh cho các cơ quan khác phổi trong cơ thể.

4 Triệu chứng của bệnh lao phổi

Có rất nhiều người không phân biệt được các triệu chứng của bệnh lao với bệnh viêm đường hô hấp bình thường. Tuy nhiên, người bệnh nên hiểu rõ được triệu chứng bệnh để đi khám kịp thời.

Các triệu chứng điển hình là:

  • Ho kéo dài, ho ra máu và khạc đờm: Ho là triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị bệnh về đường hô hấp. Nếu bệnh nhân ho, khạc đờm kéo dài 3 tuần dù đã dùng kháng sinh, hay thậm chí ho ra máu thì hãy nghĩ tới bệnh lao phổi.
  • Khó thở, đau tức ngực: Do phổi và phế quản bị tổn thương khi bệnh nhân bị bệnh lao phổi gây ra tình trạng người bệnh cảm thấy khó khăn khi thở kèm với những cơn ho và đau âm ỉ tại vùng ngực.
Triệu chứng của bệnh lao phổi
Triệu chứng của bệnh lao phổi
  • Sốt: Do vi khuẩn lao thâm nhập vào cơ thể nên hệ miễn dịch sẽ được huy động để chống lại chúng. Tuy nhiên, những người bị lao phổi thường sốt không cao và hay sốt vào lúc chiều muộn.
  • Chán ăn, sụt cân, mệt mỏi: đau ngực, khó thở và những cơn ho kéo dài cũng khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi.
  • Ra mồ hôi vào ban đêm: Bệnh nhân nhiễm lao bị rối loạn thần kinh thực vật nên ra mồ hôi trộm vào buổi đêm.
  • Ớn lạnh: Bệnh nhân bị lao có triệu chứng vừa sốt, vừa cảm thấy người gai gai lạnh.

5 Các thuốc điều trị lao

5.1 Thuốc điều trị lao thiết yếu (hàng 1) - SHREZ

Các thuốc hàng 1 là nhóm thuốc đầu tay của bác sĩ trong quá trình điều trị lao cho bệnh nhân. Nhóm thuốc điều trị lao này bao gồm:

5.1.1 Streptomycin (S)

  • Thuốc hoạt tính tốt trên vi khuẩn lao ở giai đoạn sinh sản nên dùng điều trị bệnh và phối hợp các thuốc khác theo phác đồ điều trị.
  • Tuy nhiên, thuốc gây độc tính với tai và thận nên thận trọng liều dùng trên bệnh nhân.
  • Liều dùng: sử dụng 15 - 20mg/kg/24h hoặc dùng cách quãng 2 - 3 lần trong 1 tuần. Người già nên dùng 500 - 700mg trong 1 ngày.
  • Một số chế phẩm thường dùng chứa hoạt chất streptomycin là: Trepmycin, Streptomycin 1g Germany, Ambistryn,...

Mua ngay sản phẩm tại đây: 

Thuốc Trepmycin có chứa hoạt chất streptomycin
Thuốc Trepmycin có chứa hoạt chất streptomycin

5.1.2 Isoniazid (H)

  • Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế quá trình tổng hợp Phospholipid (thành phần chính cấu tạo nên vách tế bào vi khuẩn lao).
  • Thuốc có hoạt tính tốt với mọi loại lao và cả thể cấp và mạn tính. Ở nồng độ cao, thuốc điều trị được bệnh do vi khuẩn lao cơ hội Mycobacterium kansasii gây ra.
  • Liều dùng:
  • Sử dụng thuốc cho liều tấn công: 5mg/kg/24h dùng hàng ngày
  • Liều duy trì: Dùng 10mg/kg/lần vào 3 lần trong 1 tuần hoặc dùng 2 lần trong 1 tuần với mỗi lần là 15mg/kg/24h.
  • Các thuốc điều trị lao chứa hoạt chất isoniazid là: Isoniazid 150mg TW2, Meko INH, Rifampicin- INH 250 mg MKP,...

Mua ngay sản phẩm tại đây: 

Thuốc Meko INH có chứa hoạt chất isoniazid

5.1.3 Rifampicin (R)

  • Cơ chế tác dụng của Rifampicin  - thuốc trị bệnh lao RH: thuốc ức chế quá trình tổng hợp ARN do làm sai lệch thông tin của enzym ARN - polymerase nên vi khuẩn bị tiêu diệt.
  • Vi khuẩn đã kháng thuốc này do có sự thay đổi trong cấu trúc cấu tạo của enzym ARN - polymerase. Tuy nhiên, sự đề kháng của vi khuẩn lao với thuốc này yếu hơn so với các thuốc khác nên hay được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng và nhiễm trùng do trực khuẩn lao mà vi khuẩn đã kháng nhiều thuốc.
  • Thuốc điều trị được mọi loại lao, bệnh phong và viêm màng não do hai chủng vi khuẩn H.influenzae và N.meningitidis gây ra.
  • Liều dùng:

Liều tấn công: uống 10mg/kg/24h hàng ngày và dùng tối đa 600mg trong 1 ngày.

Liều duy trì: giống giai đoạn tấn công nhưng uống cách quãng 2-3 lần trong 1 tuần.

  • Một số chế phẩm thường dùng chứa hoạt chất rifampicin: thuốc trị lao Turbe, Rifampicin INH 250mg,...

Mua ngay sản phẩm tại đây: 

Thuốc Turbe có chứa hoạt chất rifampicin
Thuốc Turbe có chứa hoạt chất rifampicin

5.1.4 Ethambutol (E)

  • Cơ chế tác dụng: thuốc điều trị lao ethambutol vừa ức chế quá trình tổng hợp vách tế bào, vừa làm rối loạn quá trình tổng hợp acid nhân ở vi khuẩn lao nên vi khuẩn bị tiêu diệt khi sử dụng thuốc.
  • Sử dụng thuốc điều trị các dạng lao, nhất là những chủng đã kháng streptomycin và isoniazid.
  • Liều dùng: 

Giai đoạn tấn công: uống 15mg/kg/24h trong 2 tháng.

Giai đoạn duy trì: uống 30mg/kg/24h khoảng 3 lần trong 1 tuần hoặc dùng liều 45mg/kg/24h vào 2 lần trong 1 tuần.

  • Một số chế phẩm thường dùng chứa hoạt chất Ethambutol là Ethambutol 400mg, Hamutol, Myambutol,...

Mua ngay sản phẩm tại đây: 

Thuốc Ethambutol 400mg

5.1.5 Pyrazinamid (Z)

  • Thuốc có hoạt tính với vi khuẩn phụ thuộc vào độ pH. Ở môi trường acid yếu (pH khoảng 5 - 5,5), thuốc diệt khuẩn rất tốt nhưng lại yếu trong môi trường trung tính.
  • Sử dụng thuốc điều trị cho các thể bệnh lao.
  • Liều dùng: Dùng hàng ngày liều tấn công với 25mg/kg/24h và duy trì 35mg/kg/24h khoảng 3 lần trong 1 tuần hoặc 2 lần 1 tuần với mỗi lần là  45mg/kg/24h.
  • Một số thuốc biệt dược hay gặp: Pyrazinamide, PZA, Zinamide,...

Mua ngay sản phẩm tại đây: 

Thuốc Pyrazinamide

5.2 Thuốc điều trị lao hàng 2

Khi bệnh nhân bị kháng một trong 5 thuốc thuộc nhóm thuốc thiết yếu, bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn và phối hợp các thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị lao hàng 2. Nhóm thuốc này bao gồm:

5.2.1 Amikacin

  • Cơ chế tác dụng: ức chế quá trình tổng hợp protein nên kìm hãm sự phát triển của trực khuẩn lao.
  • Đây là loại thuốc trị lao phổi mà trực khuẩn lao đề kháng nhóm thuốc trị lao thiết yếu.
  • Liều dùng: Tiêm bắp hoặc tiêm ở vị trí dưới da cách quãng 2 - 3 lần với liều 15mg/kg/24h trong 1 tuần.
  • Một số chế phẩm thường dùng chứa hoạt chất Amikacin là: Zilvit, Amikacin 500mg, Union Amikacin,...

Mua ngay sản phẩm tại đây: 

Thuốc Union Amikacin
Thuốc Union Amikacin

5.2.2 Prothionamide

  • Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế quá trình tổng hợp phospholipid cấu thành nên lớp vách tế bào trực khuẩn lao nên có tác dụng kìm hãm vi khuẩn.
  • Thuốc sử dụng điều trị lao nhưng lại dễ kháng thuốc, thường được sử dụng để thay thế thuốc trị lao hàng 1 khi trực khuẩn lao đã kháng thuốc hoặc bệnh nhân bị dị ứng khi sử dụng.
  • Cách uống thuốc lao Prothionamide: người lớn uống liều 500 - 750mg trong 1 ngày, còn trẻ em dưới 10 tuổi thì được chỉ định với mức liều 10mg/kg/24h.
  • Không nên sử dụng Prothionamide cho phụ nữ đang mang thai
  • Một số chế phẩm thường dùng chứa hoạt chất prothionamide: Ethide P, Peteha, Prothionamide Tablets 250mg,...

Mua ngay sản phẩm tại đây: 

Thuốc Peteha
Thuốc Peteha

5.2.3 Cycloserin

  • Là loại thuốc có hoạt tính kháng khuẩn rất rộng (không chỉ vi khuẩn lao mà còn tác dụng tốt trên cả các chủng E.coli, tụ cầu vàng, Chlamydia,...
  • Cycloserin được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị lao kháng thuốc nhóm hàng 1 và phải phối hợp với các thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.
  • Dùng đơn độc cycloserin thì vi khuẩn nhanh chóng kháng thuốc nhưng nếu kết hợp cycloserin với các thuốc khác thì kháng thuốc ít xuất hiện hơn.
  • Liều dùng: sử dụng 1 ngày 2 lần, mỗi lần 250 - 500mg.
  • Một số chế phẩm thường dùng chứa hoạt chất cycloserin: Coxerin, Tubenarine 250mg,...

Mua ngay sản phẩm tại đây: 

Thuốc Tubenarine 250mg chứa hoạt chất cycloserin
Thuốc Tubenarine 250mg chứa hoạt chất cycloserin

5.2.4 Acid para- aminosalicylic (PAS)

  • Cơ chế tác dụng: acid para- aminosalicylic tham gia ức chế quá trình tổng hợp Acid Folic (cạnh tranh với PABA tại receptor) nên kìm hãm được sự phát triển của vi khuẩn.
  • Phối hợp acid para- aminosalicylic với các thuốc khác để điều trị lao kháng thuốc.
  • Nếu dùng đơn độc acid para- aminosalicylic điều trị lao thì các chủng vi khuẩn kháng thuốc sẽ phát triển rất nhanh nhưng phối hợp acid para- aminosalicylic với các thuốc khác thì tỷ lệ kháng thuốc ít hơn.
  • Liều dùng: người lớn sử dụng liều 10 - 15g chia ra nhiều lần trong 1 ngày.
  • Một số chế phẩm thường dùng: Acid aminosalicylicer, PAS 1000, Q-Pas,...

Mua ngay sản phẩm tại đây: 

Thuốc Q-Pas chứa hoạt chất Acid para- aminosalicylic
Thuốc Q-Pas chứa hoạt chất Acid para- aminosalicylic

5.2.5 Levofloxacin

  • Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế các enzym xúc tác trong quá trình tổng hợp ADN nên có tác dụng diệt khuẩn mạnh.
  • Levofloxacin có hoạt tính tốt trên Mycobacterium tuberculosis và M. fortuitum nhưng đặc biệt thuốc có thể tiêu diệt được chủng trực khuẩn lao M.tuberculosis đã kháng thuốc rifampicin và isoniazid.
  • Liều dùng: Uống liều 10 - 15mg/kg/ngày với 1 lần trong 1 ngày. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ nên uống  2 lần trong 1 ngày với liều 15 - 20 mg/kg/ngày. 
  • Không nên sử dụng đồng thời với levofloxacin các thuốc kháng acid chứa nhôm và magnesi hay các sản phẩm có thành phần gồm SắtKẽm
  • Sử dụng levofloxacin đường tiêm cùng với mức liều như đường uống.
  • Một số chế phẩm thường dùng: Tavanic, Levaquin, Cravit, Levofloxacin Stada 500mg,...

Mua ngay sản phẩm tại đây: 

Thuốc Tavanic chứa hoạt chất levofloxacin
Thuốc Tavanic chứa hoạt chất levofloxacin

6 Điều trị lao bằng thuốc đông y

6.1 Cây bình bát - cây thuốc nam chữa bệnh lao phổi

Cây bình bát được dân gian sử dụng như 1 vị thuốc điều trị lao phổi cho người bệnh. Cây bình bát có vị đắng chát và chứa nhiều chất có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Cây bình bát chữa bệnh lao phổi
Cây bình bát chữa bệnh lao phổi

Cách chữa lao phổi bằng cây bình bát như nào?

Cách trị bệnh lao bằng cây bình bát:Vỏ cây bình bát được bóc tách và rửa sạch để loại đất cát. Thái vỏ cây thành từng lát mỏng, phơi khô rồi cân lấy 20g để sử dụng. Đun sôi 1,2l nước chứa vỏ cây bình bát rồi uống hàng ngày.

6.2 Cây dòi - vị dược liệu quý điều trị bệnh lao phổi

Từ xưa, dân gian đã dùng cây dòi như 1 phương thuốc trị bệnh lao phổi. Với công dụng chỉ khái hoá đờm, cây dòi được sử dụng để trị các chứng ho khan, ho kéo dài hay chứng ho lao ,... 

Cây dòi chữa bệnh lao phổi
Cây dòi chữa bệnh lao phổi

Để trị chứng ho của bệnh lao, người ta thu thập Nhựa cây của cây dòi chế biến và chưng cách thuỷ với Mật Ong và sử dụng theo đường uống, 1 ngày uống 2 - 3 lần.

7 Nguyên tắc dùng thuốc điều trị lao

Bệnh lao đã có phác đồ điều trị chuẩn và thống nhất toàn quốc do Bộ y tế đề ra. Vậy dùng thuốc trị lao như thế nào thì hợp lý?

Điều trị phối hợp các thuốc chống lao

Do trực khuẩn lao có tính kháng thuốc cao và thời gian điều trị lao kéo dài nên phải phối hợp các thuốc trị lao.

Khi sử dụng các thuốc điều trị cùng lúc thì không được kết hợp những thuốc gây độc tính trên cùng 1 vị trí.

Lưu ý liều dùng các thuốc khi kết hợp phải giống với khi dùng đơn độc.

Với lao không kháng thuốc: bác sĩ nên phối hợp ít nhất 3 thuốc tấn công và 2 thuốc sử dụng để duy trì.

Trong trường hợp lao kháng thuốc: sử dụng ít nhất 4 thuốc chống lao hàng hai chưa bị kháng thuốc với liều tấn công và duy trì.

Sử dụng thuốc trị lao đúng liều lượng

Liều thuốc trị lao được các bác sĩ kê dựa vào cân nặng và mức độ bệnh nên phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý ngừng sử dụng.

Nếu liều quá thấp thì nồng độ thuốc trong cơ thể không đủ hoạt lực để tiêu diệt hết trực khuẩn lao dễ gây kháng thuốc.

Nếu liều quá cao, bệnh nhân dễ gặp tai biến.

Sử dụng thuốc trị lao
Sử dụng thuốc trị lao

Điều trị lao trong bao lâu?

Thời gian dùng thuốc tuỳ vào mức độ bệnh, nhưng thường sử dụng ít nhất là 6 tháng, dài là 9 - 12 tháng.

Không nên bỏ dở trong thời gian sử dụng vì vi khuẩn có thể kháng thuốc và rất khó khăn cho quá trình điều trị kế tiếp.

Uống thuốc lao đúng cách

Lao không kháng thuốc: Bệnh nhân nên uống thuốc vào 1 giờ cố định trong ngày và uống xa bữa ăn (trước ăn 1h và sau ăn 2h).

Lao kháng thuốc: Dùng thuốc 6 ngày/tuần và dùng 1 lần vào buổi sáng. Đối với các thuốc có thể sử dụng 2 lần trong ngày để giảm độc tính của thuốc lên cơ thể con người và trong 2 tuần đầu có thể cân nhắc giảm liều cho bệnh nhân nếu thuốc khó hấp thụ.

Hai giai đoạn điều trị bệnh lao

Khi điều trị bệnh thì sử dụng thuốc theo hai giai đoạn:

  • Giai đoạn tấn công: kết hợp 3 thuốc trở lên và dùng đều đặn mỗi ngày.
  • Giai đoạn duy trì: sử dụng 2 thuốc trở lên cùng lúc hàng ngày hoặc cách nhau 2 - 3 tuần/lần. 

Điều trị lao có kiểm soát

Khi điều trị thì kiểm soát diễn biến bệnh theo chương trình DOTS để:

Điều trị dứt điểm cho bệnh nhân mắc bệnh lao, rút ngắn thời gian lây nhiễm của bệnh và phòng tránh tình trạng đề kháng thuốc.

Kịp thời xử trí các biến chứng hay các tác dụng phụ do thuốc gây ra trong quá trình điều trị.

Nâng cao thể trạng cho người bị lao

Người bị bệnh lao thường chán ăn, mệt mỏi hay cân nặng sụt giảm. Vì vậy, cần cải thiện dinh dưỡng cho bệnh nhân để nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch. 

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao

Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp sau để tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết như:

Đa dạng món ăn và chia nhỏ thành các nhiều bữa trong ngày để bệnh nhân dễ hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết.

Bổ sung các vitamin (A, B6, C, K, E là những vitamin dễ bị thiếu hụt ở bệnh nhân lao) và khoáng chất (kẽm, sắt,...) cho người bệnh.

Tránh ăn những đồ cay nóng khiến tình trạng ho nặng và kéo dài hơn.

Không sử dụng bia, rượu và các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh do những chất này làm giảm hiệu quả điều trị và tăng độc tính của thuốc lên người bệnh.

8 Phác đồ điều trị lao

Có 4 phác đồ thông dụng được sử dụng để điều trị lao:

8.1 Phác đồ kháng lao IA: 2RHZE/4RHE

  • Cách dùng thuốc:

Sử dụng liều tấn công kéo dài trong 2 tháng với 4 thuốc (rifampicin, isoniazid, pyrazinamid, ethambutol) dùng hàng ngày.

Trong giai đoạn duy trì, sử dụng 3 thuốc (rifampicin, isoniazid, ethambutol) hàng ngày liên tục trong 4 tháng.

  • Chỉ định:

Phác đồ điều trị cho người lớn bị lao nhưng không kháng thuốc hoặc điều trị lao màng tim sử dụng với prednisolon 2mg/kg với liều giảm dần và sử dụng trong 4 tuần đầu.

8.2 Phác đồ chữa lao IB: 2RHZE/4RH

  • Cách dùng thuốc:

Sử dụng liều tấn công tương tự như phác đồ A1, dùng liều gồm 4 thuốc liên tục hàng ngày trong khoảng 2 tháng.

Đối với liều duy trì, điều trị với 2 thuốc (rifampicin, isoniazid) hàng ngày và kéo dài trong 4 tháng.

  • Chỉ định:

Phác đồ điều trị trong các trường hợp trẻ em mắc lao nhưng không kháng thuốc. Ngoài ra, điều trị lao màng tim có thể dùng  prednisolon 2mg/kg, giảm dần trong các ngày tiếp theo và khoảng thời gian sử dụng là trong 1 tháng đầu.

Thuốc điều trị lao
Thuốc điều trị lao

8.3 Phác đồ trị lao II: 2SRHZE/1RHZE/5RHE hoặc 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3

  • Cách dùng thuốc:

Trong giai đoạn tấn công, phối hợp 5 loại thuốc Streptomycin, Isoniazid, Rifampicin, Pyrazinamide và Ethambutol điều trị trong 2 tháng đầu tiên và tiếp tục sử dụng 4 thuốc trên trừ Streptomycin trong 1 tháng sau đó.

Liều duy trì: sử dụng 3 thuốc ưu tiên trừ  Pyrazinamide và Streptomycin hàng ngày hoặc 3 lần trong 1 tuần kéo dài trong 5 tháng.

  • Chỉ định:

Phác đồ này dành cho những bệnh nhân thất bại trong điều trị bệnh hay đang điều trị thì bỏ dở hoặc bị nhiễm lao tái phát và các trường hợp mắc lao kháng nhưng không kháng thuốc trị lao. 

8.4 Phác đồ chống lao III A: 2RHZE/10RHE

  • Cách dùng thuốc:

Trong giai đoạn tấn công, 4 loại thuốc (rifampicin, isoniazid, pyrazinamid, ethambutol) dùng hàng ngày kéo dài 2 tháng.

Sử dụng 3 thuốc (rifampicin, isoniazid, ethambutol) duy trì kéo dài 10 tháng.

  • Chỉ định:

Điều trị trong các trường hợp người lớn mắc lao tại các vị trí xương khớp, màng não.

Trong trường hợp điều trị cho bệnh nhân lao màng não, bác sĩ lựa chọn liều corticoid 2mg/kg với nồng độ giảm dần trong 4 tuần đầu tiên và dùng liều tấn công với thuốc streptomycin.

8.5 Phác đồ chữa bệnh lao III B: 2RHZE/10RH

  • Cách dùng thuốc:

Dùng 4 thuốc với liều tấn công hàng ngày và kéo dài trong 2 tháng.

Trong giai đoạn duy trì, sử dụng 2 thuốc rifampicin, isoniazid hàng ngày và kéo dài trong 10 tháng.

  • Chỉ định:

Phác đồ điều trị cho trẻ em bị lao ở các vùng xương khớp, màng não.

Trong trường hợp điều trị cho bệnh nhân lao màng não, bác sĩ sử dụng liều corticoid 2mg/kg giảm dần trong 4 tuần đầu tiên và dùng liều tấn công với thuốc Streptomycin.

9 Theo dõi kết quả điều trị lao

Trong quá trình điều trị lao theo phác đồ của Bộ Y tế, bác sĩ cần theo dõi:

Việc dùng thuốc của người bệnh: nếu dùng không đều đặn và đủ liều lượng sẽ gia tăng nguy cơ kháng thuốc, gây khó khăn cho quá trình điều trị kế tiếp.

Đáp ứng lâm sàng, chẩn đoán X-quang và tác dụng không mong muốn của thuốc.

Theo dõi kết quả trị lao
Theo dõi kết quả trị lao

Với trẻ em: cần theo dõi cân nặng thường xuyên để kê liều dùng cho hợp lý.

Bệnh nhân lao cần làm xét nghiệm đờm 3 lần:

Phác đồ điều trị kéo dài 6 tháng: vào cuối tháng thứ 2, 5 và 6 trong phác đồ.

Với bệnh nhân điều trị lao kéo dài 8 tháng: vào cuối tháng thứ 3, 5 và 7 hoặc 8 trong phác đồ.

10 Sử dụng thuốc trị lao trong một số trường hợp đặc biệt

Trong 1 số trường hợp đặc biệt, bác sĩ cần chú ý liều lượng cho bệnh nhân lao như:

10.1 Thuốc điều trị lao có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Phác đồ 2RHZE/4RHE được lựa chọn đầu tay cho phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh lao.

Một nghiên cứu thử nghiệm thuốc Isoniazid trên chuột nhận thấy không phát hiện được dấu hiệu dị tật nào với liều cao gấp 60 lần so với liều sử dụng cho người. 

Isoniazid được cho là an toàn với phụ nữ mang thai bởi các tổ chức CDC, ATS và IDSA và khi điều trị lao nên kết hợp thêm vitamin B6.

Nghiên cứu Rifampicin trên thai nhi trên chuột và thỏ với liều hơn ở người là 2,5 -10 lần đều không quan sát được các bất thường. Ngoài ra, khi nghiên cứu trên 442 mẹ bầu được chỉ định Rifampicin thì có 109 trường hợp không nhận thấy dị tật trong 3 tháng đầu tiên.

Chưa có báo cáo nào cụ thể về khả năng gây quái thai của thuốc Pyrazinamide  ở động vật hay dị tật thai nhi trong quá trình điều trị.

Có 1 số báo cáo Ethambutol có thể gây quái thai ở động vật và gây ra tỉ lệ dị tật thai nhi ở người là 2,2%.

Không sử dụng streptomycin vì tác dụng không mong muốn là gây độc lên tai của thai nhi.

Bổ sung 25mg Vitamin B6 hàng ngày nếu bệnh nhân sử dụng thuốc isoniazid.

Phụ nữ có thai sử dụng thuốc trị lao
Phụ nữ có thai sử dụng thuốc trị lao

10.2 Người đang dùng thuốc tránh thai nên dùng thuốc điều trị lao như nào?

Với những người đang uống thuốc tránh thai nhưng lại điều trị lao bằng rifampicin:

Người bệnh cần chú ý dùng thuốc tránh thai có nồng độ estrogen cao hơn hoặc dùng biện pháp tránh thai khác vì rifampicin có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.

10.3 Sử dụng thuốc chữa lao ở bệnh nhân tổn thương gan

Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử tổn thương gan, bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ chức năng gan để quyết định phác đồ điều trị riêng cho bệnh nhân.

Bệnh nhân bị viêm gan cấp tính: trong trường hợp mức độ tổn thương gan nặng, bác sĩ cân nhắc lựa chọn phác đồ bao gồm những thuốc ít độc tính hoặc không độc tính với gan như 2 HES/10 HE hay 18-24 SE FQs.

Viêm gan cấp tính
Viêm gan cấp tính

Bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính: bác sĩ nên theo dõi chặt chẽ các chỉ số men gan ở bệnh nhân trong quá trình điều trị lao. Nếu men gan vượt quá 2 lần thì ngừng điều trị lao.

Viêm gan mạn tính
Viêm gan mạn tính

Ưu tiên lựa chọn streptomycin và ethambutol là những thuốc không gây độc tính lên gan trong 5 thuốc thiết yếu điều trị lao.

Trong trường hợp bệnh nhân bị tổn thương gan do dùng thuốc điều trị bệnh lao:

Tổn thương gan do dùng thuốc điều trị lao
Tổn thương gan do dùng thuốc điều trị lao

Bác sĩ nên ngừng cho bệnh nhân sử dụng thuốc gây độc cho gan và sử dụng fluoroquinolon kết hợp với các biện pháp điều trị cải thiện chức năng gan.

Ngoài ra, bác sĩ cũng cần theo dõi chặt chẽ chức năng gan trong quá trình điều trị.

10.4 Lựa chọn thuốc chống lao nào cho bệnh nhân suy thận?

Thuốc điều trị lao gây độc cho thận không? Streptomycin là một thuốc trị lao có khả năng gây độc cho thận bởi chuyển hóa chủ yếu qua đây. Ở đối tượng suy thận, cần ưu tiên lựa chọn các thuốc chuyển hoá chủ yếu qua gan như rifampicin, isoniazid, pyrazinamid.

Suy thận do dùng thuốc điều trị lao
Suy thận do dùng thuốc điều trị lao

Trong trường hợp bệnh nhân suy thận nặng và phải chạy thận nhân tạo, bác sĩ nên hiệu chỉnh liều dựa vào Độ thanh thải của creatinin.

Trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh lao mức độ nặng và có thể đe dọa tới tính mạng, bác sĩ có thể cân nhắc streptomycin và ethambutol đã hiệu chỉnh liều theo độ thanh thải của creatinin.

Đối với bệnh nhân bị lao kháng thuốc, sử dụng thuốc trị lao hàng 2 cũng phải chú ý tới liều lượng và thời gian sử dụng giữa các liều để phòng tránh biến chứng bệnh suy thận.

10.5 Chữa lao ở bệnh nhân đái tháo đường 

Bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường có khả năng bị tổn thương thần kinh ngoại vi cao mà thuốc isoniazid có khả năng gây viêm thần kinh ngoại vi nên khi điều trị lao phối hợp thêm pyridoxin với liều hàng ngày là 10 - 25mg.

Trong quá trình điều trị lao, bác sĩ cần theo dõi chỉ số đường huyết và các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chú trọng tới các tương tác thuốc giữa thuốc điều trị lao với thuốc chống đái tháo đường. Ưu tiên sử dụng Insulin hay biguanide điều trị đái tháo đường và ít tương tác với nhóm thuốc chống lao.

10.6 Bệnh nhân HIV/AIDS sử dụng thuốc trị lao như nào?

Điều trị bệnh lao cho người bị nhiễm HIV/AIDS tương tự như người không mắc bệnh HIV/AIDS. Tuy nhiên, bác sĩ nên lưu ý 1 vài điểm khi điều trị lao cho nhóm bệnh nhân này như:

  • Nên điều trị bệnh lao sớm nhất có thể.
  • Sử dụng thuốc điều trị lao với thuốc dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội (ARV) ngay sau 2 tuần đầu tiên trong quá trình điều trị lao.
  • Lưu ý kết hợp với các thuốc ARV do có thể xuất hiện tương tác thuốc với rifampicin làm giảm hiệu quả tác dụng của thuốc ARV.
  • Hội chứng phục hồi miễn dịch có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị bệnh HIV/AIDS và dùng ARV trong quá trình trị bệnh lao. Nếu bệnh tiến triển nặng có thể lựa chọn liều  1mg/kg corticosteroid trong khoảng 1 - 2 tuần. 

11 Tác dụng phụ của thuốc điều trị lao

Bệnh nhân trong quá trình điều trị lao có thể gặp các tác dụng không mong muốn từ thuốc điều trị lao như:

Dị ứng trên da

Có 2 mức độ phản ứng dị ứng xảy ra trên da

Mức độ nhẹ: mẩn ngứa, nổi đỏ trên da do các thuốc rifampicin, pyrazinamid gây tác dụng không mong muốn hoặc do tương tác của isoniazid với tyramine trong thức ăn.

Xử trí: Ngừng sử dụng thuốc hoặc thức ăn có tương tác với isoniazid và điều trị bằng thuốc kháng histamin.

 Phản ứng dị ứng trên da do dùng thuốc điều trị lao
Phản ứng dị ứng trên da do dùng thuốc điều trị lao

Mức độ nặng: Phát ban kèm theo sốt.

Xử trí: Ngừng dùng thuốc thuốc ngay lập tức hoặc nếu thuốc gây dị ứng là loại thuốc không thể thay thế khi điều trị lao thì chỉ định giải mẫn cảm cho bệnh nhân.

Sốc phản vệ

Biểu hiện: bệnh nhân nổi mẩn đỏ, mề đay, tụt huyết áp, khó thở, đau quặn bụng,...

Xử trí: Sử dụng adrenalin theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. 

Sốc phản vệ do dùng thuốc trị lao
Sốc phản vệ do dùng thuốc trị lao

Tổn thương gan

Biểu hiện: Buồn nôn, nôn, vàng da, enzym gan tăng cao,...

Xử trí: Ngừng điều trị bệnh bằng thuốc lao và sử dụng những biện pháp để cải thiện chức năng gan với mục đích đưa nồng độ enzym gan về bình thường.

Tổn thương thận

Biểu hiện: 

Bệnh nhân đột ngột bị đau thắt lưng, sốt và thiểu niệu hoặc thậm chí bị vô niệu. 

Ngoài ra, chỉ số creatinin/huyết thanh tăng cao và nồng độ Magie, Kali huyết thanh giảm.

Xử trí:

Ngừng sử dụng các thuốc gây ra độc tính trên thận như amikacin, kanamycin, streptomycin,... 

Ưu tiên lựa chọn phác đồ trị lao 2RHZ/4RH cho bệnh nhân bị suy thận.

Trong trường hợp bị lao nặng, bác sĩ có thể hiệu chỉnh liều streptomycin và ethambutol theo độ thanh thải creatinin.

Đau khớp

Có 2 loại đau khớp hay gặp:

  • Đau khớp mức độ nhẹ: đau các khớp chân, vai, đầu, cổ,...

Xử trí: Sử dụng liều thấp các thuốc thuộc nhóm giảm đau, chống viêm (NSAIDs) để giảm đau khớp. 

  • Gout: đau và sưng các khớp chân, vai, đầu, cổ,... và tăng acid uric máu.

Xử trí: Sử dụng NSAIDs để giảm bớt đau hoặc Colchicin liều tổng 4 - 8mg.

Đau khớp do dùng thuốc điều trị lao
Đau khớp do dùng thuốc điều trị lao

Độc tính trên đường tiêu hoá

Thuốc chống lao gây ra 2 kiểu tác dụng phụ hay gặp:

  • Buồn nôn, nôn.

Xử trí: tìm ra nguyên nhân gây nôn và bù nước, điện giải nếu mất nước nhiều. Chỉ định sử dụng thuốc chống nôn, giảm liều thuốc đang sử dụng hoặc ngừng các thuốc gây ra độc tính.

Buồn nôn do dùng thuốc điều trị lao
Buồn nôn do dùng thuốc điều trị lao
  • Tiêu chảy

Xử trí: xác định các nguyên nhân gây bệnh.Bác sĩ có thể cân nhắc tới việc ngừng sử dụng thuốc và thay thế thuốc khác ít có nguy cơ gây tiêu chảy cho bệnh nhân.

Trong trường hợp tiêu chảy xảy ra với nhiều thuốc thì bác sĩ chia thời điểm sử dụng các thuốc. Nếu tiêu chảy vẫn tiếp diễn, thuốc giảm nhu động ruột có thể được chỉ định cho bệnh nhân.

Tiêu chảy do dùng thuốc điều trị lao
Tiêu chảy do dùng thuốc điều trị lao
  • Viêm thần kinh thị giác

Biểu hiện: bệnh nhân nhìn mờ, không nhận ra được sự khác biệt giữa 2 màu đỏ và xanh lá cây, thấy đốm hoặc vết,...

Xử trí: Lập tức cho bệnh nhân ngưng dùng ethambutol, isoniazid và chuyển tới khoa mắt để điều trị.

Viêm thần kinh thị giác do dùng thuốc điều trị lao
Viêm thần kinh thị giác do dùng thuốc điều trị lao
  • Sốt

Biểu hiện: bệnh nhân bị sốt khi điều trị bằng thuốc lao sau vài tuần.

Xử trí: Ngừng sử dụng các thuốc và sốt sẽ tự hết sau 24h.

Sốt do dùng thuốc điều trị lao
Sốt do dùng thuốc điều trị lao

12 Lao kháng thuốc

12.1 Lao kháng thuốc là gì?

Lao kháng thuốc là bệnh mà trực khuẩn lao đề kháng các thuốc trị lao làm quá trình điều trị bệnh lao trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, người bệnh lúc này cũng thành một nguồn lây nhiễm phát tán chủng trực khuẩn lao kháng thuốc cho những người xung quanh.

Lao kháng thuốc
Lao kháng thuốc

Năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới WHO thống kê rằng có 484.000 người trên thế giới bị bệnh lao kháng thuốc và Việt Nam xếp thứ 13 trong số 30 nước có tỷ lệ bệnh nhân bị lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. 

Nếu tình trạng này kéo dài, nguồn thuốc điều trị cho bệnh lao rất nhanh sẽ khan hiếm.

12.2 Nguyên nhân gây ra lao kháng thuốc

Có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh lao kháng thuốc:

  • Bệnh nhân không tuân thủ nghiêm hướng dẫn điều trị của bác sĩ: không dùng đủ thuốc theo phác đồ, không uống đủ liều, đủ thời gian,...
  • Bệnh nhân có thể mắc lao kháng thuốc trước khi điều trị bệnh lao (hít phải vi khuẩn lao đã kháng thuốc từ người khác)

12.3 Các loại lao kháng thuốc

Lao kháng thuốc được chia thành các loại là:

  • Kháng thuốc tiên phát: tình trạng kháng thuốc xuất hiện ở người chưa điều trị lao do vi khuẩn lao kháng thuốc.
  • Kháng thuốc mắc phải:  tình trạng kháng thuốc xảy ra ở bệnh nhân đã hoặc đang điều trị bệnh lao nhưng không đúng.
  • Lao đơn kháng: bệnh do trực khuẩn lao đề kháng thuốc chống lao thiết yếu (trừ rifampicin) 
  • Lao đa kháng: trực khuẩn lao kháng 2 thuốc isoniazid và rifampicin.
  • Lao siêu kháng thuốc: là bệnh lao đa kháng thuốc và trực khuẩn lao kháng cả nhóm quinolon và nhóm thuốc hàng 2 dạng tiêm (kanamycin, amikacin,...)
  • Lao kháng toàn bộ thuốc: trực khuẩn Mycobacterium Tuberculosis kháng tất cả thuốc điều trị lao.

12.4 Điều trị lao kháng thuốc

Câu hỏi được đặt ra là lao kháng thuốc có chữa được không? 

Các biện pháp điều trị lao kháng thuốc ở bệnh nhân là:

  • Sử dụng phác đồ kháng sinh điều trị bệnh lao kháng thuốc.
  • Tối thiểu trong phác đồ có ba thuốc có hoạt tính kháng khuẩn lao.
  • Kết hợp với các thuốc lao hàng thứ hai
Điều trị lao kháng thuốc
Điều trị lao kháng thuốc

Căn cứ vào đáp ứng của người bệnh, bác sĩ đưa ra thời gian điều trị bệnh cho bệnh nhân lao.

Theo dõi các tác dụng không mong muốn, biến chứng có thể xảy ra để có biện pháp điều trị kịp thời.

12.5 Thuốc điều trị lao kháng thuốc

Các loại thuốc điều trị lao kháng thuốc được sử dụng là:

  • Các Fluoroquinolones chống lao (nhóm A): Gatifloxacin (Gfx), Levofloxacin (Lfx), Moxifloxacin (Mfx).
  • Thuốc tiêm trị lao hàng hai (nhóm B): Amikacin (Am), Capreomycin (Cm), Kanamycin (Km), Streptomycin (S).
  • Các thuốc hàng hai chủ đạo khác (nhóm C): Ethionamide / Prothionamide (Eto / Pto), Cycloserine / Terizidone (Cs / Trd), Linezolid (Lzd), Clofazimine (Cfz).
  • Các thuốc khác (nhóm D): Pyrazinamide (Z), Ethambutol (E), Isoniazid liều cao (Hh), Bedaquiline (Bdq), Delamanid (Dlm), p-aminosalicylic acid (PAS), Imipenem-cilastatin (Ipm), Meropenem (Mpm), Amoxicillin-clavulanate (Amx-Clv), Thioacetazone (T). 

12.6 Phác đồ điều trị lao kháng thuốc

===> XEM THÊM TÀI LIỆU: HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ BIẾN CỐ BẤT LỢI TRONG ĐIỀU TRỊ LAO KHÁNG THUỐC (Cập nhật tháng 9/ 2023)

Nguyên tắc xây dựng phác đồ điều trị lao kháng thuốc

Có 6 nguyên tắc điều trị lao kháng thuốc:

  • Sử dụng ít nhất 5 thuốc có hiệu lực chống lao ưu tiên 4 thuốc kháng lao và thuốc Pyrazinamide. Nếu thiếu thuốc hoạt tính đủ mạnh thì có thể bổ sung các thuốc như p-aminosalicylic acid, Meropenem, Delamanid,...
  • Trong trường hợp bệnh nhân kháng với nhóm Fluoroquinolones hoặc nhóm thuốc tiêm lao hàng hai thì thay thế thuốc khác như phác đồ điều trị kháng Rifampicin hoặc lao đa kháng.
  • Ưu tiên dùng thuốc tiêm nhạy cảm với vi khuẩn lao và có thể điều trị kéo dài 12 tháng được. Nếu bệnh nhân kháng các loại thuốc tiêm thì thay thế loại khác mà bệnh nhân không có tiền sử dùng hoặc sử dụng đường uống.
  • Ưu tiên điều trị lao kháng thuốc bằng các Fluoroquinolones thế hệ mới.
  • Thận trọng khi sử dụng các thuốc Bedaquiline, Delamanid theo hướng dẫn của WHO.
  • Nếu bệnh nhân không kháng với kat G hoặc kháng thuốc Isoniazid ở liều thấp thì có thể chỉ định sử dụng thuốc này ở nồng độ cao.

Lao kháng thuốc điều trị trong bao lâu? 

Có 2 phác đồ điều trị là phác đồ chuẩn ngắn hạn kéo dài từ 9 - 11 tháng và phác đồ điều trị bệnh lao kháng thuốc trong 20 tháng.

Phác đồ chuẩn ngắn hạn điều trị lao đa kháng

Sử dụng để chữa bệnh lao kháng thuốc theo phác đồ sau: 4-6 Km Lfx Pto Cfz Z H liều cao E / 5 Lfx Cfz Z E.

Diễn giải: 

  • Cách 1: Kết hợp sử dụng 6 thuốc Kanamycin, Levofloxacin, Prothionamide, Clofazimine, Pyrazinamide và Isoniazid liều cao trong khoảng thời gian từ 4-6 tháng.
  • Cách 2: Phối hợp 4 thuốc để trị kháng lao là Levofloxacin, Clofazimine, Pyrazinamide và Ethambutol kéo dài trong 5 tháng.

Chỉ định với bệnh nhân bị mắc bệnh lao đề kháng với Rifampicin và chưa sử dụng thuốc trị lao hàng 2 hoặc sử dụng chưa quá 1 tháng.

Phác đồ chuẩn 20 tháng

Sử dụng phác đồ 8 Km (Cm) Lfx Pto Cs Z/12 Lfx Pto Cs Z hoặc phác đồ 8 Km (Cm) Lfx Pto PAS Z E /12 Lfx Pto PAS Z E.

Diễn giải: 

  • Cách 1: Phối hợp 5 thuốc Kanamycin, Levofloxacin, Prothionamide, Cycloserine, Pyrazinamide điều trị trong 8 tháng và 12 tháng sau đó sử dụng 4 thuốc trừ Kanamycin. Trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp được thuốc trị lao Kanamycin thì điều trị thay thế bằng Capreomycin 
  • Cách 2: Khi bệnh nhân không dung nạp được Cycloserine thì bác sĩ có thể chỉ định thay thế bằng hai thuốc p-aminosalicylic acid và Ethambutol trong quá trình điều trị 8 tháng đầu và 12 tháng sau.

Chỉ định: 

Bệnh nhân lao phổi đã kháng Rifampicin và từng dùng thuốc chống lao hàng 2 (trừ đối tượng mẹ bầu). 

Ngoài ra, người bị lao ngoài phổi đã kháng với Rifampicin hoặc lao đa kháng thuốc (trừ lao màng não) cũng được điều trị theo phác đồ này.

Phối hợp các thuốc điều trị bệnh lao kháng thuốc
Phối hợp các thuốc điều trị bệnh lao kháng thuốc

Phác đồ điều trị tiền siêu kháng

Sử dụng các thuốc còn nhạy cảm và xây dựng phác đồ điều trị tuân thủ theo nguyên tắc điều trị lao kháng thuốc.

Ngoài ra, thuốc còn phải đảm bảo tiêu chí:

  • Bệnh nhân chưa từng điều trị bằng thuốc này. 
  • Bệnh nhân tiếp xúc với bệnh nhân đã kháng thuốc.
  • Thuốc không kháng chéo với các thuốc đã điều trị thất bại.

Chỉ định: Điều trị cho những bệnh nhân nhiễm lao phổi tiền siêu kháng thuốc Quinolones hoặc thuốc tiêm lao hàng 2.

Phác đồ siêu kháng

Ưu tiên điều trị bằng thuốc mới có hoạt tính mạnh và theo dõi chặt chẽ quá trình điều trị và đề nghị bệnh nhân nghiêm túc thực hiện những hướng dẫn sử dụng thuốc để đạt hiệu quả điều trị mong muốn.

Phác đồ cá nhân 

Những đối tượng không điều trị được theo phác đồ chuẩn thì bác sĩ phải xây dựng phác đồ riêng như: 

  • Bệnh nhân bị nhiễm lao màng não. 
  • Lao phổi đa kháng thuốc nguy cơ cao.
  • Phụ nữ có thai. 
  • Bệnh lý kèm theo cần hiệu chỉnh liều (suy thận, động kinh, suy gan,...)
  • Thay thế thuốc mà những người này không dung nạp được hoặc gây độc tính.
  • Xây dựng phác đồ sao cho vẫn tuân thủ theo nguyên tắc điều trị bệnh lao kháng thuốc.

Phác đồ cho người bị lao kháng Isoniazid

Sử dụng phác đồ 2 HRZELfx/ 4 REH để điều trị:

Kết hợp 5 thuốc Isoniazid, Rifampicin, Pyrazinamide, Ethambutol và Levofloxacin điều trị kéo dài trong 2 tháng và 4 tháng tiếp thì sử dụng 3 thuốc trừ Pyrazinamide và Levofloxacin.

Nếu phát hiện bệnh nhân có kháng Rifampicin thì sử dụng phác đồ điều trị lao đa kháng thuốc.

13 Dự phòng bệnh lao

13.1 Giảm nguy cơ nhiễm lao

  • Nhà ở hay phòng bệnh của bệnh nhân cần thông khí tốt và có ánh nắng chiếu vào để hạn chế vi khuẩn lao tồn tại. Bố trí chiều thông gió đi từ cán bộ y tế tới bệnh nhân.
  • Bệnh nhân đeo khẩu trang khi tiếp xúc người khác.
Bệnh nhân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm lao
Bệnh nhân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm lao
  • Bệnh nhân không khạc đờm bừa bãi, khạc vào giấy hoặc ca cốc rồi loại bỏ theo quy định.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
  • Lấy đờm xét nghiệm đúng theo quy định.
  • Thường xuyên phơi đồ dùng cá nhân, chăn màn, chiếu của bệnh nhân lao ra nắng.
  • Cán bộ y tế nên sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi tiếp xúc điều trị bệnh nhân lao.
  • Cách ly bệnh nhân lao với bệnh nhân khác, đặc biệt đối với bệnh nhân lao đa kháng thuốc.
  • Tiêm vaccin phòng lao BCG để tạo ra miễn dịch chống lại bệnh lao.
Tiêm vaccin BCG phòng lao
Tiêm vaccin BCG phòng lao

13.2 Điều trị lao tiềm ẩn

Đối tượng: người bệnh HIV đã xét nghiệm không mắc lao và trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi hoặc trẻ bị HIV sống chung người bị lao nhưng không nhiễm lao.

Điều trị: Sử dụng phác đồ 3HP trong 3 tháng.

13.3 Phòng lây nhiễm lao tại cơ sở y tế

Lên kế hoạch, quy trình dự phòng lây nhiễm lao tại cơ sở. 

Phổ biến quy trình phòng tránh lây nhiễm lao cho nhân viên từ các bước

Phòng lây nhiễm lao tại cơ sở y tế
Phòng lây nhiễm lao tại cơ sở y tế

Quản lý bệnh nhân, lấy đờm xét nghiệm, tuân thủ quy trình vệ sinh,...

Nhân viên phụ trách dự phòng lây nhiễm báo cáo với lãnh đạo về tiến trình thực hiện kế hoạch và có thể bổ sung thêm các ý kiến nâng cao chất lượng công tác dự phòng lây nhiễm tại cơ sở y tế.

Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức tổng quan về các loại thuốc điều trị lao hay được các bác sĩ sử dụng nhất hiện nay và phác đồ điều trị lao được cập nhất mới nhất năm 2020. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có những thông tin hữu ích về cách sử dụng thuốc điều trị lao hiệu quả và phòng ngừa được tình trạng kháng thuốc trị lao lan rộng.

14 Tài liệu tham khảo

Nguyễn Viết Nhung, Nguyễn Trọng Thông (2016). Cẩm nang hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị lao, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Mai Tất Tố, Vũ Thị Trâm (2007). Sách Dược lý học tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Quyết định ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao của Bộ Y tế năm 2018. 

Xem thêm chi tiết

Có tổng: 23 sản phẩm được tìm thấy

Ethambutol 400mg Imexpharm
Ethambutol 400mg Imexpharm
Liên hệ
Medi-prothionamide 250mg
Medi-prothionamide 250mg
Liên hệ
Pyrazinamide 500mg Artesan (Đức)
Pyrazinamide 500mg Artesan (Đức)
Liên hệ
Turbezid
Turbezid
Liên hệ
AKuriT-4
AKuriT-4
Liên hệ
Ethambutol Tablets BP 400mg
Ethambutol Tablets BP 400mg
Liên hệ
Rimactazid 300mg
Rimactazid 300mg
Liên hệ
Ethambutol 400mg MKP (Hộp 60 viên)
Ethambutol 400mg MKP (Hộp 60 viên)
Liên hệ
Rifampicin 300mg Pharbaco
Rifampicin 300mg Pharbaco
Liên hệ
EMB-Fatol 400mg N3
EMB-Fatol 400mg N3
Liên hệ
Pyrazinamide 500mg Mekophar
Pyrazinamide 500mg Mekophar
Liên hệ
Peteha
Peteha
Liên hệ
Tubenarine
Tubenarine
Liên hệ
Rifampicin 150mg Minimed
Rifampicin 150mg Minimed
Liên hệ
Rifampicin 150mg Mekophar
Rifampicin 150mg Mekophar
Liên hệ
Rifampicin 300mg Mekophar
Rifampicin 300mg Mekophar
Liên hệ
Rifampicin-INH 250mg (lọ)
Rifampicin-INH 250mg (lọ)
Liên hệ
12 1/2
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 7 Thích

    tôi đã gửi đơn thuốc bệnh nhân lao. nhờ nhà thuốc bốc thuốc giùm tôi


    Thích (7) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • HV
    Điểm đánh giá: 5/5

    lần đầu thử mua hàng trên đây mà thấy đặt hàng dễ dàng, giao hàng nhanh, hàng nhận được chính hãng, giá tốt. Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc An Huy đã tư vấn rất nhiệt tình

    Trả lời Cảm ơn (10)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633