Đã tìm ra thuốc điều trị HIV - Niềm hi vọng cho hàng triệu người

Trungtamthuoc.com - Một kết quả nghiên cứu đầy hứa hẹn của các nhà khoa học Ý đối với HIV đã được đăng tải trên tạp chí Frontiers in Immunology. Kết quả cho thấy sự suy giảm mạnh mẽ các ổ chứa virus ở các bệnh nhân được điều trị.
1 HIV - nỗi ám ảnh toàn cầu
HIV - nỗi ác mộng của toàn cầu. Những ai mắc căn bệnh này dường như đều mang trong mình án tử, đồng thời còn bị mọi người xa lánh, kỳ thị. Nó còn được gọi một cái tên khác - căn bệnh thế kỉ với khả năng hủy diệt thật đáng sợ.
Dữ liệu thống kê của WHO cho thấy: có 37,7 triệu người trên thế giới đang phải sống chung với HIV tính đến cuối năm 2020. Trung bình, cứ mỗi năm có gần 1 triệu người tử vong, đồng thời lại có thêm 1,8 triệu ca mắc mới.[1]
.jpg)
HIV lây lan qua 3 con đường lây nhiễm chính, cụ thể như sau:
Đường máu: HIV có thể lây từ người bị nhiễm sang người lành qua con đường truyền máu, dùng chung kim tiêm, dùng chung các dụng cụ xăm trổ (không được tiệt trùng kỹ) hoặc bất cứ dụng cụ nào mà tiếp xúc với máu người bệnh, sau đó lại tiếp xúc với máu của người không bị nhiễm (ví dụ như dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kìm bấm móng tay chân...).
Qua đường tình dục: Nếu quan hệ với bạn tình bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao Cao Su, nguy cơ cao bị nhiễm HIV. Các hình thức quan hệ tình dục khác như dùng miệng, quan hệ qua hậu môn cũng đều dễ bị nhiễm bệnh.
Lây nhiễm từ mẹ truyền sang con:
- Trong thời kỳ mang thai: HIV qua máu mẹ truyền qua rau thai xâm nhập cơ thể thai nhi.
- Trong khi sinh: HIV từ nước ối, các dịch từ cơ thể mẹ tiếp xúc với trẻ sơ sinh thông qua niêm mạc trẻ hoặc các vết xây xác của trẻ trong quá trình sinh.
- Trong khi cho con bú: Nếu mẹ bị nhiễm HIV, nguy cơ lây cho con cũng rất cao. HIV tiết một phần qua sữa mẹ, nó có thể xâm nhập vào cơ thể bé qua niêm mạc miệng, lưỡi. Ngoài ra, nếu vú mẹ bị viêm, chảy máu, hoặc thời điểm trẻ mọc răng, cắn vú mẹ, HIV cũng sẽ dẽ dàng lây nhiễm cho bé.[2]
Trong nhiều năm qua, ngành y tế và các nhà khoa học trên toàn thế giới đã không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm các phương pháp khác nhau nhằm ức chế, điều trị căn bệnh quái ác này. Mới đây nhất, một nghiên cứu điều trị HIV đã được công bố, mang lại niềm hi vọng cho hàng triệu người.
2 Đã tìm ra thuốc điều trị HIV - Niềm hi vọng cho hàng triệu người
Một kết quả nghiên cứu đầy hứa hẹn của các nhà khoa học Ý đối với HIV đã được đăng tải trên tạp chí Frontiers in Immunology. Kết quả cho thấy sự suy giảm mạnh mẽ các ổ chứa virus ở các bệnh nhân được điều trị.
Tat - một loại protein độc lực chủ yếu của HIV, nó đóng vai trò thiết yếu trong vòng đời của virus. Đây chính là cơ sở để các nhà nghiên cứu có mục tiêu phát triển một loại vắc-xin trị liệu nhằm mục đích tăng cường cART.

Cơ chế hoạt động của thuốc kháng virus cART cổ điển dựa trên sự kết hợp nhiều thuốc kháng virus khác nhau, tối thiểu 3 loại. Việc kết hợp nhiều thuốc kháng virus giúp mở rộng phổ tác dụng, nếu virus miễn nhiễm với 1 loại thuốc kháng virus thì các thuốc còn lại vẫn phát huy hiệu quả tốt. Liệu pháp này giúp duy trì tải lượng virus ở mức không phát hiện được, dưới 200 bản sao/ml máu.
Mặc dù cART đã thay đổi hoàn toàn chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của những người nhiễm HIV, nhưng nó không thể khôi phục hoàn toàn hệ thống miễn dịch và không hiệu quả trên các ổ chứa virus tiềm ẩn. Hơn nữa, ngay cả khi liệu pháp cART thành công hoàn toàn, các sản phẩm gen virus vẫn được sản xuất. Do đó tình trạng viêm mạn tính và rối loạn miễn dịch vẫn tồn tại, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn so với dân số nói chung, đặc biệt với những bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng cART với số lượng tế bào TCD4 rất thấp hoặc kém tuân thủ điều trị. Hơn nữa sự tích lũy các độc tính của thuốc không được giảm thiểu qua các giai đoạn, ngay cả khi ngừng thuốc. Trên thực tế, sự phục hồi của virus lại xảy ra trong vòng vài tuần sau khi ngừng điều trị do sự tồn tại của các ổ virus trong thời gian điều trị với cART.
Do đó rất cần có các phương pháp điều trị HIV mới để bù đặp thiếu hụt ART và tăng cường hiệu quả điều trị. Và thuốc ức chế Tat là một triển vọng cho nhân loại trên hành trình chữa HIV. Nó đang được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu AIDS của Viện y tế quốc gia Ý (ISS) và được thực hiện tại 8 trung tâm lâm sàng ở Ý.

Một nghiên cứu quan sát được mở ra để theo dõi các bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng. Cuộc thử nghiệm được tiến hành trên 92 tình nguyện viên. Thử nghiệm thuốc đợt 1 kết thúc, họ bước vào giai đoạn dùng thuốc đợt 2, kéo dài suốt 8 năm. Kết quả khả quan khi sử dụng thuốc ức chế Tat kết hợp liệu pháp cART đã làm giảm đáng kể tải lượng virus tiềm ẩn so với chỉ sử dụng cART đơn thuần.
Barbara Obloli - Giám đốc ISS, cho biết: "Tính an toàn của thuốc ức chế Tat đã được chứng minh trên lâm sàng, nó tạo ra phản ứng miễn dịch mong muốn và có thể nhắm mục tiêu vào các ổ virus, đây là một đáp ứng chưa từng quan sát thấy trước đây."
Thuốc ức chế Tat nhắm mục tiêu đến protein HIV-1 Tat, nó tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch với protein này, “khóa” chúng lại, ngăn cản quá trình sao chép của virus.
Liệu pháp kết hợp giữa thuốc ức chế Tat với thuốc kháng virus cART được mong chờ sẽ mang lại hiệu quả mạnh hơn so với chỉ dùng cART. Kết quả lâm sàng mới nhất cho thấy liệu pháp kết hợp đã ghi nhận sự giảm mạnh nồng độ virus trong máu. Khi xét nghiệm nồng độ máu của các tình nguyện viên, tải lượng virus giảm hơn 80%, chỉ còn dưới 50 bản sao/ml máu. Có một điều đáng chú ý, tốc độ giảm nhanh gấp 4 - 7 lần so với chỉ dùng cART.[3]
Bà Barbara - Giám đốc ISS lạc quan chia sẻ: “Kết quả này sẽ mở ra một liệu pháp mới, liệu pháp này có thể kiểm soát virus thậm chí ngay cả sau khi ngừng sử dụng thuốc kháng virus cART". Bà phát biểu rằng nghiên cứu này sẽ tiếp tục được đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, toàn bộ chi phí này do Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao Ý chi trả, con số lên tới 26 triệu euro, tương đương với 29,3 triệu đô la Mỹ.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Chuyên gia của WHO (Ngày đăng: ngày 17 tháng 7 năm 2021). HIV / AIDS, WHO. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
- ^ Tác giả: Chuyên gia của HIV.gov (Ngày đăng: ngày 24 tháng 6 năm 2019). How Do You Get or Transmit HIV?, HIV.gov. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
- ^ Tác giả: Cecilia Sgadari, Paolo Monini, Antonella Tripiciano, Orietta Picconi,... (Ngày đăng: ngày 13 tháng 2 năm 2019). Continued Decay of HIV Proviral DNA Upon Vaccination With HIV-1 Tat of Subjects on Long-Term ART: An 8-Year Follow-Up Study, Frontiers in Immunology. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.