1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Phương pháp điều trị bệnh còn ống động mạch ở trẻ đẻ non

Phương pháp điều trị bệnh còn ống động mạch ở trẻ đẻ non

Phương pháp điều trị bệnh còn ống động mạch ở trẻ đẻ non

Trungtamthuoc.com - còn ống động mạch nhỏ thường không gây ra vấn đề gì và có thể không bao giờ cần điều trị. Tuy nhiên, một ống động mạch lớn không được điều trị có thể cho phép máu kém oxy chảy sai hướng, làm suy yếu cơ tim và gây suy tim và các biến chứng khác. [1]

1 Còn ống động mạch là bệnh gì?

Còn ống động mạch là hiện tượng ống động mạch tồn tại từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ, không đóng lại sau khi trẻ được sinh ra. Thông thường, ống động mạch sẽ đóng về mặt sinh lý sau 2 ngày kể từ khi sinh ra đối với trẻ sơ sinh đủ tháng. Và các bé sơ sinh từ 30 tuần trở lên sẽ đóng ống động mạch 90% sau 3 ngày. Nếu ống động mạch không đóng lại sau thời gian này gọi là còn ống động mạch. Sau khoảng 2 tháng thì ống động mạch sẽ đóng hoàn toàn, cả về sinh lý và giải phẫu.

Tình trạng này xảy ra ở trẻ em gái nhiều gấp đôi so với trẻ em trai. [2] Bệnh cũng phổ biến hơn ở trẻ sinh non, suy hô hấp sơ sinh, rối loạn di truyền như Down, hoặc trẻ có mẹ bị rubella khi mang thai. [3]

PDA thường gặp ở những trẻ có vấn đề về tim bẩm sinh, chẳng hạn như hội chứng tim trái giảm sản, chuyển vị các mạch lớn và hẹp phổi.

Còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

2 Nguyên nhân còn ống động mạch ở trẻ

Bình thường, sau khi trẻ được sinh ra, ống động mạch được đóng lại do nồng độ prostaglandin E2 giảm và nồng độ oxy máu tăng lên nhờ hoạt động thở.

Khi nồng độ oxy trong hệ thống tuần toàn tăng lên, làm các cơ trơn của ống động mạch bị kích thích co lại, dẫn đến đóng ống. Do đó, khi nồng độ oxy ít hay các cơ trơn này đáp ứng kém với oxy sẽ gây ra hiện tượng còn ống động mạch. hay khó đóng. Trường hợp này, hay gặp ở những bé sinh non và bé có suy hô hấp sơ sinh. 

Không những thế prostaglandin E2 cũng là một yếu tố tác động đến sự đóng của ống động mạch. Sau khi được sinh ra nồng độ prostaglandin E2 trong máu giảm đi làm ống động mạch co vào và đóng lại. Nếu trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý về phổi, có thể làm ảnh hưởng đến sự thải trừ PGE2 khiến ống động mạch khó đóng.

Theo các nghiên cứu, người ra thấy còn ống động mạch có liên quan đến yếu tố di truyền và mẹ có tiền sử nhiễm Rubella.

3 Triệu chứng của bệnh còn ống động mạch ở trẻ

Thông thường, ống động mạch ở trẻ sơ sinh đều tự đóng lại, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà nó vẫn còn và ảnh hưởng nhiều đến cơ thể.

Những trẻ còn ống động mạch, sẽ có các triệu chứng trên hệ tim mạch như tiếng tim thổi liên tục, hay gặp nhất là thổi tâm thu. Hoặc trẻ cũng có thể có biểu hiện của mạch ngoại vi nẩy mạnh, mỏm tim trên lồng ngực thấy đập mạnh. Thậm chí trẻ còn có thể có biểu hiện suy tim xung huyết khiến nhanh nhịp tim, khó thở, gan to. Đồng thời, nếu trẻ bị suy tim nặng, cung lượng tim giảm sút sẽ thì mao mạch trẻ lâu được làm đầy.

Còn ống động mạch hay gặp ở trẻ đẻ non.

Triệu chứng trên hệ hô hấp mà trẻ hay gặp như: suy hô hấp nặng, không cai được máy thở, thậm chí là ngừng thở kéo dài và chảy máu phổi.

Các rối loạn tiêu hoá mà trẻ có thể gặp phải đó là hiện tượng giảm sự dung nạp sữa, khiến trẻ không ăn được bằng miệng. Trẻ cũng có thể có những biểu hiện của viêm ruột hoại tử.

Nhìn chung, triệu chứng của còn ống động mạch ở mỗi trẻ là khác nhau. Nếu không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến tình trạng suy tim ứ huyết, lâu dần phát triển thành suy tim toàn bộ. Không những thế, trẻ còn có thể gặp biến chứng tăng áp lực động mạch phổi nặng, shunt đảo chiều gây hội chứng Eisenmenger.

Để chẩn đoán xác định, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng của trẻ, ta cần siêu âm tim mạch, chụp X - quang tim phổi. 

4 Điều trị còn ống động mạch ở trẻ đẻ non

4.1 Biện pháp điều trị chung hiện tượng còn ống động mạch

Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị còn ống động mạch ở trẻ đẻ non là cần hạn chế lượng dịch đưa vào cơ thể. Lượng dịch được điều chỉnh tùy theo cân nặng của trẻ, có thể cho phép mất đi từ 10 đến 15% cân nặng lúc đẻ. Lúc này, lượng nước cần giảm còn 75% nhu cầu của cơ thể và không đưa vào nhiều hơn 130ml/kg mỗi ngày nếu trẻ đã có biểu hiện triệu chứng.

Do trẻ đóng ống động mạch là nhờ có oxy máu nên cần phải duy trì oxy bão hòa trong thời gian dùng thuốc từ 90 đến 96%.

Đồng thời cần điều chỉnh huyết sắc tố, sao cho nồng độ hematocrit duy trì trong khoảng từ 35 đến 40%.

Không dùng thuốc lợi tiểu furosemid thường xuyên vì nó làm giảm khả năng đóng tự nhiên của ống động mạch do làm tăng sản xuất ra PGE2 ở thận. Nếu thiết phải dùng thì chỉ dùng liều tối thiểu mỗi ngày là 0,5mg/kg.

4.2 Các thuốc điều trị còn ống động mạch

Cho trẻ dùng các thuốc có chứa thành phần ức chế enzym cyclooxygenase như Indomethacin, Ibuprofen.

Các thuốc này được dùng trong trường hợp trẻ sinh thiếu tháng, khi siêu âm thấy các biến động về huyết động. Hay những trẻ có triệu chứng nghi ngờ là còn ống động mạch như trên, trẻ suy hô hấp nặng và không cai được máy thở.

Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu suy thận, xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết não thất độ 3 trở lên, hay lượng tiểu cầu dưới 60.000/ml thì không dùng. Cả kể với trẻ bị viêm ruột hoại tử, tăng áp lực phổi, shunt đảo chiều, tim bẩm sinh liên quan đến ống động mạch cũng không dùng.

Còn ống động mạch có thể điều trị nội khoa.

Indomethacin được sử dụng với liều từ 0,1 đến 0,2 mg/kg mỗi lần, dùng 3 liều sau mỗi khoảng thời gian từ 12 đến 24 giờ. Hiện nay, indomethacin đang được khuyến cáo dùng cho trẻ với liều 0,2mg/kg sau mỗi 12 giờ. Ngoài ra, có thể chia liều sử dụng của thuốc dựa vào tuổi và cân nặng của bé như sau:

  • Các bé mới sinh ra chưa được 2 ngày tuổi thì dùng với liều 0,1 mg/kg.
  • Các bé từ 2 ngày tuổi đến 7 ngày tuổi thì dùng 0,2 mg indomethacin với mỗi kg thể trọng.
  • Các bé từ 1 tuần tuổi trở lên thì mỗi kg thể trọng của trẻ dùng 0,25 mg.

Ibuprofen thì được sử dụng theo đường tĩnh mạch với liều đầu tiên là 10 mg/kg, sau đó cách mỗi 24 giờ dùng 2 liều tiếp theo 5mg/kg/liều. Hoặc có thể sử dụng ibuprofen theo đường uống với 3 liều cách nhau mỗi 24 giờ là 10 mg/kg/liều.

Nếu sau đợt điều trị đầu tiên mà không có hiệu quả hoặc ông động mạch mở tái phát thì bác sĩ chỉ định dùng đợt thứ 2.

Trong quá trình điều trị, hàng ngày theo dõi các chỉ số sinh hoá lượng nước tiểu, cần bằng vào và ra của trẻ. Sau khi kết thúc điều trị thì siêu âm tim để đánh giá.

4.3 Điều trị ngoại khoa hiện tượng còn ống động mạch ở trẻ

Nếu sau khi điều trị dùng thuốc mà bệnh tình của trẻ không cải thiện, hoặc những trẻ không điều trị nội khoa được thì cần can thiệp ngoại khoa.

Những trẻ sơ sinh còn ống động mạch, gây biến chứng suy tim và không kiểm soát được phải can thiệp ngay.

Tuy nhiên, phương pháp này không dùng cho trẻ khi có tắc nghẽn mạch máu phổi, áp lực động mạch phổi trên 10 đv/m2.

Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng phẫu thuật ống động mạch có thể để lại một số biến chứng như tổn thương thần kinh thanh quản, thần kinh hoành trái…

Hy vọng, bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh còn ống động mạch ở trẻ và những biến chứng có thể xảy ra để điều trị kịp thời

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Patent ductus arteriosus (PDA), Mayoclinic. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Hopkinsmedicine, Patent Ductus Arteriosus (PDA), Hopkinsmedicine. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Patent ductus arteriosus, Medlineplus. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900.888.633