1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Bệnh cơ tim giãn: cách chẩn đoán và hướng dẫn điều trị

Bệnh cơ tim giãn: cách chẩn đoán và hướng dẫn điều trị

Bệnh cơ tim giãn: cách chẩn đoán và hướng dẫn điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh cơ tim giãn nở là tình trạng cơ tim bị suy yếu và to ra. Kết quả là tim không thể bơm đủ máu cho phần còn lại của cơ thể. [1]Bệnh có thể dẫn đến các vấn đề về van tim , loạn nhịp tim (nhịp tim không đều) và cục máu đông trong tim. [2]

1 Bệnh cơ tim giãn là gì?

Bệnh cơ tim giãn là bệnh cơ tim được đặc trưng bởi sự mở rộng và giãn của một hoặc cả hai tâm thất cùng với sự co bóp bị suy yếu. Tình trạng này được xác định là phân suất tống máu thất trái (LVEF) dưới 40%. [3]. Thường thì bệnh bắt đầu ở tâm thất trái, buồng bơm chính của tim. Cơ tim bắt đầu giãn ra, có nghĩa là nó căng ra và trở nên mỏng hơn. Do đó, bên trong buồng mở rộng. Vấn đề thường lan đến tâm thất phải và sau đó đến tâm nhĩ.

Bệnh cơ tim giãn có thể không gây ra triệu chứng, nhưng nó cũng có thể đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ em, nhưng phổ biến nhất ở nam giới từ 20 đến 50 tuổi.

Bệnh cơ tim giãn là gì?

2 Nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn

Nguyên nhân của bệnh cơ tim giãn thường không thể xác định được. Có đến 1/3 số người bị cơ tim giãn là có liên quan đến yếu tố gia đình.

Bệnh tim mạch vành, đau tim, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, viêm gan virut và HIV.

Nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm virus gây viêm cơ tim.

Người nghiện bia rượu, đặc biệt khi duy trì một chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng.

Biến chứng trong tháng cuối của thai kỳ hoặc trong vòng 5 tháng sau sinh.

Nhiễm phải độc tố như coban, selen...

Một số loại thuốc như cocaine và amphetamine hoặc thuốc dùng để điều trị ung thư Doxorubicin và daunorubicin.

Người bệnh mắc một số bệnh như nhiễm sắc tố Sắt, bệnh hệ thống, cơ tim chu sản, loạn nhịp nhanh...

3 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cơ tim giãn

3.1 Các triệu chứng lâm sàng

Người bệnh bị cơ tim giãn có các triệu chứng khởi phát từ từ, bao gồm như sau:

Ban đầu người bệnh thường sốt như cảm cúm, tuy nhiên sau đó dần dần có tình trạng khó thở, phù, tiểu ít. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bệnh nhân cơ tim giãn không có biểu hiện sốt.

Một số người bệnh có thể không có bất kì một triệu chứng nào những thất trái đã bị giãn hàng tháng, hàng năm.

Triệu chứng của suy tim trái trong người bị cơ tim giãn thường xuất hiện ban đầu như ho, khó thở, phù phổi.

Sau một thời gian, người bệnh thường có biểu hiện của suy tim toàn bộ bao gồm phù chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi...

Ngoài ra, người bệnh cơ tim giãn còn có thể có một số triệu chứng như rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể bị ngất, tắc mạch...

Khi thăm khám ở những bệnh nhân cơ tim giãn thất nhịp nhanh, thường như ngựa phi, mỏm tim đập nhanh, phổi ran ẩm, huyết áp tâm thu hạ...

3.2 Các xét nghiệm cận lâm sàng

Chẩn đoán bệnh cơ tim giãn cần có bằng chứng về sự giãn và suy giảm co bóp của tâm thất trái hoặc cả hai tâm thất (ví dụ, phân suất tống máu thất trái <40 phần trăm hoặc phân đoạn rút ngắn dưới 25 phần trăm). Bệnh được coi là vô căn nếu các nguyên nhân chính và thứ phát của bệnh tim (ví dụ: viêm cơ tim và bệnh mạch vành) được loại trừ bằng cách đánh giá bao gồm tiền sử và khám sức khỏe, xét nghiệm, chụp mạch vành (để loại trừ> 50% tắc nghẽn một hoặc nhiều động mạch vành ), siêu âm tim và sinh thiết cơ tim khi có chỉ định. [4]

Bệnh nhân bị giãn cơ tim sẽ cho kết quả tim to toàn bộ đặc biệt là tim trái khi chụp X-Quang.

Ngoài ra, để chẩn đoán bệnh giãn cơ tim, người bệnh cần được làm điện tâm đồ, siêu âm tim cụ thể:

Điện tâm đồ có thể cho thấy phân đoạn ST không đặc hiệu và bất thường sóng T, tiết lộ trường hợp rung nhĩ.

Siêu âm tim là rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh giãn cơ tim và để có đánh giá khách quan về kích thước tâm thất, chức năng và bất kỳ bất thường van tim. Siêu âm tim cũng có thể xác định sự hiện diện của huyết khối và phân biệt với cơ tim phì đại.

Bệnh cơ tim giãn nở có thể ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh tim như phổi và gan

4 Bệnh cơ tim giãn được điều trị như thế nào?

4.1 Nguyên tắc điều trị

Điều trị bệnh cơ tim giãn cơ bản giống như điều trị suy tim mạn tính. Trong trường hợp suy tim cấp tính nặng, người bệnh có thể bắt đầu điều trị bằng oxy, nitrat và Furosemide khi cấp cứu. Đồng thời, trong lúc này người bệnh cần được theo dõi tim, đo oxy trong mạch liên tục và điện tâm đồ. Thậm chí, ở những người cực đoan cần hỗ trợ thêm thông khí hoặc thậm chí đặt nội khí quản.

Điều trị bệnh cơ tim giãn cơ bản giống như điều trị suy tim mạn tính và phù phổi. Tuy nhiên, những người bệnh cơ tim giãn cần thăm khám lâm sàng cụ thể để tìm và điều trị nguyên nhân. Khi bắt đầu điều trị, người bệnh cần được quản lý oxy, bắt đầu theo dõi oxy hóa nhịp tim liên tục và theo dõi nhịp tim.

4.2 Điều trị cụ thể bệnh giãn cơ tim

Bệnh nhân cơ tim giãn rất cần thiết phải kiểm soát huyết áp, huyết áp tâm thu phải dưới 120 mmHg.

Sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin hiện nay đang được dùng để điều trị cho người bị rối loạn chức năng thát trái. Các thuốc được sử dụng cho người bệnh giãn cơ tim trong trường hợp này bao gồm: Captopril, enalapril, lisinopril, ramipril...

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II được coi là có hiệu quả tương đương với thuốc ức chế men chuyển angiotensin trong điều trị suy tim. Các thuốc dành cho đối tựng giãn cơ tim trong nhóm này như valsartan, losartan, irbesartan, candesartan...

Điều trị bệnh cơ tim giãn như thế nào?

Spironolactone có vai trò như chất ức chế thụ thể aldosterone kết hợp chất ức chế men chuyển angiotensin cho người giãn cơ tim.

Thuốc chống loạn nhịp rất hữu ích ở những bệnh nhân bị nhịp nhanh thất và không điều trị. Không phải tất cả các thuốc chống loạn nhịp được coi là an toàn ở bệnh nhân mắc bệnh tim cấu trúc. Hoặc chất ức chế beta với Carvedilol, Bisoprolol hoặc Metoprolol tác dụng dài được khuyến cáo ở tất cả các bệnh nhân bị suy tim với phân suất tống máu giảm mà không có chống chỉ định.

Ngoài ra, người bệnh giãn cơ tim cần được điều trị bằng thuốc lợi tiểu như furosemid, spinololactone...

Thuốc chống đông máu nên được sử dụng cho bệnh nhân có van nhân tạo, rung tâm nhĩ và huyết khối tranh tường được biết đến. Thuốc chống đông máu đường uống có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, nhưng có nguy cơ chảy máu.

Máy khử rung tim cấy ghép để phòng ngừa tiên phát tử vong do tim đột ngột và điều trị tái đồng bộ tim có thể được xem xét và được khuyến nghị.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh giãn cơ tim, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Dilated cardiomyopathy, Medlineplus. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của American Heart Association, Dilated Cardiomyopathy (DCM), American Heart Association. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Hadi Mahmaljy; Varun S. Yelamanchili; Mayank Singhal, Dilated Cardiomyopathy, NCBI. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Marilyn Weigner, MD, FACCJames P Morgan, MD, Causes of dilated cardiomyopathy, Uptodate. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    thuốc điều trị Bệnh cơ tim giãn là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh cơ tim giãn: cách chẩn đoán và hướng dẫn điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh cơ tim giãn: cách chẩn đoán và hướng dẫn điều trị
    HV
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy uy tín, thuốc chất lượng, giá cả hợp lý, tôi sẽ tiếp tục đến đây mua thuốc

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633