1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em: nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em: nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em: nguyên nhân, cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Tiêu chảy cấp là bệnh lý thường gặp nhiều tại Việt Nam. Bệnh tiêu chảy cấp có thể tự khỏi, cũng có khi kéo dài hơn, người bệnh bị mất nhiều nước, rối loạn điện giải mà nếu không bù lại rất dễ dẫn đến tử vong.

1 Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp là một bệnh lý đường tiêu hóa rất hay gặp thường do đường ruột bị nhiễm khuẩn. Đây là tình trạng đi đại tiện ra phân lỏng nhiều trên 3 lần mỗi ngày vào kéo dài không quá 14 ngày. 

Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp

Thông thường, tiêu chảy cấp ở trẻ em sẽ nặng hơn tiêu chảy cấp ở người lớn. Tuy nhiên bệnh sẽ tự giảm và khỏi sau vài ngày nhưng cũng có khi kéo dài hơn, người bệnh bị mất nhiều nước, rối loạn điện giải mà nếu không bù lại rất dễ dẫn đến tử vong. [1] 

2 Nguyên nhân tiêu chảy cấp 

Nguyên nhân chủ yếu: 

  • Vi khuẩn: Salmonella, Campylobacter, Shigella và Escherichia coli.
  • Vi rút.
  • Sinh vật ký sinh.

Bệnh lý gây nên: 

Một số nguyên nhân chính khác của tiêu chảy mãn tính bao gồm:

  • Viêm đại tràng vi thể. 
  • Chức năng tiêu hóa bị suy giảm. 
  • Nhiễm trùng mãn tính. 
  • Tiêu chảy do thuốc: Thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy.
  • Nguyên nhân liên quan đến nội tiết: bệnh Addison và các khối u carcinoid.
  • Nguyên nhân liên quan đến ung thư: Tiêu chảy do ung thư có liên quan đến một số bệnh ung thư đường ruột. [2] 

Nguyên nhân khác: 

  • Ăn các loại đồ ăn ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa nhiều chất phụ gia khiến người bệnh bị ngộ độc thực phẩm cũng sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy cấp kèm thoe nôn mửa, sốt cao,...
  • Rối loạn vi sinh đường ruột do lạm dụng kháng sinh khiến các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa bị tiêu diệt, giảm hấp thu và tăng nhu động ruột, do đó người bệnh sẽ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng và không đóng thành khuôn.

3 Sự khác biệt giữa tiêu chảy bình thường và tiêu chảy nặng là gì?

Thực tế có một số cách khác nhau để phân loại tiêu chảy. Những loại tiêu chảy bao gồm:

3.1 Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp thường gặp nhất là tiêu chảy phân lỏng, kéo dài từ một đến hai ngày. Loại này thông thường sẽ không cần điều trị và nó thường tự khỏi sau vài ngày.

3.2 Tiêu chảy dai dẳng

Loại tiêu chảy này thường kéo dài trong vài tuần - hai đến bốn tuần.

3.3 Tiêu chảy mãn tính

Tiêu chảy kéo dài hơn bốn tuần hoặc đến và đi thường xuyên trong một thời gian dài. [3]

Sự khác biệt giữa tiêu chảy bình thường và tiêu chảy nặng là gì?
Sự khác biệt giữa tiêu chảy bình thường và tiêu chảy nặng là gì?

4 Các triệu chứng chẩn đoán tiêu chảy cấp

Triệu chứng lâm sàng được chia làm 2 nhóm:

  • Tiêu chảy cấp do vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập: phân thường có máu nhầy nhiều hoặc vừa phải.
  • Tiêu chảy cấp không nhiễm trùng, do thuốc, ngộ độc,...: phân không có máu, phân lỏng nhiều, không kèm theo sốt.

4.1 Các triệu chứng kèm theo

Đau bụng từng cơn hoặc âm ỉ, tăng lên khi đi đại tiện và giảm đi sau mỗi lần đi ngoài xong.

Nôn ra đồ ăn, nước, dịch mật.

Da khô, khát nước, tiểu ít hoặc không tiểu do mất nước.

Người mệt mỏi, chóng mặt, chướng bụng, đầy hơi,...

Số lần đi cầu tăng lên quá 3 lần trong 24 giờ.

4.2 Xét nghiệm chẩn đoán

Soi tươi, nuôi cấy phân để tìm vi khuẩn hoặc kí sinh trùng đường tiêu hóa.

Xét nghiệm phân tìm hồng cầu trong phân.

Xét nghiệm công thức máu, hematocrit để đánh giá mức độ mất nước.

Siêu âm để loại trừ các bệnh lý đường tiêu hóa khác. 

5 Cách xử trí khi bị tiêu chảy cấp

5.1 Bù nước và điện giải

Khi bị tiêu chảy cấp, cơ thể người bệnh mất rất nhiều nước và bị rối loạn điện giải. Bởi vậy, cần bù nước và điện giải kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Có thể bù nước bằng cách uống nhiều nước hơn hoặc uống oressol theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Trường hợp nặng, việc uống bù nước không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể thì cần phải truyền dịch tĩnh mạch.

Lưu ý là bệnh nhân không được tự truyền dịch tại nhà mà phải đến cơ sở y tế để được khám, chấn đoán và thực hiện thao tác truyền dịch nếu cần thiết.

5.2 Dùng thuốc cầm tiêu chảy

Thuốc cầm tiêu chảy thường được dùng là Loperamid với tác dụng làm giảm số lần đi đại tiện và lượng phân.

Tiêu chảy nặng có thể dunfgg 2 viên hàm lượng 2mg, sau đó mỗi lần đi cầu dùng 1 viên. Ngày dùng tối đa 10 viên.

Lưu ý:

Chỉ dùng liều vừa đủ để giảm số lần đi đại tiện và ngừng tiêu chảy.

Nếu đại tiện phân nhầy máu, có sốt kèm theo thì không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy vì trường hợp này là tiêu chảy do vi khuẩn xâm nhập, việc dùng thuốc khiến nhu động ruột yếu đi, giảm khả năng tống vi khuẩn ra ngoài, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.

Loperamid - thuốc trị tiêu chảy cấp
Loperamid - thuốc trị tiêu chảy cấp

5.3 Dùng thuốc hấp thu độc chất

Các thuốc hấp thu chất độc được dùng khi nguyên nhân tiêu chảy là do ngộ độc với tác dụng hấp phụ các độc tố và đào thải chúng ra ngoài theo phân, đồng thời làm tăng độ đặc của phân do khả năng hút nước nhiều.

Thường dùng than hoạt, Attapulgite hoặc Smecta.

Một số trường hợp ngộ độc nặng có thể phải tiến hành rửa dạ dày.

5.4 Dùng thuốc kháng sinh

Kháng sinh được chỉ định sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy cho nghi ngờ nhiễm vi khuẩn với triệu chứng phân có máu và sốt cao.

Kháng sinh thường dùng là nhóm fluoroquinolon như norfloxacin 400mg (mỗi ngày 2 viên) hoặc  ciprofloxacin 500mg (mỗi ngày 2 viên) hoặc  levofloxacin 500mg (mỗi ngày 1 viên).

6 Dự phòng tiêu chảy cấp 

Tiêu chảy cấp là một căn bệnh rất dể mắc phải, bởi vậy chúng ta cần có ý thức tự phòng tránh bằng cách thực hiện tốt một số nguyên tắc sau:

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, chế biến thức ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.

Ăn các loại đồ ăn đã nấu chín. Các loại hoa quả, rau sống cần rửa sạch, ngâm nước muối để diệt khuẩn.

Không sử dụng kháng sinh bừa bãi và trong thời gian dài nếu không có chỉ định của bác sĩ. [4] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Regina LaRocque, MD, MPHJason B Harris, MD, MPH (Ngày đăng tháng 10 năm 2021). Patient education: Acute diarrhea in adults (Beyond the Basics), UpToDate. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Markus MacGill (Ngày đăng 4 tháng 6 năm 2020). What you should know about diarrhea, Medical News Today. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Cleveland Clinic (Ngày đăng 13 tháng 04 năm 2020). Diarrhea, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021
  4. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 18 tháng 8 năm 2021). Diarrhea, Mayo Clinic. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Vaccine nào phòng bệnh tiêu chảy cấp?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em: nguyên nhân, cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em: nguyên nhân, cách điều trị
    TH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình giúp mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0985.729.595