1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Chứng mù màu: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Chứng mù màu: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Chứng mù màu: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Mù màu là một khuyếm khuyết thị giác. Người bị bệnh thường không phân biệt được màu sắc, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh mù màu qua bài viết sau đây. 

1 Bệnh mù màu là gì?

Mù màu là một khuyếm khuyết thị giác. Người bị bệnh thường không phân biệt được màu sắc, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Mù màu là căn bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng, cũng không phải là mù lòa. Người bệnh chỉ không nhìn thấy được một vài màu sắc nhất định, hoặc là nhìn các màu sắc ấy thành một màu khác với người thường. [1]  

Với vấn đề về thị giác này, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc phân biệt một số màu nhất định như màu xanh, vàng, đỏ hoặc xanh lục. Thiếu màu đỏ và xanh hoặc mù màu đỏ-xanh là dạng mù màu phổ biến nhất.

Nguyên nhân của mù màu là do di truyền, trẻ mới sinh ra đã bị mù màu. Tỉ lệ người mắc bệnh mù màu ở nam giới cao hơn nữ giới.Bệnh mù màu còn được gọi là thiếu thị lực màu.

Bệnh mù màu thường không phân biệt được một vài màu sắc
Bệnh mù màu thường không phân biệt được một vài màu sắc

2 Nguyên nhân gây bệnh mù màu

2.1 Nguyên nhân di truyền

Mù màu xảy ra thường do nguyên nhân di truyền. Khi một người trong gia đình mắc chứng mù màu, rất có thể thế hệ sau cũng có thể bị bệnh. Do đó, lúc trẻ còn nhỏ, người lớn cần để ý và cho con thăm khám nhãn khoa để phát hiện bệnh mù màu.  

Mỗi màu sắc có sự phản xạ khác nhau, trong mắt có tế bào làm nhiệm vụ cảm nhận và phân biệt màu sắc. Khi các tế bào này bị rối loạn gây mất chức năng phân biệt màu sắc. Có 2 loại tế bào giúp chúng ta nhìn thấy và phân biệt màu sắc đó là:

  • Tế bào hình que: có vai trò giúp chúng ta phát hiện ra ánh sáng, tuy nhiên lại không giúp phân biệt được các màu sắc khác nhau. Tế bào que giúp cho chúng ta có thể nhìn thấy vào ban đêm nhưng chỉ ở sắc thái đen trắng hoặc xám.
  • Tế bào hình nón: đây là tế bào giúp chúng ta nhận diện màu sắc và nhìn được chi tiết vật thể. Có 3 loại tế bào nón, cá loại tế bào nón này giúp chúng ta tiếp nhận được ánh sáng có màu đỏ, màu xanh lá cây,  màu xanh dương. ệnh mù màu theo di truyền thường bị khuyếm khuyết 1 hoặc cả 3 tế bào nón này.

2.2 Nguyên nhân khác

Mù màu nguyên nhân chính là do di tryền bẩm sinh. Tuy nhiên, một số loại thuốc, bệnh, hoặc tuổi già cũng có thể dẫn đến mù màu. Một vài nguyên nhân mù màu do: 

Rối loạn di truyền: đây được xem là bệnh bẩm sinh, tình trạng mù màu thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn phụ nữ. Người bệnh thường mất khả năng nhìn màu xanh, ít trường hợp mất khả năng nhìn màu vàng. Bệnh có thể ở cả hai mắt hoặc một mắt. Mù màu bẩm sinh không thể chữa trị được, người bệnh phải tập quen với bệnh trong suốt đời.

Do biến chứng của bệnh: một vài bệnh gây ra biến chứng mù màu như: tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson,...Nếu chữa trị kịp thời có thể phục hồi lại khả năng nhìn màu sắc của mắt.

Một số thuốc:một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng phân biệt màu sắc ví dụ như thuốc điều trị bệnh tim, cao huyết áp, rối loạn chức năng cương dương, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh,...

Lão hóa: theo độ tuổi càng cao, khả năng phân biệt màu sắc càng giảm. [2] 

3 Triệu chứng của bệnh mù màu

Đôi khi bệnh nhân không biết chính mình đang bị mù màu. Trường hợp có nghi ngờ rằng bản thân đang không phân biệt được màu sắc cần đi khám sớm để chẩn đoán chính xác hơn. Đôi khi những người xung quanh cũng giúp người bệnh phát hiện ra mình bị mù màu.

Triệu chứng của bệnh mù màu đó là:

Những nhận thức và phân biệt màu sắc bị giới hạn và không chính xác. Phổ biến nhất là không nhận thức được màu đỏ và xanh lục.

Dễ nói nhầm màu sắc này là màu sắc khác. Hoặc nhìn các màu sắc có màu xám, trắng, đen.

Không phân biệt được màu đỏ và xanh lục, hoặc không phân biệt được màu vàng và màu xanh da trời.

Khó đọc nhiều màu sắc. 

Trẻ con học vẽ không biết nhận biết màu sắc.

Có trường hợp người bị mù màu hoàn toàn: những người bị mù màu hòa toàn không thể nhìn thấy bất cứ màu sắc gì. Mù màu hoàn toàn thường sẽ đi kèm với thị lực yếu. 

4 Chẩn đoán mù màu

Bài kiểm tra bác sĩ đưa ra bao gồm việc cho bạn xem một mẫu hình được tạo thành từ các chấm nhiều màu.

  • Nếu bạn không bị thiếu màu, bạn sẽ có thể nhìn thấy các con số và hình dạng giữa các dấu chấm.
  • Nếu bạn bị mù màu, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm số hoặc hình dạng trong mẫu. Bạn có thể không nhìn thấy bất cứ thứ gì trong mô hình. [3] 
Người bị mù màu thường không nhận biết được các số trong hình
Người bị mù màu thường không nhận biết được các số trong hình

5 Điều trị bệnh mù màu

Hiện nay, chưa phương pháp nào để điều trị bệnh mù màu do di truyền. Một số nguyên nhân kể trên gây mù màu thì cần điều trị nguyên nhân, kết hợp chăm sóc cho đôi mắt thì mắt có thể hồi phục. 

Đa số những người bị mù màu sẽ phải học cách thích nghi và sống chung với nó. Trẻ em bị mù màu cần được thông báo cho giáo viên để được quan tâm và hỗ trợ tại trường học.

Kính và danh bạ. Kính áp tròng và kính cận đặc biệt có thể giúp những người mù màu phân biệt được sự khác biệt giữa các màu. [4] 

Kính cho người mù màu
Kính cho người mù màu

6 Biện pháp sống chung với bệnh mù màu

Những người bị bệnh mù màu cần có một vài kỹ năng sau để sống chúng với nó: 

Ghi nhớ thứ tự màu sắc của các đồ vật, ví dụ như ghi nhớ thứ tự màu sắc của đèn tín hiệu giao thông. Đa số người bị bệnh mù màu cần biết thứ tự các đèn tín hiệu để đảm bảo tham gia giao thông an toàn.

Nhờ người thân có thị lực bình thường sắp xếp quần áo để bạn có thể dễ dàng phối hợp mặc chúng với nhau.

Dùng các ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng được thiết kế riêng cho những người bị mù màu (để giúp những người này nhận điện được các màu sắc).

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Kevin Mulligan (Ngày đăng mùng 05 tháng 2 năm 2019). What Do Color Blind People See?, Enchroma. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Gretchyn Bailey (Ngày cập nhật tháng 11 năm 2021). Types, Causes, Symptoms, and Treatment of Color Blindness, All About Vision. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  3. ^  David Turbert (Ngày đăng 06 tháng 4 năm 2021). What Is Color Blindness?, American Academy of Ophthalmology. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021
  4. ^  National Eye Institute (Ngày đăng 3 tháng 7 năm 2019). Color Blindness, National Eye Institute. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Bị mù màu do biến chứng của bệnh tăng nhãn áp thì điều trị như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Chứng mù màu: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Chứng mù màu: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
    TS
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633