1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Chứng đỏ mặt (Rosacea): nguyên nhân và cách điều trị

Chứng đỏ mặt (Rosacea): nguyên nhân và cách điều trị

Chứng đỏ mặt (Rosacea): nguyên nhân và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Rosacea là tình trạng bệnh lý gây đỏ da mặt ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mĩ khiến chúng ta mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và công việc hằng ngày. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị qua bài viết sau nhé!

1 Chứng đỏ mặt (Rosacea) là bệnh gì?

Chứng đỏ mặt (Rosacea) là một bệnh lý trên da do các mao mạch bị giãn và hiện rõ trên da khiến vùng da bị đỏ bừng, có thể kèm theo mụn trứng cá hoặc không. 

Rosacea thường xuất hiện trên da mặt ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-50 tuổi có làn da sáng màu. Các vùng da hay bị tổn thương là vùng má, mũi, cằm, giữa mũi, trán. Ở nam giới ít gặp hơn, nhưng các triệu chứng thường nặng hơn. Việc điều trị giúp làm giảm các triệu chứng. [1] 

Chứng đỏ mặt hay gặp ở phụ nữ

Chứng đỏ mặt ít ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ tới thẫm mĩ và tâm lý của chị em. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện trong vài tuần tới vài tháng sau đó tự giảm dân. Tuy nhiên nếu bị trong thời gian dài thì bạn nên đi khám da liễu để có biện pháp khắc phục.

2 Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra chứng đỏ mặt hiện chưa được làm rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố sau được cho là yếu tố liên quan đến việc khởi phát và nặng lên của bệnh:

  • Chế độ ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu
  • Đi nắng, đứng gần bếp nóng, tắm nước nóng,...
  • Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp khiến da bị kích ứng.
  • Uống thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu.
  • Dị ứng đồ ăn, phấn hoa, thời tiết,...

3 Triệu chứng của bệnh Rosacea

Tổn thương trên da do chứng đỏ mặt thường chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Bắt đầu xuất hiện các cơn đỏ bừng mặt kèm cảm giác nóng như vừa uống rượu. Chỉ xuất hiện một lúc rồi biến mất nhưng hay tái phát.
  • Giai đoạn 2: Chứng đỏ mặt bắt đầu dai dẳng và thường xuyên hơn, nhất là ở vùng má và mũi, có kèm theo dãn mao mạch,
  • Giai đoạn 3: Ban đỏ vùng mặt có dãn mao mạch, xuất hiện cả các vết mụn mủ nhỏ li ti và sẩn đó kích thước khoảng 2-3mm.
  • Giai đoạn 4: Ban đỏ xuất hiện rất thường xuyên, mao mạch dãn với mật độ dày đặc, các vệt sẩn mụn sưng phù màu đỏ đục trông như mụn trứng cá.

Bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm có thể khiến các mạch máu dãn vĩnh viễn, da dày lên đặc biệt là vùng quanh mũi khiến mũi to, đỏ, sần và biến dạng. Vùng trán, cằm, quanh mắt bị tăng sản tuyến bã và phù.

Một số triệu chứng khác có thể gặp hoặc không là khô mắt, cảm giác như có bụi rơi vào mắt, viêm mí mắt, nhạy cảm với ánh sáng, suy giảm thị lực,...

Mụn mủ xuất hiện trên da mặt

4 Chẩn đoán chứng đỏ mặt

Chẩn đoán chứng bệnh đỏ mặt thường không có xét nghiệm đặc hiệu mà chỉ chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng như:

Da mũi má đỏ, giãn mao mạch.

Các vùng da đỏ có xuất hiện các sẩn và mụn mủ như mụn trứng cá.

Giai đoạn nặng có tăng sản tuyến bã, biến dạng mũi và một số vùng khác.

Cần lưu ý phân biệt chứng đỏ mặt với các bệnh lý về da khác như mụn trứng cá, viêm da da đầu, Lupus ban đỏ hệ thống,...

Rosacea mắt

5 Điều trị chứng đỏ mặt

Việc điều trị chứng đỏ mặt chủ yếu là làm giảm triệu chứng bằng thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc da.

Điều trị tại chỗ bằng thuốc bào chế dưới dạng kem, gel bôi ngoài da như Metronidazol, Erythromycin, Brimonidine, Oxymetazoline,...

Kháng sinh đường uống như Doxycycline được dùng trong trường hợp bệnh vừa hoặc nặng có xuất hiện mụn mủ để ức chế một số loại vi khuẩn và kháng viêm.

Thuốc trị mụn đường uống được dùng khi bệnh nhân bị ửng đỏ da nặng mà không đáp ứng với thuốc đường bôi ngoài da. Thuốc điều trị mụn trứng cá đường uống phổ biến Isotretinoin.

Ngoài sử dụng thuốc thì đốt điện hay đốt laser cũng giúp cải thiện tình trạng giãn mạch máu và đỏ da hiệu quả.

Chăm sóc da mặt trong và sau quá trình điều trị

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh cũng cần chú ý tránh các yếu tố gây kích thích làn da để việc điều trị hiệu quả cao hơn và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh. Sử dụng thêm các loại kem dưỡng da như kem chống nắng khi đi ngoài trời nắng nóng. Dùng sữa rửa mặt và dưỡng ẩm cho da mặt hằng ngày và tránh chà xát mạnh làn da.

Các thực phẩm và đồ uống cần tránh để ngăn ngừa và làm nặng thêm triệu chứng Rosacea:

Đồ uống chứa Cồn, Caffein (Trà, Cafe, Socola).

Đồ uống có tính nóng.

Đồ ăn cay nóng, Phô mai. [2] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  By NHS.UK Staff, Rosacea, NHS.UK. Truy cập ngày 10 tháng 09 năm 2021
  2. ^  By Johns Hopskin Staff, What is rosacea?, John Hopskin Medicine. Truy cập ngày 10 tháng 09 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Em bị chứng đỏ mặt có thuốc điều trị ko ạ


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Em bị chứng đỏ mặt có thuốc gì chữa ko ạ


    Thích (0) Trả lời 1
    • Em bị chứng đỏ mặt có thuốc gì điều trị ko ạ

      Bởi: Nông khôi vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Làm sao điều trị được nóng mặt và đỏ ửng mặt


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Làm sao để trị được nóng mặt và đỏ ửng


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Phương pháp điều trị bệnh trứng cá đỏ


    Thích (0) Trả lời
  • 1 Thích

    Dùng thuốc nào để điều trị chứng đỏ mặt?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Chứng đỏ mặt (Rosacea): nguyên nhân và cách điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Chứng đỏ mặt (Rosacea): nguyên nhân và cách điều trị
    VL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633