1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Bị chó cắn có nên tiêm phòng dại? 4 bước sơ cứu nhanh, đúng cách khi bị chó cắn

Bị chó cắn có nên tiêm phòng dại? 4 bước sơ cứu nhanh, đúng cách khi bị chó cắn

Bị chó cắn có nên tiêm phòng dại? 4 bước sơ cứu nhanh, đúng cách khi bị chó cắn

Ở Việt Nam, chó cắn là một tai nạn khá phổ biến và rất dễ gặp. Tuy nhiên nếu trường hợp chó chưa được tiêm phòng dại là mối đe dọa cực kì nguy hiểm. Vậy khi bị chó cắn cần phải lưu ý những gì? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm được những vấn đề “then chốt” nhất hạn chế bị bệnh dại khi bị chó cắn.

1 Sự nguy hiểm khi bị chó cắn

Khi bị chó cắn, mọi người thường hay xử lý lúng túng, thậm chí là cả phớt lờ vết thương cũng như việc tiêm chủng. Đây chính là những nguyên nhân chính gây ra một trong những hậu quả đáng tiếc.

1.1 Nhiễm trùng

Bất kì con chó nào cũng đều có trong miệng các vi khuẩn như: Tụ cầu, tụ huyết trùng, capnocytophaga. Đặc biệt, chó mang vi trùng MRSA dễ dàng lây nhiễm vào cơ thể người khi vết cắn làm rách da. Đối với nạn nhân có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc nhiễm trùng là rất cao.

1.2 Uốn ván

Uốn ván là bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh không phổ biến ở trẻ em nhờ được tiêm vắc xin uốn ván lúc 2, 3, 4, 18 tháng tuổi. Tuy nhiên ở người lớn vẫn bị nhiều, do đó cần kiểm tra xem đã tiêm phòng uốn ván trong 5 năm qua chưa để đề phòng nhiễm trùng.

1.3 Bệnh dại

Bệnh dại là một bệnh do virus gây ra có tác động lên hệ thần kinh và có tỷ lệ tử vong gần 100%. Trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh dại nếu đã phát bệnh thì sẽ không còn cơ hội cứu chữa dẫn tới tử vong nhanh chóng.

Chó cắn có thể  gây nhiều hậu quả, nguy hiểm nhất là bệnh dại

2 Khi nào con chó có thể lây bệnh dại?

Giả sử con chó bị cắn bởi một động vật khác đang mắc bệnh dại, virus dại trong nước bọt sẽ vào vết thương, nhưng virus dại nó khác với vi trùng hay virus khác là nó không sinh sôi ở đó hay vào máu mà nó sẽ bò theo dây thần kinh mà đi vào não. Chỉ trong não virus dại mới sinh sôi, khi đủ nhiều sẽ gây viêm não, rồi từ đó sẽ đi ra ngoài vào tuyến nước bọt, lúc đó con chó nếu cắn người thì sẽ có thể lây bệnh dại cho người bị cắn.

Giai đoạn từ lúc con chó bị cắn cho lúc nó bị viêm não do virus dại gọi là giai đoạn ủ bệnh, lúc này con chó không lây bệnh. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 tuần tới vài tháng.

Con chó chỉ lây bệnh dại sau khi nó đã bị viêm não và virus đã chạy ra khỏi não vào tuyến nước bọt. Lúc này nó có thể chưa có triệu chứng rõ rệt nhưng nó sẽ bắt đầu có biểu hiện bệnh dại trong 3-5 ngày, tối đa là 10 ngày sau, con chó dại có thể hiếu chiến cắn người hay sợ sệt đi trốn.

Vậy khi con chó cắn bạn, bạn phải trả lời các câu hỏi sau:

  • Con chó này có thể có bệnh dại không?
  • Nó có được tiêm phòng không? Tiêm thời điểm nào? Nếu chó đã có tiêm phòng thì khả năng dại rất thấp
  • Tại sao nó cắn bạn? Nó bị đau hay kích thích rồi cắn thì bớt lo hơn, đạp trúng đuôi nó đau thì nó cắn là bình thường, còn nếu nó tự nhiên nổi điên rồi cắn người lại là vấn đề rất nghiêm trọng.
  • Con chó này từ đâu ra, là chó nhà, chó hàng xóm có thể xích lại theo dõi 10 ngày hay chó thả rông, cắn xong rồi chạy mất? 

3 Đánh giá mức độ nguy hiểm của vết thương

Vết cắn càng nghiêm trọng, càng phức tạp thì càng tăng nguy cơ nhiễm trùng và lây bệnh dại nếu con chó đang mắc bệnh dại vì lượng nước bọt nhiều hơn. Vết cắn vùng đầu mặt cổ sẽ nguy hiểm hơn vì thời gian ủ bệnh ngắn hơn vì gần não. Như vậy để đánh giá khả năng bị lây bệnh dại sau khi bị chó cắn thì phải xem xét tất cả các yếu tố trên.

  • Nếu con chó khỏe mạnh, theo dõi được thì theo dõi 10 ngày và không cần chích vaccines. Nếu nó bệnh hoặc bỏ đi mất thì cần tiêm phòng ngay lập tức. 
  • Nếu con chó phát bệnh dại trong 10 ngày này thì sẽ phải chích thêm huyết thanh kháng dại và vaccines ngay lập tức.
  • Nếu vết thương nguy hiểm và không thể loại trừ bệnh dại ở con chó hoàn toàn hoặc không theo dõi được thì có thể cân nhắc chích vaccine sớm.

4 Hướng dẫn cách sơ cứu chó cắn theo từng bước

Sơ cứu vết thương chó dại cắn là điều rất cần thiết.

Sau khi bị chó cắn phải xử lý vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn như bệnh dại, nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng. 

  • Rửa vùng bị cắn bằng xà phòng và nước trong 15 phút, phải rửa xối xả để rửa sạch virus dại nếu có để giảm lượng virus ở vết thương càng nhiều càng tốt, từ đó giảm khả năng mắc bệnh, kéo dài thời gian ủ bệnh để đủ thời gian theo dõi con chó.
  • Nếu vết cắn vẫn chảy máu, hãy dùng gạc vô trùng hoặc vải sạch đè lên vết cắn.
  • Nếu máu đã ngừng chảy, bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng đó.
  • Che khu vực bằng băng hoặc gạc vô trùng.
  • Trong trường hợp bị đau, bạn có thể uống Acetaminophen hoặc ibuprofen

Lưu ý: Tất cả các vết thương do chó cắn, kể cả những vết thương nhỏ, đều phải được theo dõi để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng cho đến khi vết thương lành hẳn

5 Khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ

Bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tực khi bị chó cắn nếu:

  • Vết cắn gây ra bởi một con chó không rõ lịch sử tiêm phòng bệnh dại, hoặc bởi một con chó có hành động thất thường hoặc có vẻ bị bệnh
  • Vết thương không ngừng chảy máu
  • Cảm giác đau dữ dội khu vực vết cắn
  • Vết thương quá sâu, để lộ xương, gân hoặc cơ
  • Vết cắn gây mất chức năng, chẳng hạn như không thể uốn cong ngón tay
  • Khu vực bị cắn trông đỏ, sưng hoặc viêm
  • Vết thương không ngừng rò rỉ mủ hoặc chất lỏng

6 Tiêm vaccine phòng dại khi bị chó cắn 

Những trường hợp sau cần tiêm phòng dại ngay sau khi bị chó cắn:

  • Chó cắn chảy máu, vết cắn ở nhiều chỗ hoặc gần thần kinh trung ương như đầu, mắt, cổ, hoặc ở vùng có nhiều dây thần kinh tập trung như đầu chi, vùng gần tủy sống, bộ phận sinh dục. Nếu như tiêm trễ, hiệu quả phòng bệnh của vắc xin sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.
  • Chó gây ra vết xước, rách da hoặc đã liếm trên vùng da bị tổn thương, niêm mạc. Trường hợp này vi rút bệnh dại từ nước bọt và vi rút uốn ván từ móng của chó có thể lây sang người nên cần tiêm phòng ngay
  • Chó tại thời điểm cắn có triệu chứng dại hoặc bệnh, chết (với bất cứ nguyên nhân nào) hoặc bỏ đi không thể theo dõi được sau khi cắn người.

7 Tài liệu tham khảo 

1. Tác giả Kate M. Cronan, MD, First Aid: Animal Bites, ngày đăng Tháng 5 năm 2018, Kidshealth, truy cập ngày 23 tháng 06 năm 2023.

3. How to Treat a Dog Bite, Healthline, truy cập ngày 23 tháng 06 năm 2023.

2. Domestic Animals, CDC, truy cập ngày 23 tháng 06 năm 2023.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633