1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Làm gì khi chín mé tay chân có mủ? Cách chữa dứt điểm móng quặp ngay tại nhà

Làm gì khi chín mé tay chân có mủ? Cách chữa dứt điểm móng quặp ngay tại nhà

Làm gì khi chín mé tay chân có mủ? Cách chữa dứt điểm móng quặp ngay tại nhà

Trungtamthuoc.com - Chín mé hay móng quặp là hiện tượng mưng mủ, áp xe ở các đầu ngón tay hoặc ngón chân, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Tình trạng này nếu không điều trị đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bị chín mé thì bôi thuốc gì? Cách điều trị khi mưng mủ ra sao? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) cùng tìm hiểu về chín mé qua bài viết dưới đây.

1 Chín mé là bệnh gì?

Chín mé hay còn gọi là móng quặp, móng chọc thịt là một bệnh lý ngoài ra, có thể gặp ở mọi đối tượng. Vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc virus herpes là nguyên nhân chủ yếu gây ra chín mé.  Biểu hiện đặc trưng, dễ nhận thấy là sưng mủ, đau, hình thành áp xe ở cạnh ngón tay, ngón chân. Bệnh không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất móng. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thường do các tác động hàng ngày gây ra những tổn thương trên đầu ngón tay và chân. Chẳng hạn như làm móng tay, móng chân ở phụ nữ, nếu làm thường xuyên 1 tuần/lần, có thể dễ dàng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến chín mé.  Các va chạm khi chơi thể thao, hoặc đeo giày chật, giày cao gót làm tăng nguy cơ chấn thương. Một vài đối tượng như bị đái tháo đường, HIV, người béo phì sẽ dễ bị chín mé hơn người khoẻ mạnh.

Biểu hiện của chín mé phát triển qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thời gian từ 1-3 ngày đầu, xuất hiện trên đầu ngón tay, và ngón chân các vết sưng tấy đó, có kèm đau nhức và tăng dần cơn đau theo thời gian. Cảm giác cộm ở ngón tay khiến cử động khó khăn hơn.

Giai đoạn 2: bắt đầu gặp từ ngày 4-7, thời kỳ này thông thường nếu không điều trị đúng cách tổn thương viêm đã lan tỏa, chỗ sưng lan rộng xung quanh và đau nhức nhối, cảm nhận được nhịp đập của mạch. Một vài trường hợp có thể bị sốt vừa hoặc nhẹ.

Giai đoạn 3: chín mé có mủ, kèm có sốt. Cần phải loại bỏ sạch mủ càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Các giai đoạn của chín mé
Các giai đoạn của chín mé

2 Nguyên nhân bị móng quặp

Chín mé là bệnh ngoài da do nhiễm trùng ở các đầu ngón tay và ngón chân, làm tổn thương các mô mềm tại đây. Nên các vi khuẩn thường gặp gây ra bệnh là vi khuẩn tụ cầu vàng và virus Herpes. Khi trên da có các tổn thương như vết đâm, xước da, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào cơ thể, và tuỳ thuộc tình trạng sức khoẻ của mỗi người sẽ mắc phải mức độ nhiễm trùng khác nhau.

Những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc chín mé, bao gồm:

  • Người có thói quen làm móng chân, móng tay, dễ gặp những tổn thương tại các vị trí ngón chân và ngón tay và nếu không biết cách xử lý đúng, sát khuẩn tốt thì có thể làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. 
  • Người làm trong môi trường bụi bẩn, chân tay thường tiếp xúc trực tiếp với đất hay cơ địa đổ nhiều mồ hôi sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể gây ra chín mé. 
  • Người phải đeo giày cao gót thường xuyên, các ngón chân sẽ ép chặt vào mũi giày dễ bị tổn thường và không gian bên trong bí, nhiều mồ hôi tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ
  • Các chấn thương khi chơi thể thao như bóng đá, bóng chuyền, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tụ cầu vàng xâm nhập.
  • Người béo phì, suy giảm miễn dịch, tiểu đường…
Nguyên nhân bị chín mé
Nguyên nhân bị chín mé

3 Cách chẩn đoán bệnh chín mé

3.1 Khám lâm sàng

Dấu hiệu nhận biết khi chẩn đoán lâm sáng của chín mé khá dễ dàng chỉ cần thăm khám vùng ngón tay, ngón chân. Với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, hoặc có mủ tại vị trí tổn thương, có thể chỉ điểm cho bệnh lý này.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ khai thác tiền sử chấn thương, va chạm, các bệnh lý hiện tại để chẩn đoán toàn diện hơn, và có các biện pháp điều trị triệt để. Biểu hiện đo thân nhiệt xem xét bệnh nhân có sốt không cũng được thực hiện.

3.2 Xét nghiệm

Để có những kết luận chính xác hơn, xác định loại vi khuẩn hay virus gây ra bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu xét nghiệm. Các biện pháp như siêu âm đầu ngón chân, ngón tay, để biết được giai đoạn, mức độ xâm lấn của chín mé.

Ngoài ra, các biện pháp xác định chức năng gan, thận cũng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

3.3 Chẩn đoán phân biệt 

Các bệnh da liễu thường nhầm lẫn với bệnh chín mé, bao gồm:

  • Tổ đỉa: đây là tình trạng bệnh biểu hiện với các vết sưng, bọng nước trên da, thông thường ở lòng bàn tay và bàn chân. Nhưng ít đau và gây ngứa dữ dội.
  • Viêm cấp quanh móng: gặp ở chân của móng, có biểu hiện nhức sưng kèm chảy mủ.
  • Chín mé do ung thư sắc tố: đây là dạng ung thư ở đầu ngón tay, ngón chân với các biểu hiện sưng, nóng, mưng mủ nhưng thường màu đen, bệnh có thể gây mất móng.

4 Điều trị móng chọc thịt bằng thuốc

Để điều trị chín mé hiệu quả, bác sĩ thường kết hợp thuốc với các biện pháp vệ sinh tại nhà.

4.1 Một số loại thuốc mỡ bôi chín mé

Các thuốc mỡ bôi được sử dụng khá nhiều trong điều trị bệnh chín mé, bao gồm:

  • Fucidin: thành phần của thuốc chứa Acid fusidic 20mg/g, một chất có tính kháng khuẩn trên bề mặt da, hiệu quả với các vi khuẩn tụ cầu. Đây là dạng kem bôi được các bác sĩ kê đơn phổ biến điều trị các bệnh da liễu do vi khuẩn như chín mé. 
  • Fucidin H: có thành phần tương tự Fucidin và có kết hợp với hydrocortison, chất chống viêm, vì vậy sản phẩm  giúp giảm nhanh triệu chứng viêm, đau và diệt vi khuẩn tụ cầu vàng hiệu quả. Tuy nhiên thuốc chỉ được sử dụng khi có sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý lạm dụng vì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Mupirocin: là một kháng sinh bào chế từ bằng cách lên men Pseudomonas fluorescens, có khả năng diệt vi khuẩn tụ cầu vàng trên da khá tốt, thuốc được bào chế dạng bôi, dùng trên các tổn thương da như viêm nang lông, chốc lở
Một số loại thuốc mỡ bôi chín mé
Một số loại thuốc mỡ bôi chín mé

4.2 Thuốc kháng sinh

Trong một số trường hợp có sốt nhẹ, các vết thương chín mé đã chuyển sang giai đoạn 2 hoặc 3 thì bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc uống cho người bệnh. Các kháng sinh thường có phổ kháng vi khuẩn gram dương, điều trị nhiễm khuẩn mô mềm. Chẳng hạn như:

4.3 Thuốc chống viêm

Khi các vết chín mé sưng, đau, khiến người bệnh khó đi lại và cử động, thuốc chống viêm đường uống thường được kê trong đơn thuốc của bác sĩ.

Các thuốc kháng viêm dạng men (enzym) như trypsin, Papain, Bromelain, alphachymotripsin giúp chống viêm, giảm phù nề. Hoặc các thuốc kháng viêm nhóm corticoid như dexamethasol, prednisolon, Methylprednisolone có tác dụng chống viêm mạnh nhưng kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nên chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

5 Lưu ý khi dùng thuốc điều trị móng quặp

Để điều trị chín mé nhanh chóng, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

  • Trước khi dùng thuốc bôi cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng bị chín mé, có thể dùng thuốc tím pha loãng hoặc cồn nhẹ sát khuẩn, hay nước muối sinh lý. Sau khi vệ sinh xong dùng thuốc bôi theo đúng liều dùng được bác sĩ kê đơn,
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị sưng mủ chín mé, cần đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ rạch, dẫn lưu mủ ra ngoài rồi tiến hành các biện pháp xử lý tiếp theo. Thông thường kháng sinh sẽ được kê đơn uống cùng thuốc bôi ngoài trong trường hợp này.
  • Nếu sau khi điều trị xong, mà vết thương vẫn sưng và đau, bệnh nhân không đáp ứng điều trị thì cần phải tiến hành các xét nghiệm như siêu âm, chụp x-quang để xem xét biến chứng, cũng như có phải là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm hay không.

6 Mẹo chữa chín mé đơn giản tại nhà

Một vài cách điều trị chín mé tại nhà khá hiệu quả đối với những trường hợp nhẹ, bao gồm:

Mẹo chữa chín mé đơn giản tại nhà
Mẹo chữa chín mé đơn giản tại nhà

6.1 Ngâm nước giấm

Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả cải thiện đáng kể. Cách thực hiện đơn giản như sau: 

  • Pha loãng giấm với nước theo tỷ lệ giấm : nước là 1:4 
  • Ngâm tay hoặc chân bị chín mé vào hỗn hợp trong khoảng từ 20-30 phút.
  • Duy trì thực hiện 2-3 lần/ngày và trong nhiều ngày liên tục để có kết quả tốt nhất.

6.2 Ngâm muối Epsom

Muối epsom được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực làm đẹp cũng như chăm sóc sức khoẻ. Sản phẩm này giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giảm đau cũng như sát trùng trên da. Cách làm như sau:

  • Ngâm tay/chân đang bị chín mé vào hỗn hợp nước pha với muối epsom theo tỷ lệ 1 lít nước: 2 thìa cà phê muối. Tiến hành ngâm như với nước giấm.
  • Cố gắng thực hiện liên tục nhiều ngày để giảm được triệu chứng tốt nhất.

6.3 Ngâm nước ấm

Với một vài tổn thương chín mé nhẹ, thì bạn có thể ngâm nước ấm cũng có hiệu quả. Thông thường bạn sẽ ngâm nước ấm rồi tiến hành cắt bỏ phần móng chọc vào tay. Cách tiến hành như sau:

  • Ngâm tay vào nước ấm từ 20-30 phút, sau đó dùng kéo đã sát khuẩn để cắt bỏ phần móng chọc thịt.
  • Lấy cồn hoặc povidone sát trùng vết thương, băng bó lại bằng gạc để tránh vi khuẩn xâm nhập, nên thay gạc và vệ sinh vết thương thường xuyên.

6.4 Ngâm lá trầu không

Trầu Không có chứa một dạng chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt, nó có đặc tính làm dịu, chống sưng và viêm. Ngoài ra trong lá trầu không có nhiều hoạt chất chống oxy hoá, diệt khuẩn, các hoạt chất Flavonoid trong lá cũng có khả năng sát khuẩn cao. Tinh dầu trong lá có mùi hơi nồng, vị cay nên trị viêm khớp, viêm họng, nhức đầu, thông tia sữa, chín mé.

Cách làm:

  • Lấy một nắm lá trầu không khoảng 15 lá, đem rửa sạch bằng nước.
  • Sau đó đem vò lá trầu không để tiết ra được nhiều tinh dầu.
  • Cho lá trầu không vào nước rồi cho thêm một ít muối đun cùng.
  • Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp, để nước nguội đến ấm.
  • Đêm ngâm chân, tay bi chín mé trong khoảng 10 phút, thực hiện mỗi ngày 1 lần, duy trì đến khi khỏi hẳn.

6.5 Dùng hành khô trị chín mé

Hành khô không chỉ là gia vị quen thuộc của người Việt mà còn là một dược liệu dân gian sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn, chống viêm, sưng và ngứa ngáy. Vì vậy các vết thương ngoài da như chín mé có hiệu quả điều trị rất tốt.

Cách làm như sau:

  • Bóc lớp vỏ bên ngoài hành khô, nên chọn những củ già, không ẩm mốc, mọc mầm.
  • Sau đó đem luộc chín rồi giã nhuyễn
  • Đắp lên chỗ bị chín mé, thực hiện nhiều lần trong ngày, nên cách nhau từ 4-5 tiếng/lần

7 Cách phòng ngừa bệnh chín mé

Khi bị chín mé người bệnh cần vệ sinh ngón tay, bôi thuốc tím và mỡ kháng sinh, nếu trường hợp nặng thì cân rạch mủ loại bỏ trước rồi thực hiện các bước trên. Tuy nhiên chín mé thường dễ tái phát, nên người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ, đặc biệt là các đầu ngón tay, ngón chân.
  • Thường xuyên cắt ngón tay và ngón chân và vệ sinh lại bằng Dung dịch chuyên dụng, nếu có tổn thương cần bôi thuốc mỡ phòng chống nhiễm khuẩn.
  • Không nên cắt móng chân, móng tay quá sát có thể làm tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Không ngâm tay chân trong nước quá lâu và đi chân trần xuống đất cát, nơi ẩm ướt.
  • Khi bị chín mé thì nên thăm khám và điều trị tại bệnh viện, đặc biệt với các bệnh nhân đang bị tiểu đường, HIV, suy giảm miễn dịch, để tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
  • Tái khám theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tái nhiễm về sau.

8 Một vài câu hỏi thường gặp về chín mé

8.1 Có nên nặn mủ chín mé không?  

Đối với bệnh nhân bị chín mé mưng mủ, thì cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, bệnh nhân sẽ được đưa đến những cơ sở y tế chụp X-quang kiểm tra tổn thương đã lan rộng vào xương, gân hay chưa. Sau đó sẽ tiến hành rạch, dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Trường hợp tổn thương sâu và đã biến chứng thì có thể bác sĩ sẽ chỉ đinh tháo khớp, ngăn chặn vi khuẩn lan rộng hơn. 

8.2 Bị chín mé bao lâu thì khỏi?

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, chín mé có thể khỏi trong vài ngày đến vài tháng. Trường hợp chín mẹ nhẹ, vết thương sưng, đau ít, các triệu chứng sẽ giảm sau khoảng 20 ngày nếu chăm sóc đúng cách. Trường hợp nặng hơn, vết thương có sưng mủ, thậm chí người bệnh sốt, thì cần phải điều trị khoảng từ 2-3 tháng mới hồi phục hoàn toàn. Vì vậy tuỳ thuộc cơ địa mỗi người, cách chăm sóc vết thương, thời gian chín mé lành sẽ nhanh hoặc chậm.

9 Kết luận

Chín mé hay móng quặp là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp, nếu không biết điều trị đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc có những thông tin cần thiết về bệnh chín mé và cách chữa trị bệnh hiệu quả. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu tổn thường ngày càng lan rộng và nặng hơn, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tránh những tác dụng không mong muốn nhé.

10 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Naomi M. Nardi, Edward J. McDonald , Hasnain A. Syed , Timothy J. Schaefer (Ngày đăng 30 tháng 4 năm 2024) Felon. Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024
  2. Tác giả B Connolly 1, F Johnstone, T Gerlinger, E Puttler (Ngày đăng tháng 1 năm 2000) Methicillin-resistant Staphylococcus aureus in a finger felon. Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024
  3. Tác giả F Rabarin 1, J Jeudy và cộng sự (Ngày đăng 26 tháng 5 năm 2017) Acute finger-tip infection: Management and treatment. A 103-case series. Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024
     

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    dùng 7 màu bôi được không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • chín mé nguyên nhân thường do vi khuẩn và virus, không nên dùng 7 màu để điều trị ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633