1. Trang chủ
  2. Răng Hàm Mặt
  3. Tự nhiên chảy máu chân răng có phải cảnh báo ung thư? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Tự nhiên chảy máu chân răng có phải cảnh báo ung thư? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Tự nhiên chảy máu chân răng có phải cảnh báo ung thư? Cách điều trị bệnh hiệu quả

Trungtamthuoc.com - chảy máu chân răng là vấn đề răng miệng mà hầu như ai cũng từng gặp phải. Nếu tình trạng chỉ kéo dài trong vài ngày thì không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu gặp thường xuyên có thể là cảnh báo về bệnh lý. Như vậy nguyên nhân gây ra bệnh là gì và cách điều trị dứt điểm như thế nào? Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1 Chảy máu chân răng là biểu hiện bệnh gì?

Chảy máu chân răng là hiện tượng chảy máu ở nướu xung quanh chân răng, có thể tự nhiên chảy hoặc do tác động mạnh từ việc đánh răng, xỉa răng, ăn uống. Bên cạnh đó, khi mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu răng, viêm nha chu thì hiện tượng này cũng thường xảy ra. Thậm chí chảy máu chân răng kéo dài còn cảnh báo bệnh ung thư tiềm ẩn.

Triệu chứng của chảy máu chân răng có thể nhìn thấy ngay, ngoài ra còn các biểu hiện khác đi kèm như:

  • Nướu sưng đỏ, bị viêm có thể đau hoặc không, thường gặp trong viêm nha chu và viêm lợi
  • Hơi thở có mùi
  • Chân răng lỏng lẻo, khó nhai
  • Viêm tủy răng, áp xe răng

2 Nguyên nhân chảy máu chân răng là gì?

Tự nhiên chảy máu chân răng nhiều là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề không tốt về sức khỏe, tìm hiểu các nguyên nhân bên dưới để có hướng điều trị hiệu quả:

Viêm lợi

Bệnh lý răng miệng thường gặp làm sưng, viêm và chảy máu chân răng. Thường do các vi khuẩn trên mảng bám xâm nhập khi vệ sinh răng miệng không tốt. Tình trạng bệnh càng nặng thì chảy máu chân răng càng nhiều và khi điều trị khỏi bệnh thì hiện tượng chảy máu cũng sẽ thuyên giảm. Nên duy trì đi lấy cao răng định kỳ cũng giảm viêm lợi đáng kể.

Sâu răng, áp xe răng

Các bệnh lý như sâu răng, áp xe quanh chân răng cũng là nguyên nhân chảy máu răng. Lợi lúc này thường sưng, viêm và đau nhiều. Không điều trị triệt để, kéo dài càng lâu tình trạng bệnh càng trở nặng, lan toàn miệng, gây các biến chứng mà sau khi chữa trị cũng khó hồi phục như trước.

Đánh răng sai cách

Đánh răng không đúng cách cũng là nguyên nhân làm chảy máu chân răng nhiều. Khi tác động quá mạnh hay dùng bàn chải cứng làm lợi tổn thương, chảy máu. Ngoài ra chải răng sai cách còn làm bào mòn răng, tụt lợi. 

Dùng chỉ nha khoa, tăm xỉa răng

Sử dụng chỉ nha khoa quá nhiều mà không đúng cách làm lợi tổn thương dễ chảy máu răng. Lâu ngày dễ biến chứng thành viêm lợi, viêm nha chu.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Bổ sung thiếu các chất như vitamin C, vitamin K trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, gây ra chảy máu chân răng. Một vài loại thực phẩm chế biến có thể gây kích ứng nướu, nếu dừng sử dụng thì triệu chứng sẽ giảm, không đáng lo ngại. 

Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Đánh răng không đúng cách, không đủ lâu và ít hơn 2 lần/ ngày có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám. Lâu ngày sẽ dẫn đến mắc các bệnh răng miệng như viêm lợi, tụt lợi, chảy máu chân răng.

Bị mắc các bệnh về gan

Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, khi chức năng gan yếu, quá trình chuyển hoá bị ảnh hưởng, gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng, trong đó có chảy máu chân răng.

Hút thuốc lá, thuốc lào

Có rất  nhiều tác hại của việc hút thuốc lá, trong đó các vấn đề răng miệng thường gặp nhất. Không chỉ gây vàng răng, viêm nha chu, viêm lợi, còn làm chảy máu chân răng thường xuyên.

Nguyên nhân chảy máu chân răng
Nguyên nhân chảy máu chân răng

3 Cách trị chảy máu chân răng tức thì

3.1 Cách làm ngưng chảy máu tại nhà

Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên, cần sơ cứu ngay giảm mất máu tại chỗ bằng các cách sau:

3.1.1 Dùng bông gạc y tế

Bị chảy máu nhiều sau khi đánh răng, hoặc va chạm mạnh, bạn cần cầm máu ngay lập tức. Sử dụng một miếng gạc sạch, đặt lên khu vực chảy máu cho đến khi máu đông lại thì lấy ra. Đối tượng bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh lý máu khó đông có thể mất nhiều thời gian hơn để cầm máu.

3.1.2 Chườm đá

.Bạn nên chườm đá vào vùng lợi bị tổn thương, giúp mạch máu co lại, cải thiện tình trạng chảy máu đáng kể. Phương pháp này giúp cầm máu nhanh chóng trong trường hợp bị chấn thương mô nướu, dịu các vết sưng tấy rất hiệu quả. Đá lạnh còn giảm triệu chứng đau khá tốt.

3.1.3 Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng.

Nước súc miệng chứa các thành phần như nước muối sinh lý, chlorhexidine hoặc Hydrogen peroxide vừa có tác dụng điều trị bệnh răng miệng, vừa ngăn chảy máu chân răng rất hiệu quả. Các nguyên nhân gây viêm thường là do các loại vi khuẩn nên sử dụng hoạt chất này có thể tiêu diệt diệt khuẩn, cải thiện các tình trạng viêm rất tốt.

Súc miệng bằng nước súc miệng giảm chảy máu chân răng
Súc miệng bằng nước súc miệng giảm chảy máu chân răng

3.2 Dùng thuốc điều trị chảy máu chân răng

3.2.1 Thuốc chống viêm

Các thuốc chống viêm NSAID hay nhóm corticoid, các enzym tiêu viêm đều có thể kê đơn điều trị tuỳ vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Thuốc làm giảm tình trạng sưng, viêm đau kha nhanh. Một số thuốc điển hình hay gặp là Alpha Chymotrypsin, dùng dạng ngậm dưới lưỡi, giúp giảm phù nề vị trí viêm lợi với liều dùng 2 viên/ lần x 3 lần/ ngày.

3.2.2 Thuốc kháng sinh 

Thuốc kháng sinh được kê đơn dưới dạng đường uống, đường bôi, nước súc miệng với công dụng diệt khuẩn bám trong các kẽ răng, mảng cao răng gây ra bệnh về đường răng miệng. Thuốc được sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng hay sử dụng quá liều, tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ của thuốc.

Một số thuốc kháng sinh thường gặp gồm:

Azithromycin: kháng sinh kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, hay kê đơn cho bệnh nhân bị chảy máu chân răng do hút thuốc lá thường xuyên. Thuốc có thời gian bán thải dài nên 1 đợt uống trong 3 với liều 500mg và 250mg trong 5 ngày.

Tetracycline: Nhóm kháng sinh kìm khuẩn tốt, tuy nhiên ngày nay bị kháng khá nhiều, thường được ứng dụng đường bôi. Được chỉ định vào lúc đói, trước ăn 1-2 giờ, liều dùng 500mg mỗi ngày 2 lần, thời gian theo chỉ định của bác sĩ.

Amoxicillin: Nhóm kháng sinh diệt khuẩn được sử dụng phổ biến, ngày nay cũng đã bị kháng nhiều. Thuốc an toàn cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, nên có thể kê đơn cho đối tượng này khi bị viêm chảy máu chân răng. Liều dùng mỗi lần 2 viên 500mg đối với người lớn, thời gian khoảng 5-7 ngày.

Metronidazol: Kháng sinh diệt khuẩn gram âm ,kỵ khí rất tốt dùng trong điều trị bệnh răng miệng từ nhẹ đến nặng. Thuốc thường kết hợp với spiramycin để tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc kháng sinh dù dạng uống hay bôi đều có kết quả điều trị tốt, giảm viêm, sưng, chảy máu rất nhanh. Tuy nhiên đây là nhóm thuốc kê đơn cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua dùng gây tăng tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc kháng sinh chữa chảy máu chân răng
Thuốc kháng sinh chữa chảy máu chân răng

3.2.3 Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng nhiều nhất là Paracetamol, giúp giảm triệu chứng đau trong chảy máu chân răng, hỗ trợ các thuốc khác phát huy hiệu quả tốt hơn. Thuốc không kê đơn, có thể mua tại các nhà thuốc dễ dàng, tuy nhiên liều cao gây độc gan nên không sử dụng quá liều khuyến cáo. 

3.2.4 Vitamin C, PP, E đường uống

Ngoài các thuốc giảm triệu chứng đau, diệt khuẩn, chống viêm thì bổ sung các vitamin C,E,PP cũng hỗ trợ điều trị chảy máu hiệu quả. Thuốc hỗ trợ làm bền thành mạch nướu, vết thương mau lành hơn từ đó triệu chứng chảy máu chân răng cũng được cải thiện.

Vitamin C hỗ trợ chống viêm, oxy hoá, nâng cao sức đề kháng và sức bền thành mạch

Vitamin PP tái tạo niêm mạc nướu, mau lành vết thương và thiếu vitamin PP là một trong số nguyên nhân gây viêm lợi 

Vitamin E chống oxy hoá, ức chế sự viêm nhiễm trong cơ thể

Các vitamin này cũng có thể bổ sung qua đường thực phẩm trong chế độ ăn, thường có nhiều trong trái cây, rau xanh

Vitamin C, PP, E chữa chảy máu chân răng
Vitamin C, PP, E chữa chảy máu chân răng

4 Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì? 

Tự nhiên chảy máu chân răng hoặc chảy máu sau mỗi lần đánh răng thường xuyên xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất sau:

4.1 Vitamin C

Vitamin C được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó vai trò điều trị các bệnh răng miệng cũng rất hiệu quả. Vitamin C hỗ trợ sản sinh các Collagen mao mạch, chống oxy hoá, giúp thành mạch bền vững, từ đó giảm chảy máu chân răng. Nhưng nếu thiếu hụt chất này, sức khoẻ nướu răng, các mô nướu sẽ kém liên kết, chỉ cần tác động nhẹ cũng gây ra viêm lợi, chảy máu. 

Có thể bổ sung vitamin C qua đường uống hoặc từ thực phẩm, trái cây như cam, chanh, ổi, rau xanh đậm…

4.2 Vitamin D

Vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi, thành phần cấu tạo trực tiếp của răng và xương. Vì vậy thiếu hụt vitamin này, chắc chắn sự săn chắc của răng sẽ kém, không gây chảy máu chân răng, thậm chí gãy răng, rụng răng cũng sẽ xảy ra.

Bổ sung vitamin trực tiếp từ ánh sáng mặt trời hoặc từ các loại thực phẩm như cá hồi, sữa hàng ngày là cách phòng bệnh chảy máu chân răng rất hiệu quả.

4.3 Vitamin K

Khi bổ sung thiếu vitamin K sẽ gây ra tình trạng máu khó đông, chảy máu không kiểm soát do vitamin này là yếu tố tham gia quá trình đông máu, ngăn máu chảy khi bị tổn thương.

Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau cải xoong, rau mùi..

4.4 Thiếu canxi

Ngoài vai trò là thành phần cấu tạo răng, Canxi còn hỗ trợ đông máu, giảm xuất huyết thành mạch máu. Khi cơ thể thiếu chất này không những làm hệ thống răng yếu hơn, các nguy cơ chảy máu tại chân răng cũng có thể thường xuyên xảy ra.

Thực phẩm chứa nhiều canxi như trứng, sữa, tôm, cá, đậu nành…

4.5 Thiếu phospho

Phospho cũng như canxi là thành phần của răng, nên khi thiếu chất này răng dễ rụng và lung lay hơn. Tạo điều kiện cho các vi khuẩn dễ xâm nhập vào nướu gây ra viêm nướu, viêm nha chu dẫn đến dễ tổn thương khi chải răng, ăn uống.

Các thực phẩm chứa nhiều photpho như hải sản, thịt gà, các loại đậu..việc bổ sung hàng ngày qua thực phẩm rất quan trọng vì chất này cơ thể không tự tổng hợp được.

4.6 Thiếu kẽm

Kẽm chống viêm nướu rất tốt nên khi thiếu chất này khả năng bị các bệnh răng miệng, chân răng dễ chảy máu hơn. Trong thực phẩm như hàu, thịt bò, sữa, nấm chứa hàm lượng kẽm cao.

5 Tự nhiên chảy máu chân răng nhiều có phải cảnh báo ung thư?

Khi các biện pháp sử dụng thuốc, vệ sinh răng miệng, bổ sung vitamin không cải thiện được tình trạng chân răng chảy máu thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về khả năng mắc các bệnh ung thư sau:

5.1 Ung thư vú

Chảy máu chân răng nhiều và khó kiểm soát có thể mà dấu hiệu cảnh báo ung thư vú, nguy cơ mắc ở đối tượng này cao gấp 11 lần so với người bình thường. Đối với phụ nữ đã mãn kinh, tỷ lệ này còn cao hơn 15% so với người khác. Chị em phụ nữ nên tầm soát ung thư vú hàng năm, đi xét nghiệm ngay nếu mắc các bệnh đường răng miệng kéo dài. [1]

5.2 Ung thư gan, xơ gan

Gan tham gia vào quá trình tổng hợp các chất đông máu, nên khi mắc các bệnh lý về gan như xơ gan, ung thư gan, máu sẽ khó đông hơn gây ra tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên. Khi có tiền sử mắc các bệnh về gan kèm theo triệu chứng chảy máu chân răng không rõ nguyên nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế, giảm khả năng tiến triển nặng hơn. [2]

Chảy máu chân răng cảnh báo ung thư gan, xơ gan
Chảy máu chân răng cảnh báo ung thư gan, xơ gan

5.3 Ung thư miệng

Các triệu chứng của bệnh ung thư miệng như loét khoang miệng, viêm lợi, hôi miệng, tự nhiên chảy máu chân răng thường xuyên, giảm cân đột ngột. Khi thấy các triệu chứng bất thường trên nên khám bác sĩ điều trị kịp thời. [3]

5.4 Ung thư máu

Ung thư máu làm giảm lượng hồng cầu và tiểu cầu khiến máu khó đông hơn, từ đó có thể làm xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra, khi thấy có các triệu chứng như bầm tím bất thường trên da, cơ thể dễ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, sức đề kháng yếu, mệt mỏi, người sụt cân kèm theo thì nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. [4]

6 Các cách phòng tránh chảy chân răng hiệu quả

Để phòng tránh chảy máu chân răng tái phát nhiều lần, có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày và học chải răng đúng cách, đủ lâu để loại trừ vi khuẩn và mảng bám tốt nhất. 
  • Hạn chế dùng chỉ nha khoa nhiều lần trong ngày, mỗi ngày nên 1 lần và không sử dụng tăm để xỉa răng
  • Thay bàn chải định kỳ 3 tháng 1 lần
  • Lấy cao răng thường xuyên, nên gặp nha khoa vệ sinh răng miệng định kỳ.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin từ trái cây, thực phẩm góp phần nâng cao sức khỏe răng miệng
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, hút thuốc lá những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm lợi

Khi gặp tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên nhưng không cải thiện khi sử dụng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt, nên tới nha khoa kiểm tra bệnh để được điều trị sớm. Các thay đổi về nướu, răng cũng là cảnh báo khi mắc các bệnh nguy hiểm, không nên tự ý điều trị tại nhà.

7 Bài thuốc dân gian chữa chảy máu chân răng

7.1 Lô hội

Lô Hội hay nha đam có chứa chlorhexidine, thành phần sát khuẩn phổ biến trong nhiều nước súc miệng. Công dụng giảm mảng bám, vi khuẩn, viêm sưng chân răng hiệu quả. 

Cách thực hiện:

  • Đem rửa sạch 1 nhánh lô hội, loại bỏ vỏ bên ngoài lấy phần gel trong lá
  • Ngậm trực tiếp phần gel vừa lọc trong vòng 30 giây, rồi nhổ bỏ, súc miệng lại bằng nước sạch
  • Thực hiện liên tục trong 1 tuần, làm mỗi ngày 2-3 lần, triệu chứng giảm nhanh chóng

7.2 Lá lốt

Lá Lốt được sử dụng rất hiệu quả điều trị bệnh về răng miệng nhờ tính tiêu viêm, kháng khuẩn cực kỳ tốt. Tính chất này do trong lá lốt có chứa tinh dầu, alkaloid và Flavonoid.

Cách thực hiện

  • Lấy rễ lá lốt rửa sạch, phơi khô
  • Đem giã với muối tạo thành hỗn hợp. Có thể cho thêm 1 ít nước sạch
  • Dùng tăm bông thấm từ hỗn hợp trên rồi chấm vào vùng răng bị đau
  • Ngậm trong miệng khoảng 10 phút rồi nhổ bỏ, súc miệng lại bằng nước muối hoặc nước sạch
  • Thực hiện 2-3 lần trong ngày, đều đặn đến khi thuyên giảm triệu chứng
Lá lổt chữa chảy máu chân răng
Lá lổt chữa chảy máu chân răng

7.3 Tỏi

Tỏi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian nhờ tính diệt khuẩn, diệt virus, ngăn ngừa cảm cúm, tăng cường sức đề kháng. Trong bệnh răng miệng, tỏi còn hỗ trợ làm nâng cao sức bền thành mạch, ngăn xơ vữa và hỗ trợ đông máu. Từ đó giảm viêm lợi, chảy máu chân răng hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Tỏi bóc vỏ rồi giã cùng muối
  • Lấy hỗn hợp đắp trực tiếp lên khu vực đau răng
  • Làm liên tục đến khi giảm các triệu chứng, nên duy trì đắp 2-3 lần/ ngày.

7.4 Đinh hương

Trong Đinh Hương chứa lượng tinh dầu lớn, không những được sử dụng làm gia vị nấu ăn, còn có thể chữa bệnh răng về nướu rất tốt. Các nghiên cứu cho thấy lượng tinh dầu này có tính sát khuẩn cao, hỗ trợ các triệu chứng sưng đau, viêm lợi nhanh chóng

Cách thực hiện

  • Lấy 1 lượng bột đinh hương bôi trực tiếp vào khu vực đau
  • Đợi khoảng 10 phút để tinh dầu thấm vào chân răng, duy trì đến khi các triệu chứng viêm răng miệng giảm thì dừng

8 Kết luận 

Chảy máu chân răng có thể cải thiện nhanh chóng nếu xác định được đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách. Có thể giảm các triệu chứng ngay tại nhà nhưng nếu xuất hiện thường xuyên và kéo dài, nên đến gặp bác sĩ tư vấn. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân chảy máu chân răng và các phương pháp trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Jane Beger-Luedde và cộng sự ( Ngày đăng 28 tháng 3 năm 2023), Association between Chronic Gingivitis and Cancer: A Retrospective Cohort Study of 19,782 Outpatients from the United Kingdom. Pubmed. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024
  2. ^ Tác giả Haydée WT Jordão và cộng sự (Ngày đăng 8 tháng 6 năm 2019), The association between self-reported poor oral health and gastrointestinal cancer risk in the UK Biobank: A large prospective cohort study. Pubmed. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024
  3. ^ Tác giả Chuyên gia Cleveland Clinic (Ngày đăng 22 tháng 1 năm 2022) Oral Cancer. Cleveland. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024
  4. ^ Tác giả  Adithya Chennamadhavuni; Varun Lyengar; Shiva Kumar R. Mukkamalla; Alex Shimanovsky (đăng ngày 17 tháng 1 năm 2023) Leukemia. Pubmed. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Mình bị suy gan thường xuyên thấy chân răng chảy máu, nguyên nhân là gì nhỉ?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, khi chức năng gan yếu, quá trình chuyển hoá bị ảnh hưởng sẽ gây nên hiện tượng chảy máu chân răng, a nên đi khám bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn nhé, cảm ơn a đã quan tâm!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    hotline
    0868 552 633
    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633