1. Trang chủ
  2. Huyết Học Truyền Máu
  3. Chảy máu cam: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Chảy máu cam: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Chảy máu cam: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Trungtamthuoc.com - Chảy máu cam hay còn gọi là bệnh chảy máu mũi, bệnh xuất hiện do tổn thương các mạch máu bên trong mũi. Vậy chảy máu cam có nguy hiểm không? Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1 Chảy máu cam là gì?

1.1 Định nghĩa

Chảy máu cam thường gây nên sự hoảng hốt cho người bệnh, tuy nhiên bệnh thường sẽ hết khi cầm máu đúng cách và kịp thời. Chảy máu cam có thể xuất hiện ở một bên mũi, đôi khi ở cả hai lỗ mũi, chảy máu cam gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. 

Chảy máu cam thường bắt nguồn do nguyên nhân các mạch máu bên trong mũi bị tổn thương. Ngoáy mũi thường xuyên là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng chảy máu cam. Trẻ em thường xuyên ngoáy mũi nên thường bị chảy máu cam nhiều hơn người lớn. Tùy thuộc vị trí bị chảy máu, có thể chia chảy máu cam thành hai loại đó là: chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.  

Chảy máu cam
Chảy máu cam

1.2 Ai dễ bị chảy máu cam?

Bất kỳ ai cũng có thể bị chảy máu cam, hầu hết mọi người đã từng trải qua việc từng bị chảy máu ở mũi, có thể chảy máu mũi một bên hoặc 2 bên nhưng đối tượng thường ảnh hưởng nhất là:

- Trẻ em từ 2 đến 10 tuổi: do thói quen hay ngoáy mũi. 

- Người cao tuổi: niêm mạc lót trong hốc mũi bị khô, do đó dễ bị kích ứng và chảy máu. 

- Phụ nữ mang thai.

- Những người dùng thuốc Aspirin thường xuyên, hoặc thuốc chống đông máu khác. 

- Người bị rối loạn đông máu, ví dụ haemophilia. [1] 

1.3 Chảy máu cam có nghiêm trọng không?

Chảy máu cam thường không nghiêm trọng, khi cầm máu tốt thì triệu chứng sẽ đỡ. Tuy nhiên, chảy máu cam thường xuyên hoặc nặng có thể cho thấy các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc rối loạn đông máu. Người bệnh cần thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng hơn từ bác sĩ. Chảy máu quá mức trong một khoảng thời gian dài cũng có thể dẫn đến các vấn đề khác như thiếu máu.

2 Nguyên nhân gây chảy máu cam

Nguyên nhân chảy máu cam có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân phụ thuộc vào vị trí tổn thương: nguyên nhân trước mũi và nguyên nhân sau mũi. 

2.1 Nguyên nhân trước mũi

Chảy máu xuất phát từ thành giữa hai khe mũi (vách ngăn dưới), nơi chứa nhiều mạch máu nhỏ li ti. Các hành động làm tổn thương mạch máu trước mũi bao gồm: 

- Ngoáy mũi, đặc biệt móng tay sắc nhọn: làm tổn thương các mạch máu bên trong mũi, khiến cho máu có thể chảy ra ngay sau khi ngoáy mũi.

- Hỉ mũi mạnh. 

- Chấn thương nhỏ ở mũi.

- Mũi bị tắc hoặc nghẹt thường do nhiễm trùng như cảm lạnh hoặc cảm cúm.

- Viêm xoang, dị ứng mũi. 

- Không khí khô hoặc sự gia tăng nhiệt độ làm khô bên trong mũi.

- Sử dụng quá nhiều thuốc thông mũi.

- Cấu trúc mũi bất thường bẩm sinh, cánh mũi lệch.

2.2 Nguyên nhân sau mũi

Chảy máu cam sau thường ít xảy ra, do nguyên nhân chảy máu bắt nguồn từ các nhánh động mạch cung cấp máu bên trong khoang mũi. Những dạng chảy máu cam này phổ biến ở người lớn hơn trẻ em và có thể chảy nhiều máu hơn, nghiêm trọng hơn chảy máu cam trước. Do đó, khi bị chảy máu cam sau, người bệnh cần khám và điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân của chảy máu cam sau bao gồm:

- Chấn thương mũi mạnh, gãy mũi.

- Phẫu thuật mũi có biến chứng chảy máu cam. 

- xơ vữa động mạch, rối loạn đông máu. 

- Sử dụng thuốc, bao gồm aspirin và thuốc chống đông máu như warfarin, Heparin.

- Khối u trong khoang mũi.

- Bệnh bạch cầu (thường ít gặp). [2]

Nguyên nhân chảy máu cam
Nguyên nhân chảy máu cam

3 Điều trị chảy máu cam

3.1 Nguyên tắc điều trị

Khi chảy máu cam, nguyên tắc đầu tiên là phải tìm cách khắc phục chảy máu cam nhanh chóng, cần điều trị cho bệnh nhân đó là cầm máu, tiếp đó tìm nguyên nhân gây chảy máu và điều trị nguyên nhân gây xuất hiện bệnh. 

3.2 Cầm máu

Cần thực hiện các hành động sau xử trí ban đầu cho bệnh nhân:

Chảy máu mũi nhẹ

  • Cho trẻ ngồi đầu cúi về trước, tiến hành dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp hai cánh mũi trong vòng 10 - 15 phút.
  • Sau đó nhét bông vào tiền đình mũi.

Chảy máu mũi vừa: cầm máu bằng cách nhét mũi trước, có thể dùng bấc hay merocel nhét tiền đình mũi. 

  • Nhét vào hốc mũi đang chảy máu, kiểm tra lại sau khi nhét. 
  • Nếu không hết chảy máu có thể nhét mũi sau.

Chảy máu mũi nặng: nhét mũi sau.

  • Do bác sĩ thực hiện nhét: kỹ thuật nhét cơ bản đó là dùng bông cầu tấn ở vùng vòm, tiến hành nhét mũi trước như kỹ thuật trên. 
  • Sau 24 giờ, bác sĩ cần kiểm tra kỹ sau nhét mũi, nếu chưa cầm được máu chảy phải tiến hành thắt động mạch hàm trong, hoặc động mạch cảnh ngoài, tránh chảy máu nhiều gây thiếu máu.

Ngoài ra, có thể tiến hành cầm máu bằng phương tiện nội soi khi các phương pháp trên gặp thất bại. Phương pháp này được dùng thiết bị nội soi tìm nơi chảy máu, sau đó tiến hành đốt điện cầm máu, do đó thời gian cầm máu nhanh và khá chính xác cho bệnh nhân. 

3.3 Điều trị theo nguyên nhân

Tìm nguyên nhân gây chảy máu mũi và tiến hành điều trị nguyên nhân cho người bệnh để giải quyết triệt để bệnh: 

Phẫu thuật lấy bỏ khối u nếu nguyên nhân chảy máu mũi do khối u trong mũi, hoặc khối u vùng hàm mặt chèn lấn niêm mạc mũi. 

Chảy máu mũi do dị vật: tiến hành lấy dị vật gây chảy máu. 

Chảy máu mũi do nhiễm trùng: thường là biến chứng sau các bệnh viêm xoang, cảm cúm,... cần dùng kháng sinh điều trị vi khuẩn. 

Chảy máu mũi do rối loạn đông máu, cần điều trị kịp thời do biến chứng nguy hiểm. 

Chảy máu mũi do chấn thương xoang: phẫu thuật sắp xương và cầm máu.

Cầm máu khi bị chảy máu cam
Cầm máu khi bị chảy máu cam

3.4 Chăm sóc sau cầm máu

Giảm đau bằng Paracetamol (thuốc giảm đau thông thường được dùng nhiều nhất hiện nay).

Kháng sinh điều trị chống nhiễm khuẩn hoặc điều trị do vi khuẩn gây chảy máu cam, ví dụ Amoxycillin, Cefalexin

Trong trường hợp nhét mũi sau, bệnh nhân uống rất khó, nên dùng thuốc kháng sinh dạng đường tiêm. 

Lưu ý trẻ em sau khi bị chảy máu cam sau khi cầm máu ổn định cần tránh không cho trẻ đùa nghịch nô đùa. 

4 Phòng ngừa chảy máu cam

Những điều bạn có thể làm để ngăn ngừa chảy máu cam bao gồm:

Tránh ngoáy mũi và giữ móng tay ngắn.

Hỉ mũi càng ít càng tốt và chỉ rất nhẹ nhàng.

Có thể dưỡng ẩm mũi bằng Vaseline.

Dùng dụng cụ bảo vệ trong các hoạt động mà mũi hoặc đầu của bạn có thể bị thương.

Luôn luôn làm theo các hướng dẫn đi kèm với thuốc xịt mũi chứa corticoid  - lạm dụng chúng có thể gây chảy máu cam. [3]

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia của NHS Inform. Nosebleed, NHS Inform. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Chuyên gia Cleveland Clinic (Ngày đăng 23 tháng 10 năm 2019). Nosebleed (Epistaxis), Cleveland Clinic. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Valencia Higuera (Ngày đăng 24 tháng 3 năm 2019). What Causes Nosebleeds and How to Treat Them, Healthline. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 4 Thích

    Uống kháng sinh có hết chảy máu cam không ạ?


    Thích (4) Trả lời
  • 3 Thích

    Chảy máu cam thường do đâu?


    Thích (3) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Chảy máu cam: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Chảy máu cam: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
    KL
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (4)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633