1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. WHO cảnh báo chất tạo ngọt nhân tạo Aspartame có thể gây ung thư

WHO cảnh báo chất tạo ngọt nhân tạo Aspartame có thể gây ung thư

WHO cảnh báo chất tạo ngọt nhân tạo Aspartame có thể gây ung thư

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây đã chỉ ra rằng, chất làm ngọt nhân tạo Aspartame có thể gây ung thư cho con người. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về việc chất tạo ngọt nhân tạo có gây ung thư không.

1 Aspartame là gì?

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu để tìm ra chất làm ngọt nhân tạo với mục đích giảm tỷ lệ béo phì và tiểu đường, Aspartame đã được phát hiện vào năm 1965 và được đưa ra thị trường vào năm 1981. Các nhà nghiên cứu cho biết, độ ngọt của Aspartame hơn 150-200 lần so với đường nhưng lại không làm tăng tổng lượng calo của các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. 

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo lượng tiêu thụ hàng ngày đối với Aspartame là không vượt quá 50 mg/kg cân nặng, trong khi các cơ quan quản lý tại Châu  u khuyến nghị mức tiêu thụ tối đa là 40 mg/kg cân nặng cho cả người lớn và trẻ em.

Hiện nay, trên toàn thế giới, Aspartame có thể được tìm thấy trong hơn 6.000 sản phẩm, bao gồm các loại thực phẩm và đồ uống, thuốc ho và một số loại kem đánh răng. Điều này cho thấy tính phổ biến của hóa chất này trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Mặc dù hầu hết các sản phẩm thực phẩm và đồ uống có Aspartame được quảng cáo là lựa chọn thay thế 'lành mạnh' hoặc “giảm cân” cho các sản phẩm có đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng hoặc cơ quan nào khẳng định về công dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì của những sản phẩm này. Thay vào đó, một số bằng chứng nói rằng, hương vị của đồ uống có chứa đường nhân tạo làm tăng cảm giác đói và kết quả là gây tăng cân.[1]

Chất tạo ngọt nhân tạo ngọt gấp nhiều lần so với đường
Chất tạo ngọt nhân tạo ngọt gấp nhiều lần so với đường

2 Chất tạo ngọt nhân tạo (Aspartame) có gây ung thư không?

Sau khi đi vào đường tiêu hóa, Aspartame bi thủy phân thành metanol, axit aspartic và phenylalanine, sau đó được hấp thụ vào máu.

Các chuyên gia cho biết, quá trình chuyển hóa metanol bắt đầu ở gan, nơi nó bị oxy hóa thành formaldehyde và cuối cùng trở thành axit formic. Ngoài tác hại trực tiếp mà methanol gây ra cho gan, formaldehyde còn gây độc trực tiếp cho tế bào gan và có khả năng gây ung thư.

Một số nghiên cứu đã được thực hiện để xem xét khả năng ung thư của Aspartame. Chẳng hạn như một nghiên cứu trên chuột cho thấy việc tiếp xúc với Aspartame sớm trong đời làm tăng nguy cơ chuột con sau đó bị ung thư.[2]

Trong một nghiên cứu gần đây dựa trên dân số của Pháp, các nhà nghiên cứu đã báo cáo nguy cơ ung thư gia tăng liên quan đến việc tiêu thụ Aspartame. Những người tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo được phát hiện có nguy cơ đặc biệt cao liên quan đến ung thư vú, ung thư đại trực tràng, dạ dày, gan, miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, buồng trứng, nội mạc tử cung và tuyến tiền liệt.

Một số lượng lớn các nghiên cứu in vivo và in vitro cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có liên quan đến sự phát triển bệnh ung thư đã khiến Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải tiến hành đánh giá mức độ an toàn của Aspartame.

Các quyết định dự kiến sẽ được công bố vào ngày 14 tháng 07 năm 2023.

Tuy nhiên, kể từ năm 1981, Ủy ban chuyên gia của WHO về phụ gia thực phẩm (JECFA) việc tiêu thụ Aspartame trong giới hạn được coi là an toàn. Ví dụ, một người trưởng thanh nặng 60kg sẽ phải uống từ 12 - 36 lon soda ăn kiêng mỗi ngày mới có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Quan điểm này đã được chia sẻ rộng rãi với các Cơ quan Quản lý Quốc gia ở Hoa Kỳ và Châu  u. 

Frances Hunt-Wood, Tổng Thư ký của Hiệp hội Chất làm ngọt Quốc tế (ISA), cho biết: "IARC không phải là cơ quan an toàn thực phẩm và đánh giá của họ về Aspartame không toàn diện về mặt khoa học và chủ yếu dựa trên nghiên cứu thiếu uy tín.”

Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận với IARC chia sẻ rằng, việc làm dấy lên lo lại Aspartame có thể gây ung thư nhằm thúc đẩy nhiều nghiên cứu hơn. Từ đó sẽ giúp các cơ quan, người tiêu dùng và nhà sản xuất đưa ra các quyết định đúng đắn hơn. [3]

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo có thể bị ung thư
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo có thể bị ung thư

3 Ngày 14/07/2023: WHO dán nhãn Aspartame có thể gây ung thư

Ngày 14 tháng 07 năm 2023, các đánh giá về tác động sức khỏe của chất làm ngọt không đường Aspartame được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ủy ban Chuyên gia Hỗn hợp của Tổ chức Nông Lương (FAO) về Phụ gia Thực phẩm ( JECFA) đã được công bố. Trích dẫn “bằng chứng hạn chế” về khả năng gây ung thư ở người, IARC đã phân loại Aspartame là chất có thể gây ung thư cho người (IARC Nhóm 2B) và JECFA đã tái khẳng định lượng tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được là 40 mg/kg trọng lượng cơ thể

Sau khi xem xét các tài liệu khoa học hiện có, cả hai đánh giá đều ghi nhận những hạn chế trong bằng chứng sẵn có về bệnh ung thư (và các ảnh hưởng sức khỏe khác).

IARC phân loại Aspartame là chất có thể gây ung thư cho người (Nhóm 2B) trên cơ sở bằng chứng hạn chế về ung thư ở người (cụ thể là ung thư biểu mô tế bào gan, một loại ung thư gan). Cũng có bằng chứng hạn chế về ung thư ở động vật thí nghiệm và bằng chứng hạn chế liên quan đến các cơ chế có thể gây ung thư.

JECFA kết luận rằng dữ liệu được đánh giá cho thấy không có đủ lý do để thay đổi lượng tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) đã thiết lập trước đó là 0–40 mg/kg trọng lượng cơ thể đối với Aspartame. Do đó, ủy ban đã tái khẳng định rằng một người tiêu thụ trong giới hạn này mỗi ngày là an toàn. Ví dụ: với một lon nước ngọt dành cho người ăn kiêng có chứa 200 hoặc 300 mg Aspartame, một người trưởng thành nặng 70kg sẽ cần tiêu thụ hơn 9–14 lon mỗi ngày để vượt quá lượng tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận được, giả sử không có lượng hấp thụ nào khác từ các nguồn thực phẩm khác.[4]

4 Các tác hại khác của chất tạo ngọt tổng hợp(Aspartame)

Các nghiên cứu về chất làm ngọt nhân tạo có thể khiến người tiêu dùng trở nên lo ngại và giảm tiêu thụ các sản phẩm có chứa Aspartame. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng, xu hướng này có thể bảo vệ người tiêu dùng trước các tác động tiềm ẩn khác với sức khỏe của Aspartame.

4.1 Gây quái thai

Khi mang thai, điều quan trọng là các bà mẹ phải có một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi cũng như sức khỏe tổng thể của bản thân. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng, tiêu thụ nhiều chất làm ngọt nhân tạo trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sinh non và phát triển các bệnh dị ứng ở thai nhi. 

Nhiều nghiên cứu in vivo cũng đã báo cáo một loạt các tác động gây quái thai liên quan đến việc tiêu thụ Aspartame trong thời kỳ mang thai. Một số trong đó bao gồm các tình trạng như kém dung nạp Glucose, bất thường hệ vi sinh đường ruột, tăng cân, tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và ung thư liên quan đến hormone ở trẻ sơ sinh. 

4.2 Gây rối loạn hành vi

Việc tiêu thụ Aspartame được cho là có tác động đến thần kinh, bao gồm các rối loạn thần kinh và hành vi. Chẳng hạn như xuất hiện triệu chứng đau đầu, co giật và trầm cảm. Những tác động này phần lớn là do quá trình chuyển hóa Aspartame, dẫn đến việc sản xuất phenylalanine, axit aspartic và metanol, tất cả đều có thể vượt qua hàng rào máu não ​​và tương tác trực tiếp với các chất dẫn truyền thần kinh.

Ngoài việc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, Aspartame còn làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột góp phần vào những thay đổi hành vi lâu dài. Những thay đổi về hệ vi sinh vật cũng có thể làm tăng giải phóng corticosterone và hormone vỏ thượng thận (ACTH).
>>> Xem thêm: Sự Thật Bột Ngọt (Mì Chính) Gây Hại Cho Sức Khỏe Người Tiêu Dùng?

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Benedette Cuffari (Ngày đăng: Ngày 29 tháng 06 năm 2023). WHO to declare artificial sweetener Aspartame as possible carcinogen, News-medical. Ngày truy cập: Ngày 02 tháng 07 năm 2023
  2. ^ Andrew Gregory (Ngày đăng: Ngày 29 tháng 06 năm 2023). Aspartame sweetener to be declared possible cancer risk by WHO, say reports, The Guardian. Ngày truy cập: Ngày 02 tháng 07 năm 2023
  3. ^ Jennifer Rigby (Ngày đăng: Ngày 30 tháng 06 năm 2023). Exclusive: WHO's cancer research agency to say Aspartame sweetener a possible carcinogen -sources, Reuters. Ngày truy cập: Ngày 02 tháng 07 năm 2023
  4. ^ WHO (Ngày đăng: Ngày 14 tháng 07 năm 2023). Aspartame hazard and risk assessment results released, WHO. Ngày truy cập: Ngày 14 tháng 07 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633