1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. CHẮP MẮT: triệu chứng bệnh và biện pháp phòng ngừa

CHẮP MẮT: triệu chứng bệnh và biện pháp phòng ngừa

CHẮP MẮT: triệu chứng bệnh và biện pháp phòng ngừa

Trungtamthuoc.com - Chắp là bệnh ở mắt thường gặp. Bệnh chắp mắt thường bị nhẫm lẫn với lẹo mắt. Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu cụ thể về bệnh chắp mắt dưới đây, giúp người đọc có thêm kiến thức để phân biệt bệnh với lẹo mắt.

1 Chắp mắt là gì?

Chắp mắt (tên tiếng anh là chalazion) là tình trạng bệnh xuất hiện do u hạt mạn tính xuất phát từ tuyến Meibomius. Nguyên nhân là do tuyến này bị bít tắc, các chất bã bị tắc nghẽn dưới mí mắt gây nên viêm, khiến nổi hạt và sưng đỏ ở mí mắt. 

Trường hợp chắp nặng có thể gây bội nhiễm làm nhiễm trùng bên trong tuyến Meibomius.

Chắp mắt
Chắp mắt

Chắp có thể gặp ở cả mí mắt trên và mí mắt dưới. Chắp có hai dạng đó là chắp bên trong và chắp bên ngoài. Chắp bên ngoài có triệu chứng đặc trưng là nổi nốt đỏ, cứng ở mi mắt, còn chắp bên trong thì nốt u đỏ này ở bên trong mí mắt nên khó phát hiện hơn. Thường khi chắp gây cộm trong mắt mới được phát hiện.

2 Nguyên nhân gây chắp mắt

Tuyến dầu nhỏ ở mí mắt bị chặn là nguyên nhân gây bệnh. Các tuyến này giúp giữ ẩm cho mắt, do vậy khi một tuyến bị tắc bắt đầu giữ lại dầu và sưng lên, sau đó có thể có một cục cứng trên mí mắt.

Một số nguyên nhân khác của chắp là:

  • Rosacea (một tình trạng da gây mẩn đỏ và nổi mụn).
  • Viêm bờ mi mãn tính , viêm mí mắt (đỏ, sưng tấy và kích ứng).
  • Viêm da tiết bã ( da đỏ, khô, bong tróc và ngứa).
  • Bệnh lao (TB) .
  • Nhiễm virus. [1]

3 Phân biệt chắp với lẹo mắt

Mụn lẹo rất đau. Nó thường xuất hiện ở rìa mí mắt, nguyên nhân thường là do gốc lông mi bị nhiễm trùng. Nó thường sưng lên, đôi khi ảnh hưởng đến toàn bộ mí mắt. Triệu chứng ở bệnh chắp mắt nốt u thường nhỏ hơn và không gây đau, sưng như lẹo mắt. [2]

Bệnh lẹo là bệnh viêm cấp tính, triệu chứng đi kèm như sưng đỏ, đau, có mủ, gây nhiều biến chứng. Bệnh chắp là bệnh viêm mạn tính. Bệnh thường hết sau 1 tháng, triệu chứng cũng không nặng như lẹo mắt. 

Phân biệt chắp và lẹo mắt
Phân biệt chắp và lẹo mắt

4 Những người có nguy cơ mắc chắp mắt

Bệnh chắp mắt có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn do thói quen dụi mắt của trẻ. Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ làm tăng mắc bệnh chắp mắt, bao gồm:

Người đã có tiền sử bị chắp mắt. 

Người thường xuyên làm việc trong môi trường bụi bặm như công nhân đường bộ, công nhân xây dựng,...

Thói quen chạm tay dụi mắt.

Người thường xuyên trang điểm mắt.

Để hạn chế bệnh chắp mắt tốt nhất là giữ vệ sinh mắt sạch sẽ.

5 Triệu chứng của bệnh chắp

Bệnh chắp mắt có triệu chứng điển hình là cộm ở mắt, đặc biệt trong trường hợp người bệnh bị chắp bên trong mí mắt. Nốt u nổi lên có màu đỏ, sưng không to, ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: 

Chảy nhiều nước mắt.

Nhạy cảm với ánh sáng, thị lực bị suy giảm nhẹ.

Vị trí nổi u không nằm ngay cạnh bờ mi mà ở cách xa bờ mi một chút. Do đó chắp không gây đau như lẹo.

Cảm giác vùng mi hơi cứng, nặng, chớp mắt hơi vướng.

Đôi khi chắp tiến triển nặng bị bội nhiễm gây xuất hiện mủ và vỡ mủ. 

Sờ thấy nốt u dưới bờ mi.

Tuy nhiên cần chẩn đoán phân biệt với bệnh carcinoma tế bào đáy hoặc tuyến bã có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp.

6 Điều trị chắp mắt

6.1 Nguyên tắc điều trị

Nguyên tắc điều trị cho bệnh nhân bị chắp mắt: bệnh nhân cần giữ vệ sinh mắt, đồng thời có thể kết hợp chườm ấm bằng khăn sạch.  

6.2 Các bước điều trị

 Điều trị ban đầu: chườm ấm bằng gạc sạch có thể làm giảm triệu chứng đối với những tổn thương sớm. 

Mổ chắp mắt: Những chắp to ảnh hưởng đến thị lực hoặc thẩm mỹ cần phải được lấy ra bằng phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ rồi tiến hành thủ thuật lấy sạc chất nhầy trong bọc chắp. Dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh điều trị tại chỗ sau khi tiến hành thủ thuật. 

Hẹn tái khám sau 3-5 ngày. [3]

6.3 Bị chắp mắt kiêng gì?

Khi bị chắp nên kiêng các đồ cay nóng để làm tăng sự đau, đỏ của chắp. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, đặc biệt Vitamin C để giúp cơ thể mát hơn. 

Nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ
Nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ

7 Phòng ngừa bệnh chắp mắt

Vệ sinh sạch sẽ mặt và mắt hàng ngày trước khi đi ngủ. 

Rửa tay sạch sẽ, hạn chế cho tay lên dụi mắt. 

Hạn chế trang điểm mắt khi không cần thiết. 

Nên thay mascara sau 6 tháng sử dụng. 

Những người bị bệnh cần lưu ý những điều sau để bệnh không bị tiến triển nặng: 

Chườm nhẹ mí mắt bằng vải sạch và ấm. 

Không nên nặn khi bị chắp.

Lau nhẹ nhàng mí mắt trước khi đi ngủ. 

Rửa tay sạch sẽ, hạn chế dụi mắt.

Khám bác sĩ và nhỏ thuốc điều trị theo chỉ định.

Bệnh chắp có thể tự khỏi được nếu bạn duy trì tuân thủ các lời khuyên trên. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia của Cleveland Clinic (Ngày đăng 24 tháng 02 năm 2021). Chalazion, Cleveland Clinic. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả Kierstan Boyd (Ngày đăng 18 tháng 11 năm 2021). What Are Styes and Chalazia?, American Academy of Ophthalmology. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả Autumn Rivers (Ngày cập nhật 30 tháng 11 năm 2021). Chalazion (Meibomian Cyst), Healthline. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Sử dụng các thuốc kháng sinh nhỏ mắt nào sau tiểu phẫu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
CHẮP MẮT: triệu chứng bệnh và biện pháp phòng ngừa 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • CHẮP MẮT: triệu chứng bệnh và biện pháp phòng ngừa
    TV
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633