1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Chẩn đoán thai nghén trong nửa đầu và nửa sau thai kì

Chẩn đoán thai nghén trong nửa đầu và nửa sau thai kì

Chẩn đoán thai nghén trong nửa đầu và nửa sau thai kì

Trungtamthuoc.com - Với những phụ nữ khỏe mạnh thì đây là một dấu hiệu khá đáng tin cậy về việc bạn đã mang thai. Tuy nhiên những trường hợp sau việc mất kinh có thể không phải là dấu hiệu của việc mang thai: người chu kì kinh không đều, đang sử dụng thuốc tránh thai, đang cho con bú, người ở độ tuổi tiền mãn kinh,...

1 Đại cương về thai kỳ

Khi trứng được thụ thai và làm tổ trong buồng tử cung, cơ thể của người mẹ có những thay đổi về tâm tâm lý, sinh lý, hình dáng bên ngoài và các cơ quan bên trong. Những thay đổi này có thể khiến người phụ nữ mang thai gặp phải nhiều triệu chứng khá khó chịu mà người ta gọi chung là triệu chứng thai nghén.

Thời kì mang thai của một người trung bình là 40 tuần (khoảng từ 38 - 42 tuần) tính từ ngày đầu tiên của kì kinh nguyệt cuối cùng.

Phụ nữ có thai có nhiều thay đổi về ngoại hình
Phụ nữ có thai có nhiều thay đổi về ngoại hình

Về mặt lâm sàng, thời kì thai nghén được chia làm 2 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn nửa đầu là khoảng 20 tuần đầu thai kì: giai đoạn này cơ thể người mẹ có những biến đổi về sinh lý và xuất hiện các triệu chứng thai nghén nhưng rất khó chẩn đoán vì đây không phải dấu hiệu trực tiếp do có thai gây ra.
  • Giai đoạn nửa sau là khoảng 20 tuần cuối: các dấu hiệu về sự tồn tại của thai nhi lúc này rấy rõ ràng như: cử động của thai, nghe thấy tiếng tim thai, sờ nắn được các phần của thai,... Giai đoạn này rất dễ chẩn đoán và việc chẩn đoán có ý nghĩa đánh giá sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ, tiên lượng cuộc đẻ giúp gia đình có sự chuẩn bị tốt hơn.[1]

2 Thai nghén trong nửa đầu thai kì

2.1 Triệu chứng lâm sàng

2.1.1 Triệu chứng cơ năng

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở giai đoạn này là mất kinh hoàn toàn một cách đột ngột, kể cả những người phụ nữ trước đó có kinh nguyệt rất dều đặn. Với những phụ nữ khỏe mạnh thì đây là một dấu hiệu khá đáng tin cậy về việc bạn đã mang thai. Tuy nhiên những trường hợp sau việc mất kinh có thể không phải là dấu hiệu của việc mang thai: người chu kì kinh không đều, đang sử dụng thuốc tránh thai, đang cho con bú, người ở độ tuổi tiền mãn kinh,...

Việc có thai khiến cơ thể người phụ nữ có những thay đổi được gọi là nghén với các biểu hiện trong thời gian đầu mang thai cụ thể như:

  • Buồn nôn hoặc nôn bất kì thời điểm nào trong ngày, nhất là vào buổi sáng hoặc khi ngửi thấy mùi thực phẩm.
  • Nhạt miệng, chán ăn hoặc thích ăn những loại đồ ăn chua, cay, ngọt,... Có thể thích ăn những món trước giờ không thích và ngược lại.
  • Thay đổi về khứu giác như sợ mùi thơm, mùi dầu mỡ, mùi thuốc lá,....
  • Thay đổi về thần kinh như dễ bị kích thích, cáu gắt, lo sợ, buồn vui thất thường. Dễ buồn ngủ và ngủ  gật nhiều hơn, nhưng cũng có trường hợp bị mất ngủ.[2]
Phụ nữ mang thai có cảm giác thèm ngủ hơn bình thường
Phụ nữ mang thai có cảm giác thèm ngủ hơn bình thường 

Một số trường hợp tưởng tượng có thai ở  những người đang rất mong muốn có con hoặc sợ có con cũng có thể xuất hiện các triệu chứng này nhưng thường tự biến mất sau 12-14 tuần. 

2.1.2 Triệu chứng thực thể

Tử cung có sự thay đổi về kích thước và hình dạng theo sự phát triển của thai nhi.

  • Cổ tử cung có màu tím sẫm, mật độ mềm, thay đổi vị trí, hình thành nút nhầy cổ tử cung.
  • Thân tử cung to dân theo tuổi tai, đoạn eo phình ra khiến tử cung có dạng hình cầu. Khi đưa ngón tay và đến vị trí túi cùng bên âm đạo có thể chạm vào thân tử cung.
  • Eo tử cung mềm, thăm khám có cảm giác thân tử cung và cổ tử cung không nối liền mà tách rời nhau.

Niêm mạc âm đạo màu tím sẫm.

Vú to hơn và có ở đầu vú. 

Da xuất hiện các vết rạn giữa da bụng và da mặt.

2.2 Cận lâm sàng

Xét nghiệm nội tiết để định lượng hCG trong máu hoặc nước tiểu của người phụ nữ. Nếu có thai thì hCG(+).

Xét nghiệm miễn dịch Wide - Gemzell nhờ sự kết hợp giữa kháng nguyên hCG của sản phụ với kháng thể chuyên biệt tương ứng. Test này thường thực hiện sau khi mất kinh 5 - 7 ngày và cho kết quả dương tính nếu có thai.

Siêu âm ở tuần thai thứ 5 - 6 sẽ thấy túi ối, ở tuần 7 - 8 thấy tim thai. Siêu âm còn giúp đánh giá thai nhi phát triển ổn định hay có bất thường nào khác ở thai và phần phụ hay không.

Siêu âm chẩn đoán hình ảnh thai kì
Siêu âm chẩn đoán hình ảnh thai kì

3 Thai nghén trong nửa sau thai kì

Giai đoạn này các dấu hiệu của việc mang thai rất rõ ràng như:

  • Sự thay đổi ở da, vú rõ hơn trước.
  • Niêm mạc cổ tử cung và âm đạo tím sẫm hơn và mềm hơn.
  • Thai nhi cử động có thể cảm thấy được hoặc sờ thấy được khi đặt tay lên bụng người mẹ.
  • Sờ nắn bụng thấy các phần của thai nhi như đầu, lưng, mông, các chi,...
  • Đo tử cung thấy to dần lên (trung bình cao hơn 4cm trong một tháng so với bờ trên xương mu). Nhờ các đo chiều cao tử cung có thể tính được tháng tuổi và trọng lượng của thai.
  • Nghe được tim thai từ tuần thứ 20 trở đi bằng ống nghe sản khoa. Cần phân biệt tiếng tim thai với tiếng thổi của động mạch tử cung, tiếng đập của động mạch chủ bụng.
  • Siêu âm thai thấy hình ảnh thai nhi trong buồng tử cung, đánh giá được tình trạng rau thai, nước ối cũng như các bất thường nếu có.

4 Áp dụng thực tế

Việc xác định thai nghén trong nửa đầu thai kì rất quan trọng bởi lúc này là thời gian mà thai phụ cần được chăm sóc đặc biệt. Ngoài ra, việc xác định có thai sẽ giúp các bác sĩ dự kiến được ngày sinh cho sản phụ dựa vào ngày đầu của kì kinh cuối.

Chẩn đoán thai nghén giúp dự kiến được ngày sinh
Chẩn đoán thai nghén giúp dự kiến được ngày sinh

Dự kiến ngày sinh cho sản phụ dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối:

  • ​Ngày sinh = ngày đầu kì kinh cuối + 7.
  • Tháng sinh = tháng có kinh cuối cùng - 3.
  • Năm sinh giữ nguyên nếu tháng có kinh cuối cùng từ 1 - 3, còn lại thì +1.

Thai nghén trong nửa sau thai kỳ giúp dự kiến được tuổi thai và trong lượng thai.

Dự kiến tuổi thai:

  • Tuổi thai =  (Chiều cao tử cung: 4) + 1 (tháng).

Dự kiến trọng lượng thai:

  • Trọng lượng thai = [(Chiều cao tử cung + chu vi vòng bụng) × 100] : 4 (gram).

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Andrea D Shields, MD (Ngày đăng: ngày 28 tháng 3 năm 2017). Pregnancy Diagnosis, Medscape. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của OASH (Ngày đăng: ngày 18 tháng 4 năm 2019). Stages of pregnancy, OASH. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Nên có chế độ dinh dưỡng như nào với thai phụ lúc bị nghén?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Chẩn đoán thai nghén trong nửa đầu và nửa sau thai kì 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Chẩn đoán thai nghén trong nửa đầu và nửa sau thai kì
    TH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633