1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Hướng dẫn chăm sóc phụ nữ trước và trong khi mang thai

Hướng dẫn chăm sóc phụ nữ trước và trong khi mang thai

Hướng dẫn chăm sóc phụ nữ trước và trong khi mang thai

Trungtamthuoc.com - Để có một thời kì mang thai khỏe mạnh và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và trẻ khi sinh nở, đứa trẻ chào đời có một sức khỏe tốt, người mẹ cũng nhanh chóng khôi phục sau sinh thì việc chăm sóc sức khỏe ở thời điểm chuẩn bị mang thai, trong lúc mang thai là rất quan trọng. Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu các kiến thức bổ ích về vấn đề này qua bài viết sau nhé!

1 Giai đoạn chuẩn bị có thai

1.1 Sức khỏe của người vợ

Trước khi có ý định mang thai, người vợ nên khám sức khỏe tổng quát, nếu sức khỏe không tốt, đặc biệt là đang mắc các bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng, nhất là bệnh lý trên cơ quan sinh sản thì tốt nhất là điều trị dứt điểm trước rồi mới mang thai.

Nên đi khám sức khỏe tổng quát khi có ý định mang thai
Nên đi khám sức khỏe tổng quát khi có ý định mang thai

Việc sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị bệnh trong thời gian mang thai sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và sự phát triển sau này của trẻ, bởi vậy ngoài việc điều trị khỏi các bệnh lý trước khi mang thai thì chị em cũng cần chú ý giảm tới mức thấp nhất nguy cơ mắc các bệnh như cúm, thủy đậu, rubella,... trong thời kì mang thai bằng các tiêm vaccin phòng ngừa.[1]

Ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai và dùng bao Cao Su cho đến khi kì kinh nguyệt trở về bình thường để tiện tính ngày rụng trứng, tăng khả năng có thai và phát hiện có thai.

Trong khoảng thời gian này chị em cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bằng các ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng, hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn không có lợi cho sức khỏe. Có thể uống thêm các thực phẩm chức năng bổ sung Sắt, vitmain và khoáng chất nếu thấy cần thiết.

Bên cạnh đó, một tư tưởng thoải mái, hạn chế thức khuya, làm việc căng thẳng và chuẩn bị kinh tế để không phải lo lắng trong thời gian mang thai và sau khi sinh.

Việc tập thể dục hằng ngày cũng giúp người phụ nữ có một sức khỏe dẻo dai hơn để thời kì mang thai nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

1.2 Sức khỏe của người chồng

Không chỉ người vợ mà người chống cũng cần chú ý bồi dưỡng sức khỏe thật tốt để nâng cao khả năng hoạt động tình dục và chất lượng tinh trùng, giúp tăng khả năng thụ thai bằng cách:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn để nâng cao thể lực.
  • Nếu môi trường làm việc độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và chất lượng tinh trùng, có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới đời sau nên có biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro hoặc thay đổi công việc và điều chỉnh lại thể trạng một thời gian rồi mới có con.
  • Trước khi muốn có con, người chồng cũng nên đi khám và điều trị các bệnh lý đường sinh dục.
  • Trường hợp khó có con do khả năng sinh sản kém cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Cả vợ và chồng rèn luyện sức khỏe mỗi ngày
Cả vợ và chồng rèn luyện sức khỏe mỗi ngày

2 Chẩn đoán mang thai

2.1 Triệu chứng lâm sàng

Trong những tuần cầu của thai kì người phụ nữ thường ít có triệu chứng gì. 

Một số dấu hiệu mang thai sớm mà chị em nên lưu ý khi đó là:

  • Ra một chút máu và đau bụng: triệu chứng này dễ bị nhầm với thời kì kinh nguyệt, đôi khi chị em nghĩ do cơ thể bị rối loạn kinh nguyệt nên không chú ý. Các đốm máu có thể xuất hiện trong khoảng thời gian từ 6-12 ngày sau khi trứng được thụ tinh. Kèm theo đó là cảm giác đau bụng nhẹ. Bởi vậy, nếu bạn có quan hệ tình dục không bảo hộ trong thời gian trước thì nên nghĩ đến việc đã mang thai khi xuất hiện triệu chứng này.
  • Mất kinh: Thông thường việc mang thai chỉ được phát hiện ra sau chị em mất kinh hoàn toàn vào tháng tiếp theo nên mua que thử thai về kiểm tra. Tuy nhiên, những người phụ nữ có kinh nguyệt không đều thường dễ bị nhầm lẫn sự mất kinh do rối loạn kinh nguyệt với mất kinh do đã có bầu.
  • Nghén: Đây là một triệu chứng kinh điển của mang thai nhưng không phải ai cũng bị và mức độ nghén của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Triệu chứng điển hình nhất trong thời kì ốm nghéo là buồn nôn hoặc nôn bất cứ khi nào, nhất là vào buổi sáng. Một số người sẽ có sự thay đổi khẩu vị và thích ăn những món mà trước đó không hề thích, ngược lại sợ ăn những món trước đó rất thích. Triệu chứng ngén thường giảm đi sau tháng thứ 3 khi mang thai nhưng cũng có người kéo dài đến hết cả thai kì.
  • Sự thay đổi của vú: vú to lên và có cảm giác căng đầy, đau, ngứa, có quầng thâm vú đậm màu hơn,... cũng là một dấu hiệu của việc mang thai.
  • Thay đổi về tính tình: dễ cáu gắt kích động và nhạy cảm hơn so với bình thường do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố. Bên cạnh đó các thai phụ dễ cảm thấy mệt mỏi và ngủ nhiều hơn.
  • Đi tiểu nhiều hơn: thường bắt đầu từ tuần thứ 6 tới thứ 8 của thai kì do việc mang thai khiến lưu lượng tuần hoàn tăng lên khiến thận phải hoạt động nhiều hơn và tăng tần suất đi tiểu.
Nôn nghén là một trong những biểu hiện mang thai
Nôn nghén là một trong những biểu hiện mang thai

2.2 Cận lâm sàng

​Test thử thai bằng que thử thai lên 2 vạch. Cơ chế hoạt động của que thử thai là chẩn đoán hàm lượng beta-hCG trong nước tiểu với độ chính xác lên tới 97%. Thời gian thử thai tốt nhất là vào buổi sáng sau 7-14 ngày khi có quan hệ tình dục hoặc sau khi trễ kinh khoảng một tuần.

Để xác định chính xác việc bản thân có mang thai hay không, chị em có thể đến các cơ sở y tế để được bác sĩ sản khoa làm xét nghiệm chẩn đoán cụ thể. So với sử dụng nước tiểu thì xét nghiệm nồng độ beta-hCG trong máu cho kết quả chính xác đến 100%.

3 Chăm sóc sức khỏe thai phụ

3.1 Mục đích

Mang thai là thời điểm mà cơ thể người phụ nữ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi và dễ gặp phải các vấn đề bất thường ảnh hưởng tới cả sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Bởi vậy quãng thời gian mang thai, bà bầu cần được chăm sóc cẩn thận để cả mẹ và con có một sức khỏe tốt nhất. 

Các bà bầu cũng nên nắm vững những kiến thức cơ bản trong thời kì mang thai, biết những điều nên và không nên làm để quá trình mang thai của bản thân được an toàn nhất, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn và giảm nguy cơ gặp phải các tai biến sản khoa.

Việc chăm sóc sức khỏe bà bầu để thai nhi phát triển tốt cũng góp phần không nhỏ giúp trẻ sau sinh khỏe mạnh, ít đau ốm, dễ nuôi và phát triển toàn diện hơn.

3.2 Những nội dung cần biết

3.2.1 Khám thai

Mỗi kì mang thai, người mẹ cần được thăm khám ít nhất 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì. Nếu có điều kiện thì nên khám đủ 13 lần trong một thai kì bình thường. Nếu thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh nào đó hoặc có bệnh trước khi mang thai thì cần được thăm khám thường xuyên hơn. 

Lịch khám thai cụ thể như sau: Lần khám thai đầu tiên là thời điểm sau khi trễ kinh vài ngày hoặc sau khi test bằng que thử thai cho kết quả 2 vạch. Sau đó cứ mỗi 4 tuần đi khám thai 1 lần cho tới tuần thai thứ 28. Từ tuần thứ 28 đến 36 đi khám mỗi 2 tuần một lần. Sau tuần 36 đi khám mỗi tuần 1 lần.  Ngoài ra, nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào trong thời gian mang thai thì bà bầu cần được đi khám ngay để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bà bầu cần được khám thai định kì
Bà bầu cần được khám thai định kì

Việc khám thai định kì, chú ý theo dõi sự phát triển của thai nhi sẽ giúp phát hiện sớm các nguy cơ và tai biến có thể gặp trong thời gian mang thai để tìm ra hướng giải quyết sớm, giảm tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe của cả mẹ và con.[2]

3.2.2 Dinh dưỡng cho thai phụ

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bà mẹ có sức đề kháng cao hơn để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trong thời gian mang thai. Cơ thể người mẹ có được cung cấp đủ dinh dưỡng thì quá trình tạo máu và truyền dinh dưỡng cho thai nhi mới tốt, giúp thai nhi cũng đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, cũng chú ý rằng không phải cứ ăn nhiều là tốt. Thai phụ cần một chế độ ăn no và đủ như sau:

  • Tăng khẩu phần ăn lên thêm 1/4 so với khi chưa mang thai bằng cách ăn nhiều hơn mỗi bữa ăn hoặc ăn nhiều bữa hơn mỗi ngày.
  • Những tháng đầu thai kì do thì trạng nghén khiến thai phụ kém ăn uống thì nên nghỉ ngơi nhiều để cơ thể không bị tiêu hao quá nhiều năng lượng trong khi nguồn cung cấp năng lượng bị giảm sút.
  • Việc ăn đủ chất cũng rất quan trọng. Bởi vậy, chị em nên ăn đầy đủ những loại thức ăn có chứa các chất dinh dưỡng khác nhau, không nên kiêng kem bất cứ loại thực phẩm nào nếu không bị dị ứng hoặc có bệnh cần phải ăn kiêng.

3.2.3 ​Chế độ làm việc khi có thai

Thai phụ nên làm việc theo khả năng của bản thân, không nên quá gắng sức khiến cơ thể mệt mỏi. Ví dụ như: 

  • Những công việc nhẹ nhàng, không cần vận động mạnh như dạy học, nhân viên văn phòng thì có thể làm bình thường nếu cảm thấy cơ thể vẫn khỏe mạnh khi làm việc cho tới trước ngày dự sinh khoảng  1 tháng.
  • Nếu công việc nặng nhọc như phải khuân vác nặng nhọc hoặc hay tiếp xúc với hóa chất độc hại như làm việc tronng nhà máy thì nên xin nghỉ tạm thời hoặc chuyển sang công việc khác.

Ngoài ra, thai phụ cũng cần chú ý tới việc nghỉ ngơi giữa giờ làm để đầu óc không quá căng thẳng.

Trong thời gian thai nghén cần chú ý đến việc đi đứng vì chỉ cần một tác động nhỏ như va đập, ngã cũng có nguy cơ xảy thai rất cao.

Vào tháng cuối trước ngày dự sinh tốt nhất là nghỉ ngơi để chuẩn bị cho việc sinh nở. Tuy nhiên, vẫn nên đi lại vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt và quá trình sinh con dễ dàng hơn.

Thời gian ngủ mỗi ngày cũng nên duy trì đủ 8 tiếng, không thức khuya và nên ngủ trưa từ 30-60 phút.

Thai phụ nên nghỉ ngơi và thư giãn để tâm trạng thoải mái
Thai phụ nên nghỉ ngơi và thư giãn để tâm trạng thoải mái

3.2.4 Vệ sinh thân thể

Thai phụ nên tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày. Tắm rửa trong nhà tắm kín đáo, không có gió lùa và tắm bằng nước ấm.

Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ nhưng không nên xịt nước hay cho ngón tay vào bên trong để tránh bị nhiễm khuẩn vùng sinh dục gây ra nhiều bệnh lý phụ khoa trong thời kì mang thai. Do thời kì thai nghén bộ phận sinh dục tiết nhiều dịch hơn bình thường nên thực hiện vệ sinh 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Vệ sinh vùng vú bằng cách lau bằng vải mềm và xoa bóp và kéo núm vú mỗi ngày sẽ giúp việc nuôi con bằng sữa mẹ sau khi sinh thuận tiện hơn. Nhưng lưu ý nên dừng hành động này khi thấy bụng có cứng từng cơn ở các tháng cuối thai kì.

Tránh tuyệt đối việc tiếp xúc với người bị cảm cúm, ốm, sốt do bất kì lý do nào để giảm thiểu nguy cơ bị lây bệnh.

3.2.5 Chế độ sinh hoạt

Tạo một cuộc sống thoải mái và ấm cúng với người trong gia đình, tránh căng thẳng đầu óc. Những thành viên trong nhà cũng nên quan tâm hơn tới sức khỏe của thai phụ.

Môi trường sống phải thoáng đãng, sạch sẽ, không khí trong lành. Đặc biệt là tránh xa thuốc lá, khói bụi, khí độc,...

Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và mùa hè. Mùa đông nên mặc đủ ấm, nếu không cần thiết thì không sưởi ấm bằng lò thạn và tuyệt đối không đốt than trong phòng kín, tốt nhất là dùng túi chườm nóng để ủ ấm.

Kiêng tuyệt đối quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu, các tháng sau đó cũng không nên nhưng vẫn có thể quan hệ với tư thế thích hợp và nhẹ nhàng.

Hạn chế đi xa, nếu bất buộc thì nên lựa chọn phương tiện  di chuyển an toàn, chạy êm và ít dằn xóc nhất có thể.

Người chồng nên quan tâm đến vợ nhiều hơn trong thời kì mang thai
Người chồng nên quan tâm đến vợ nhiều hơn trong thời kì mang thai

3.2.6 Chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đẻ sắp tới

Lên danh sách các đồ dùng cần thiết cho cuộc đẻ như quần áo, mũ, khăn lau, giấy vệ sinh,... cho mẹ và con và chuẩn bị trước khi sinh nở.

Gần đến ngày dự sinh, thai phụ không nên đi xa và nên đi khám thai lần cuối để được nhân viên y tế cho lời khuyên tốt nhất.

Lựa chọn nơi sinh con phù hợp với kinh tế và có thể nhập viện trước sinh vài ngày để được theo dõi.

Người nhà thai phụ cũng cần phân công sắp xếp công việc đẻ luôn có người chăm sóc thai phụ khi sắp đến ngày sinh nở. Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện di chuyển đến bệnh viện nên có dấu hiệu sinh để tránh bị động nếu thai phụ sinh sớm hơn dự kiến.

Trong thời kì mang thai nếu có dấu hiệu sốt, ra máu, ra nước ối, hoa mắt, thai đạp yếu,... cần đến cơ sở y tế để khám ngay.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Armando Fuentes, MD và Elana Pearl Ben-Joseph, MD (Ngày đăng: tháng 5 năm 2021). Medical Care During Pregnancy, KidsHealth. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medline Plus (Ngày đăng: ngày 1 tháng 1 năm 2020). Pregnancy care, Medline Plus. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Chế độ ăn của phụ nữ mang thai như thế nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Hướng dẫn chăm sóc phụ nữ trước và trong khi mang thai 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Hướng dẫn chăm sóc phụ nữ trước và trong khi mang thai
    DH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633