1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Chăm sóc da y khoa - Lasers in Dermatology: Parameters and Choice With Special Reference to the Asian Population 2022 - Jae Dong Lee Min, Jin Maya Oh

Chăm sóc da y khoa - Lasers in Dermatology: Parameters and Choice With Special Reference to the Asian Population 2022 - Jae Dong Lee Min, Jin Maya Oh

Chăm sóc da y khoa - Lasers in Dermatology: Parameters and Choice With Special Reference to the Asian Population 2022 - Jae Dong Lee Min, Jin Maya Oh

Trungtamthuoc.com - Chăm sóc da y khoa đề cập đến sự kết hợp trong điều trị y khoa được thực hiện dưới chẩn đoán của bác sĩ và việc chăm sóc da được thực hiện theo đặc điểm da của từng cá nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được quy trình chăm sóc da chuẩn y khoa.

CHƯƠNG 3: CHĂM SÓC DA Y KHOA, dịch từ sách Lasers in Dermatology: Parameters and Choice With Special Reference to the Asian Population, xuất bản năm 2022

Tác giả: Jae Dong Lee Min và Jin Maya Oh

Dịch: Các bác sĩ Da liễu thẩm mỹ group

Tải bản PDF sách TẠI ĐÂY

1 Chăm sóc da y khoa

Chăm sóc da y khoa đề cập đến sự kết hợp trong điều trị y khoa được thực hiện dưới chẩn đoán của bác sĩ và việc chăm sóc da được thực hiện theo đặc điểm da của từng cá nhân [1]. Chăm sóc da y khoa tiến hành theo thứ tự chẩn đoán, làm sạch, làm ẩm, điều trị, làm dịu và dưỡng ẩm, chống nắng và trang điểm (Bảng 3.1) [2]. Một điểm quan trọng trong trình tự chăm sóc da y khoa là việc dưỡng ẩm được bao gồm trước và sau điều trị. Để giải thích ngắn gọn về quy trình chăm sóc da y khoa, bệnh nhân đến bệnh viện và trước tiên được chẩn đoán chính xác về da, loại bỏ các chất lạ như mỹ phẩm trên mặt, thực hiện làm ẩm trước khi điều trị và thực hiện làm dịu và dưỡng ẩm sau khi điều trị. Cuối cùng, các loại mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng được thoa lên và bệnh nhân về nhà.

Bảng 3.1 Trình tự chăm sóc da y khoa

Trình tự chăm sóc da y khoa

Chẩn đoán → Làm sạch → Làm ẩm → Điều trị → Làm dịu & dưỡng ẩm → Chống nắng → Trang điểm

Hãy xem xét từng bước một.

Chẩn đoán liên quan đến việc thiết lập một kế hoạch chăm sóc da bằng cách chẩn đoán chính xác bệnh của bệnh nhân, xác định loại da và mức độ lão hóa [2]. Đầu tiên, tiền sử và khám thực thể là cần thiết để chẩn đoán. Tiền sử của bệnh nhân cần cho thấy vấn đề mà bệnh nhân muốn điều trị (phàn nàn chính) và cần cho thấy được loại điều trị laser nào có hiệu quả và có bất kỳ tác dụng phụ nào không trước đây (tiền sử). Nếu có tác dụng phụ với một loại laser cụ thể, cần thận trọng khi điều trị bằng cùng loại laser. Tiền sử y khoa cũng cần được xác định. Ví dụ, nếu bệnh nhân đang dùng isotretinoin, các thủ thuật như peel da hoặc các thủ thuật có tác dụng peel da nên được thực hiện một cách thận trọng vì da rất khô và khả năng tái tạo da kém. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang dùng Aspirin, có thể sẽ chảy máu với các quy trình như loại bỏ bớt hắc tố hoặc laser phân đoạn. Ngoài ra, các phân loại da như Fitzpatrick và Baumann cần được xác định thông qua bảng câu hỏi và khám thực thể đơn giản. Dựa vào những điều trên, ba tổn thương cần được xác định: Thứ nhất, những tổn thương cần được điều trị. Thứ hai, những tổn thương có thể dễ dàng điều trị mà không có tác dụng phụ. Thứ ba, những tổn thương có nguy cơ tác dụng phụ cao và cần thận trọng.

Khám thực thể gồm chủ yếu là quan sát, nhưng sờ nắn cũng rất quan trọng. Trong trường hợp bệnh vảy nến, có thể sờ thấy lớp sừng cứng, còn trong bệnh dày sừng ánh sáng, cảm giác như giấy nhám rất quan trọng để chẩn đoán. Sờ nắn giúp phân biệt giữa các lentigo phẳng và dày sừng tiết bã nhô lên. Ngoài ra, trong trường hợp mụn trứng cá, việc sờ nắn cũng quan trọng như việc quan sát vì (1) có thể sờ thấy nhân mụn  trứng cá và (2) chỉ có thể quan sát thấy nhân mụn ẩn sau khi kéo da lên [1].

Mặc dù có nhiều phương pháp khám da khác nhau nhưng tôi cho rằng kính lúp và chụp ảnh là quan trọng nhất trong chăm sóc da y khoa (Bảng 3.2). Độ phóng đại khuyến nghị của kính lúp là 7 lần, có thể sử dụng kính lúp thông dụng có độ phóng đại 3–5 lần để quan sát kỹ tình trạng da [1]. Có kính lúp đắt tiền dành cho da liễu (SkinLite II), nhưng tôi nghĩ một chiếc kính lúp rẻ tiền cũng dùng được (Hình 3.1). Ngoài ra, kính lúp đeo trên đầu cần thiết trong quá trình điều trị bằng laser (Hình 3.2).

Bảng 3.2 Phương pháp khám da liễu [2]

Phương pháp khám da liễu                                                                                                                     

• Quan sát

- Kính phóng đại

• Soi da

• Thiết bị chẩn đoán da bằng kính phóng đại.

• Đèn Wood, đèn phân cực

- Chụp hình

• Diascopy

• Hệ thống phân tích da

• Sinh thiết

• Đo lớp sừng để đo độ ẩm của da

• Đo bã nhờn để đo độ nhờn của da

• Sắc ký và mexameter để đánh giá màu sắc.

• Đo độ bay hơi hoặc đo nhiệt độ để đo lượng

nước mất qua biểu bì

Chụp ảnh là điều cần thiết để so sánh kết quả trước và sau điều trị và tránh tranh cãi. Sẽ hữu ích nếu có một thiết bị chụp ảnh như hệ thống phân tích da mới đây (Janus®, PSI Corporation, Ltd., Seoul, Korea, Mark- Vu®; PSI PLUS Co., Ltd., Suwon, Korea ), nhưng nếu không có thiết bị đó thì chụp ảnh trực tiếp bằng máy ảnh là đủ. Sẽ lý tưởng nếu có một studio ảnh riêng, nhưng nếu không thể, các bức ảnh nên được chụp ở cùng một nơi, với cùng ánh sáng và phông nền, cùng tư thế và cùng một góc. Cấn ít nhất 5 ảnh cơ bản, bao gồm một ảnh trực diện, hai ảnh nghiêng và hai ảnh nghiêng 45 độ (Hình 3.3) [1].  Với trường hợp ảnh chính diện và ảnh nghiêng thì có thể chụp ảnh tương đối ổn định nhưng không có tiêu chuẩn đặc biệt nào cho ảnh 45 độ nên vị trí có thể thay đổi mỗi lần chụp ảnh và với mỗi người chụp. Đây là lý do tại sao tôi chụp ảnh 45 độ dựa trên góc giao nhau giữa mũi và má của bệnh nhân.

Hình 3.1 Một số kính phóng đại
Hình 3.1 Một số kính phóng đại
Hình 3.2 Kính loupe đeo
Hình 3.2 Kính loupe đeo
Hình 3.3 Năm hình ảnh cơ bản cho chăm sóc da y khoa. (a) Ảnh trước, (b) ảnh 45 độ bên trái, (c) ảnh 45 độ bên phải, (d) ảnh bên trái, (e) ảnh bên phải
Hình 3.3 Năm hình ảnh cơ bản cho chăm sóc da y khoa. (a) Ảnh trước, (b) ảnh 45 độ bên trái, (c) ảnh 45 độ bên phải, (d) ảnh bên trái, (e) ảnh bên phải

Thứ hai, làm sạch liên quan đến quá trình loại bỏ các chất bẩn, chất tiết như mồ hôi, bã nhờn hoặc chất sừng và tế bào sừng hoá bị bong tróc. Có các phương pháp làm sạch cấp một, cấp hai và cấp ba trong chăm sóc da. Làm sạch cấp một (làm sạch trang điểm) là loại bỏ lớp trang điểm ở môi và mắt bằng nước tẩy trang. Làm sạch cấp 2 (làm sạch da mặt) là vệ sinh bằng sữa rửa mặt phù hợp với da như lotion, kem, dầu, gel, nước. Làm sạch cấp ba là bước sử dụng sản phẩm hỗ trợ làm mềm hoặc làm se da để trung hòa các thành phần kiềm của xà phòng và sữa rửa mặt nhằm bình thường hoá độ pH của da và cung cấp đủ độ ẩm cho da [2]. Phương pháp tẩy da chết cũng là phương pháp làm sạch với thiết bị.

Đôi khi, làm sạch sâu được thực hiện sau bước làm sạch cấp ba. Tùy thuộc vào phương pháp, làm sạch sâu bao gồm làm sạch sâu vật lý, làm sạch sâu sinh học, làm sạch sâu hóa học và làm sạch sâu kết hợp. Làm sạch sâu vật lý có loại tẩy tế bào chết và loại gommage, làm sạch sâu sinh học sử dụng enzyme để làm sạch sâu và làm sạch sâu hóa học sử dụng AHA (axit alpha- hydroxy) hoặc BHA (axit betahydroxy) [1].

Bây giờ hãy xem xét ngắn gọn về sản phẩm hỗ trợ (tonics). Có sản phẩm hỗ trợ làm mềm và sản phẩm hỗ trợ làm se [1]. Đầu tiên, sản phẩm hỗ trợ làm mềm da nói đến lotion và toner. Sản phẩm hỗ trợ làm mềm cung cấp độ ẩm cho da, giúp da mềm mại, ẩm, giúp các bước sử dụng mỹ phẩm tiếp theo được hấp thu tốt. Nó cũng giúp khôi phục độ pH của da về mức bình thường. Độ pH của da bình thường là 5,5–6,5. Tuy nhiên, khi da bị tổn thương, độ pH chuyển sang trung tính hoặc kiềm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, và sản phẩm hỗ trợ làm mềm da phục hồi độ pH về mức bình thường. Vì vậy, việc thoa sản phẩm hỗ trợ làm mềm da sau tất cả các quy trình là điều cần thiết. Thứ hai, sản phẩm hỗ trợ làm se, được gọi là chất làm se, có tác dụng làm dịu da bằng cách làm mát da, se khít lỗ chân lông tạm thời và loại bỏ bã nhờn. Tôi sử dụng sản phẩm hỗ trợ làm se chứa phèn để làm dịu sau khi thực hiện quy trình.

Các bước làm sạch là phức tạp và mất nhiều thời gian như làm sạch cấp 1, cấp 2, cấp 3 và làm sạch sâu. Vì mục đích của việc làm sạch là để loại bỏ các chất lạ và chất thải ra khỏi da trước các quy trình, nên tôi để bệnh nhân tự làm sạch và sau đó chỉ thực hiện tẩy tế bào chết trên da bằng thiết bị thẩm mỹ.

Thứ ba, làm ẩm (dưỡng ẩm) là quá trình phục hồi độ ẩm bị mất của lớp sừng. Làm ẩm làm tăng nhiệt độ da và nở rộng các mạch máu trên da để thúc đẩy vi tuần hoàn. Ngoài ra, khi độ ẩm của da tăng lên, da trở nên mềm và hiệu quả của các quy trình thẩm mỹ được thực hiện sau đó có thể được tăng lên. Phương pháp làm ẩm thường sử dụng máy xông hơi mặt hoặc khăn hơi nước [2]. Máy xông hơi mặt là máy sử dụng nước sôi để phun hơi nước lên mặt nhưng tốn nhiều thời gian nên tôi chủ yếu sử dụng khăn hơi nước. Khăn ngâm nước được cất trong tủ nóng, khi bệnh nhân vào phòng chăm sóc da sẽ được dùng để phủ mặt cho bệnh nhân. Khăn hơi nước còn có tác dụng lau sạch bã nhờn, chất thải trên mặt.

Sau những bước trên, nếu cần thiết, có thể bôi tê tại chỗ hoặc có thể thực hiện tiêm để gây tê cục bộ hoặc phong bế thần kinh. Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt gây tê (thuốc nhỏ mắt alkyne 0,5%) trước khi đặt tấm che mắt (bảo vệ giác mạc) dưới mí mắt. Thuốc xịt lidocain cũng có thể được sử dụng để gây tê niêm mạc nhưng thường không cần thiết trong các quy trình thẩm mỹ. Thời gian gây tê có thể giảm bớt khi sử dụng bôi tê tại chỗ với liệu pháp bịt kín, làm tăng khả năng hấp thu qua da lên 10-100 lần [1]. Khi điều trị toàn bộ khuôn mặt, bôi thuốc tê tại chỗ lên toàn bộ khuôn mặt và bọc kín bằng màng bọc thực phẩm trong 20-40 phút.

Thứ tư, điều trị là quá trình điều trị các bệnh hoặc tổn thương trên da bằng cách sử dụng laser, bóc tách, thiết bị siêu âm, điện di ion và các sản phẩm chức năng để làm trắng hoặc chống lão hóa. Nghĩa là, đề cập đến phương pháp điều trị chính mà chúng ta muốn thực hiện. Điều trị bao gồm điều trị bằng phẫu thuật (điều trị bằng laser, bóc tách, phẫu thuật điều trị mụn, phẫu thuật điện, hút mỡ, làm xơ hoá mạch máu, chỉnh sửa mô mềm, ...), chăm sóc da y khoa (thiết bị siêu âm, điện di ion, vi bóc tách, liệu pháp oxy, v.v.), và chăm sóc da thẩm mỹ (tẩy da chết bằng mỹ phẩm, v.v.) [2].

Thứ năm, làm dịu và làm ẩm đề cập đến quá trình làm dịu và làm ẩm cho làn da bị kích ứng sau khi điều trị. Các mặt nạ hoặc laser công suất thấp thường được sử dụng. Các chức năng của mặt nạ bao gồm dưỡng ẩm do tác dụng bít tắc, tăng lưu thông máu, tăng khả năng thẩm thấu của hoạt chất do tác dụng hấp thụ, làm sạch để loại bỏ ô nhiễm trên bề mặt da, điều trị mụn trứng cá, mang lại sự thoải mái và ổn định. Có loại mặt nạ giấy lột bỏ, loại rửa sạch và loại mặt nạ lột [1]. Vì tôi chủ yếu sử dụng laser nên tôi sử dụng mặt nạ làm mát dạng lột. Đầu tiên, đắp gạc ẩm có phèn chua lên da (Hình 3.4), sau đó đắp mặt nạ làm mát lên mặt. Sau 15-20 phút, tháo mặt nạ ra và thực hiện chiếu laser công suất thấp, đèn LED.

Thứ sáu, chống nắng và trang điểm đề cập đến quá trình bảo vệ da khỏi tia UV và bôi mỹ phẩm vào những vùng cần che phủ và làm nổi bật. Đầu tiên, gỡ bỏ mặt nạ và thoa sản phẩm hỗ trợ làm mềm được mô tả ở trên. Sau khi thoa kem dưỡng ẩm, có thể thoa kem chống nắng và trang điểm. Tuy nhiên, tôi thường chỉ thoa kem BB theo yêu cầu của bệnh nhân và kết thúc quá trình chăm sóc da y khoa (Hình 3.5).

Hình 3.4 Phèn chua. Gạc 4 × 4 inch được trải thành nhiều lớp và đặt trên khay. Dung dịch pha loãng với phèn chua 3% đổ vào khay và bảo quản trong tủ lạnh
Hình 3.4 Phèn chua. Gạc 4 × 4 inch được trải thành nhiều lớp và đặt trên khay. Dung dịch pha loãng với phèn chua 3% đổ vào khay và bảo quản trong tủ lạnh
Hình 3.5 Chăm sóc da y khoa. Từ trên cùng, làm ẩm, tẩy tế bào chết, điện di ion, siêu âm, gạc ẩm với phèn chua, mặt nạ lột, đèn LED, kem dưỡng ẩm, kem BB, hoàn thành
Hình 3.5 Chăm sóc da y khoa. Từ trên cùng, làm ẩm, tẩy tế bào chết, điện di ion, siêu âm, gạc ẩm với phèn chua, mặt nạ lột, đèn LED, kem dưỡng ẩm, kem BB, hoàn thành

2 Chăm sóc ở nhà

Bệnh nhân đến phòng khám nhiều nhất mỗi tuần một lần và chăm sóc da khoảng 1- 2 giờ. Ngoài ra, điều trị bằng laser chỉ mất tối đa 10-20 phút. Thời gian còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào bệnh nhân. Nói cách khác, cho dù điều trị bằng laser có tốt đến đâu, việc bệnh nhân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một giờ có thể tạo ra sắc tố mới và khiến tình trạng nám trở nên trầm trọng hơn.

Tôi nhấn mạnh ba điều đối với việc chăm sóc tại nhà.

Đầu tiên, phải bôi kem chống nắng. Điều quan trọng nhất trong việc sử dụng kem chống nắng là lượng sử dụng. Vi kem chống nắng dễ bị mất đi sau khi ma sát, đồ mồ hôi và đặc biệt là khi bơi lội, nên bôi kem chống nắng 20 ~ 30 phút trước khi hoạt động ngoài trời và bôi lại sau mỗi hại đến ba giờ 131. Tuy nhiên, trên thực tế, không dễ dàng bôi đều hai đến ba giờ một lần, vì vậy tôi khuyên nên bôi vào buổi sáng và bôi trước khi ra ngoài, tức là bôi ít nhất hai lần một ngày. Tôi cũng khuyên nên đội mũ hoặc che nắng.

Thứ hai, nên bôi kem dưỡng ẩm. Chức năng cơ bản của da là “hàng rào da” bảo vệ da. Đặc biệt, nó có vai trò giữ độ ẩm trong cơ thể chúng ta. Nhưng do lão hóa, hàm lượng lipid giảm dẫn đến giảm khả năng giữ ẩm và cuối cùng phá vỡ “hàng rào bảo vệ da”. Vì vậy, lipid gian bào cần được bổ sung bằng kem dưỡng ẩm.

Cuối cùng, da không nên bị kích ứng. Kenichirou Kasai mô tả nguyên nhân gây nám là do sự phá vỡ các hàng rào do tình trạng kích ứng mãn tính quá mức gây ra (4). Chỉ với kích ứng da có thể gây nám và sạm da. Vì vậy, khi rửa mặt nên tránh chà xát quá mức. Nên tạo thật nhiều bong bóng xà phòng để đưa nhẹ nhàng lên mặt, sao cho tay không chạm vào mặt. Việc cố gắng tấy trang hoàn toàn không nên được khuyến khích và người ta nên tin rằng “Có còn sót lại lớp trang điểm cũng không sao cả”. Nên tránh các loại mỹ phẩm gây kích ứng da và khi trang điểm cũng nên giảm thiểu kích ứng bằng cách “chạm nhẹ” lên da thay vì chà xát. Cuối cùng, nên giảm kích ứng da bằng cách giảm số lượng và loại mỹ phẩm thoa lên mặt. Đúng hơn, có lẽ tốt hơn là không nên trang điểm.

3 Đáp ứng điều trị với laser của các tổn thương sắc tố và các bệnh nhân không nên bị bỏ qua

Đối với điều trị sắc tố, nguyên lý và các thông số của laser rất quan trọng, nhưng việc chẩn đoán chính xác và chẩn đoán phân biệt các tổn thương sắc tố khác nhau cũng rất quan trọng. Điều quan trọng là phải biết đáp ứng với điều trị bằng laser đối với từng tổn thương sắc tố. Nói cách khác, có những tổn thương sắc tố đáp ứng tốt với laser nhưng cũng có những tổn thương sắc tố không đáp ứng tốt với laser. Nếu bạn không chuyên điều trị sắc tố thì không cần điều trị các tổn thương sắc tố khó điều trị. Thay vào đó, các tác dụng phụ như tăng sắc tố, giảm sắc tố và sẹo có thể xảy ra, khiến bệnh nhân phàn nàn. Vì vậy, các bác sĩ tư nhân không nên cố gắng chữa trị tất cả các sắc tố.

Tôi chủ động điều trị “các tổn thương sắc tố đáp ứng tốt với điều trị bằng laser/IPL" trong khi hiếm khi điều trị “các tổn thương sắc tố ít đáp ứng với điều trị bằng laser" (Bảng 3.3). Ví dụ, tôi giải thích cho bệnh nhân của mình rằng điều trị bệnh dát cafe là "1/3 hiệu quả, 1/3 không hiệu quả và 1/3 hiệu quả nhưng có thể tái phát” và để bệnh nhân quyết định. Trong nevus spilus, chỉ có nevi hắc tố bên trong nevus màu nâu được loại bỏ, và trong nevus Becker, chỉ thực hiện triệt lông bằng laser. bớt hắc tố bẩm sinh được điều trị nhiều lần bằng phương pháp đục lỗ chỉ dành cho nevus hắc tố bẩm sinh nhỏ (dưới 1,5 cm) hoặc nevus hắc tố bẩm sinh cỡ nhỏ vừa.

Bảng 3.3 Phân loại nevi và khối u hắc tố và theo đáp ứng với điều trị bằng laser [5] 

Các tổn thương sắc tố đáp ứng tốt với điều trị bằng laser/IPL

Các tổn thương sắc tố đôi khi có đáp ứng

Các tổn thương có nguy cơ cao không nên điều trị bằng laser

1. Tàn nhang và lentigo đơn giản

2. Lentigo ở môi (liên quan Peutz-Jeghers)

3. Nevus Ota, Ito, bót Mông Cổ còn sót lại, nevi xanh đơn giản

4. Nevus Hori

5. Nevus bẩm sinh ở lòng bàn tay bàn chân

1. Dát cafe

2. Nevus spilus (tổn thương lốm đốm giống dát cafe, thường có nevi hắc tố)

3. Nevus bẩm sinh

4. Nevus Becker

5. Nám

1. Nevi loạn sản

2. Lentigo ác tính

Ngoài ra còn có những tổn thương da rất dễ đáp ứng với điều trị và không nên bỏ qua. Tôi cho rằng những bệnh nhân có 4 tổn thương sau đây là “những bệnh nhân không nên bị bỏ qua” (Bảng 3.4). Đầu tiên, “tàn nhang” có hiệu quả với bất kỳ phương pháp điều trị bằng laser nào và có ít tác dụng phụ. Điều này là do tàn nhang có nguồn gốc di truyền [6] và bệnh nhân bị tàn nhang thường có tông màu da sáng và loại da Fitzpatrick I, II và III không dễ bị PIH. Thứ hai, “PIH do mụn gây ra" sẽ biến mất một cách tự nhiên nếu điều trị mụn tốt. Đặc biệt, có những báo cáo về sự cải thiện đáng kể PIH cũng như mụn trứng cá bằng cách dùng Isotretinoin liều thấp [7]. Thứ ba, mặc dù thực tế là việc điều trị nevus Hori thường gây ra PIH và nám, đồng thời thời gian điều trị kéo dài nhưng cuối cùng nevus Hori sẽ biến mất nếu tiếp tục điều trị. Nếu bệnh nhân nevus Hori có thể được thuyết phục để thực hiện điều trị, nevus Hori sẽ được chữa khỏi và bác sĩ sẽ trở thành một "bác sĩ vĩ đại”. Thứ tư, mặc dù đây không phải là tổn thương sắc tố nhưng tôi tin rằng không nên bỏ qua những bệnh nhân mắc bệnh rosacea. Tái phát là hiện tượng phổ biến nhưng có thể điều trị dễ dàng với chỉ bằng thuốc như Doxycycline hoặc kỹ thuật genesis 

Bảng 3.4 Những bệnh nhân không nên bị bỏ qua 

Những bệnh nhân không nên bị bỏ qua                                                                                                  

1. Tàn nhang

2. PIH do mụn gây ra

3. Nevus Hori

4. Trứng cá đỏ

Ngoài các tổn thương sắc tố, các đáp ứng của laser đối với mạch máu, triệt lông, nevi và khối u được mô tả trong Bảng 3.5. Tuy nhiên, vì Bảng 3.5 là bảng được tạo dựa trên kinh nghiệm cá nhân của tôi nên đây chỉ là bảng cung cấp thông tin để tham khảo.

Bảng 3.5 Phân loại các tổn thương khác nhau theo đáp ứng điều trị bằng laser

 

Các tổn thương đáp ứng rất tốt với điều trị bằng laser

Các tổn thương đáp ứng trung bình với điều trị bằng laser

Các tổn thương không đáp ứng tốt với điều trị bằng laser và thường tái phát

Mạch máu

U máu tuổi già

Bớt rượu vang (với PDL)

Bệnh trứng cá đỏ 

Nevus giãn mạch

Hồ tĩnh mạch

U hạt sinh mủ

Mụn

Ban đỏ

Sắc tố

Tàn nhang

Melanonychia

Lentigo nhỏ hơn 1 cm

Nevus Hori

Nevus Ota

PIH do mụn

Lentigo lớn hơn 1 cm

Nám

Dát cafe

Nevus spilus

Bớt Becker

Hình xăm

Hình xăm màu đen

Hình xăm nghiệp dư

Hình xăm màu đỏ

Hình xăm màu xanh lá cây

Hình xăm màu vàng

Hình xăm bán vĩnh viễn

Triệt lông

Lông dày (nách, bắp chân)

Lông mỏng (ria mép)

 

Không bóc

tách

 

Giảm đàn hồi

Lỗ chân lông, nếp nhăn

Nevus, u

Nevus mắc phải

Dày sừng tiết bã

Hạt kê

U xơ mềm

Nevus bẩm sinh (nhỏ)

Tăng sản tuyến bã nhờn

Dày sừng tiết bã lớn hơn 1

cm

Nevus bẩm sinh (trung bình,

lớn)

Nevus biểu bì

U tuyến mồ hôi

Porokeratosis

U xơ bì

Ban vàng mí mắt

Sẹo

 

Sẹo mụn teo

Sẹo lồi

Sẹo phì đại

Sẹo bỏng

Sẹo sau phẫu thuật

Rạn da

Sẹo thủy đậu

4 Điều trị một lần và điều trị gói 

Hầu hết bệnh nhân đều muốn loại bỏ 100% sắc tố trên mặt chỉ với một lần điều trị bằng laser, nhưng điều này là không thể và có nguy cơ cao về tác dụng phụ. Tôi khuyên rằng quy trình laser nên được thực hiện trong nhiều buổi thay vì trong một quy trình duy nhất. Bạn phải thực hiện cái gọi là “bán vẻ”. Ưu điểm của việc “bán vẻ” là có thể xử lý từng bước như tiền xử lý. Ví dụ, trước tiên, các sắc tố ở biểu bì được điều trị, sau đó là các mạch máu ở lớp bì có thể được điều trị. Ngoài ra, mật độ năng lượng thấp có thể được bắn trước và đáp ứng của da được quan sát sau để quyết định nên tăng mật độ năng lượng hay ngừng điều trị. Thứ hai, giai đoạn sau điều trị có thể được bao gồm trong quá trình điều trị. Nếu PIH xảy ra trong quá trình điều trị thì cần có thời gian để điều trị PIH.

4.1 Điều trị gói và điều trị kết hợp

Điều trị gói không chỉ đơn giản là nhận các laser hoặc quy trình khác nhau mà phải được thực hiện theo trình tự có mục đích (quy trình tuần tự). Ví dụ, trong trường hợp điều trị nám, tôi nghĩ sẽ an toàn hơn khi thực hiện điều trị bằng laser toning trước để làm giảm hoạt động của tế bào hắc tố hơn là sử dụng laser alexandrite xung dài trước. Ngoài ra, điều trị gói còn cho phép tăng dần năng lượng của laser alexandrite xung dài để không xảy ra PIH và đảm bảo thời gian điều trị PIH trước nếu PIH xảy ra.

Điều trị kết hợp, trong đó một số quy trình được thực hiện đồng thời trong cùng một ngày, có một số ưu điểm. Đầu tiên, mỗi phương pháp điều trị đều có thể có hiệu quả ngay cả khi được điều trị nhẹ và có thể an toàn vì được thực hiện nhẹ. Thứ hai, có thể thấy tác dụng hiệp đồng.

Trong trường hợp điều trị gói, trình tự quy trình nên được xác định theo nguyên tắc nào? Ngoài ra, trong trường hợp điều trị kết hợp, trình tự quy trình nên được xác định theo nguyên tắc nào?

Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét trình tự quy trình của điều trị gói. Để xác định được trình tự thực hiện, cần phải hiểu đầy đủ về cấu trúc, chức năng của da cũng như nguyên lý và tác dụng phụ của từng loại laser hay quy trình. Ở đây, tôi chỉ mô tả một vài nguyên tắc mà tôi xem xét. Đầu tiên, trong trường hợp thực hiện quy trình mà lớp biểu bì bị tổn thương, phải mất ít nhất một tháng để quá trình biểu mô hóa bình thường diễn ra. Vì vậy, trong trường hợp bóc tách hoặc laser bóc tách, việc điều trị nên được thực hiện với khoảng thời gian ít nhất là 1 tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp điều trị sắc tố biểu bì như bóc tách nông hoặc IPL, tạo ra lớp mài ở một số chỗ tôi nghĩ khoảng thời gian điều trị 2 tuần là đủ, vì hàng rào bảo vệ da rất chắc. Thứ hai, các sắc tố lớp bì như bớt Ota, bớt Hori và hình xăm phải mất 1-3 tháng mới được loại bỏ sau khi điều trị bằng laser. Vì vậy, quy trình nên được thực hiện 1-3 tháng một lần. Quy trình nhanh hơn, ví dụ: mỗi 1-2 tuần, không mang lại kết quả loại bỏ nhanh hơn. Thứ ba, loại bỏ nevus hắc tố hoặc điều trị sẹo bằng laser phân đoạn CO2 mạnh nên được thực hiện với khoảng cách thời gian ít nhất 2-3 tháng. Mặc dù quá trình biểu mô hóa đã hoàn tất nhưng lớp bì vẫn chưa được tái tạo hoàn toàn. Vì vậy, tôi hoãn thủ thuật ngay cả khi 2-3 tháng trôi qua, đặc biệt nếu ban đỏ vẫn còn. Thứ tư, phần da trên được điều trị trước và phần dưới được điều trị sau. Ví dụ, nếu cần điều trị sắc tố biểu bì và mạch máu lớp bì cùng nhau, việc loại bỏ sắc tố biểu bì trước rồi mới điều trị mạch máu ở bì sẽ hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn.

Trong điều trị kết hợp, trái ngược với điều trị gói, tôi nghĩ rằng các thủ thuật hoặc laser sâu hơn nên được thực hiện trước và sau đó các thủ thuật hoặc laser nông hơn nên được thực hiện sau. Ví dụ, trong xóa hình xăm, liệu pháp đục lỗ với CO2 sau đó là laser Nd: YAG Q-switched 1064 nm có hiệu quả, nhưng xét đến các tác dụng phụ thì đây là một phương pháp nguy hiểm. Nói cách khác, vì chúng ta phải ưu tiên an toàn lên hàng đầu nên chúng ta phải thực hiện các quy trình theo thứ tự “quy trình sâu hơn → quy trình nông hơn”.

4.2 Trình tự quy trình của tôi

Đối với những người mới làm quen với laser, tôi mô tả trình tự quy trình làm sáng da và trị sẹo của tôi làm ví dụ. Vì mỗi bệnh viện có các loại laser khác nhau và các nhóm bệnh nhân khác nhau nên thứ tự quy trình của tôi không phải là câu trả lời chính xác và tôi cũng thay đổi quy trình từng chút một theo thời gian nên vui lòng chỉ xem để tham khảo (Bảng 3.6).

Đầu tiên, tôi lặp lại laser toning và điều trị sắc tố biểu bì (laser alexandrite xung dài, phương pháp xung lặp lại, phương pháp CO2 giảm hội tụ) nhắm vào các sắc tố biểu bì. Nhìn chung sắc tố biểu bì được cải thiện sau 2 lần điều trị (sau đợt 4). Sau đó, thay vì điều trị sắc tố biểu bì, các phương pháp điều trị khác có thể được thực hiện tùy theo từng bệnh nhân. Nếu cần điều trị ban đỏ, sử dụng PDL hoặc needle RF, còn nếu cần điều trị lỗ chân lông, sẹo, nếp nhăn và độ đàn hồi, thì laser phân đoạn CO2 hoặc needle RF được thêm vào số phiên chẳn thay vì điều trị sắc tố biểu bì. Sau buổi thứ 4 cần phân biệt sắc tố còn lại là PIH hay sắc tố lớp bì. Đối với PIH, có thể thực hiện điều trị bằng laser toning, one shot toning hoặc laser alexandrite xung dài với mật độ năng lượng thấp. Đối với các sắc tố lớp bì, năng lượng được tăng lên bằng cách sử dụng phương pháp hội tụ (tham khảo Mục 5.7 ở Chương 5) để điều trị. Nếu nám không đáp ứng với điều trị sau buổi thứ tư, nên tăng mật độ năng lượng của one shot toning.

Nếu bạn chỉ mua các loại laser cơ bản, laser CO2, LED và laser Nd: YAG Q- switched và phát triển một điều trị gói lần đầu tiên, tôi khuyên bạn nên thực hiện trình Laser toning là xương sống và MJP (peel tự quy trình được trình bày trong Bảng 3.7. Jessner điều chỉnh), lột da nhẹ được thực hiện 2 tuần một lần. Trong đợt 2, nevus hắc tố và lentigo nên được loại bỏ bằng laser CO2 và các sắc tố biểu bì nhỏ nên được loại bỏ bằng phương pháp giảm hội tụ. Các sắc tố biểu bì tương đối lớn được loại bỏ cần thận bằng phương pháp xung lặp lại với Nd: YAG Q-switched 532 nm. Nếu vẫn còn sắc tố trong buổi 4 thì nên thực hiện lại việc điều trị sắc tố (tương tự như buổi 2). Mặt khác, nếu không còn sắc tố thì thực hiện điều trị bằng laser toning mà không cần MJP. Đối với các sắc tố còn lại sau buổi thứ 4, sử dụng laser toning và one-shot toning cho PIH, và phương pháp hội tụ vào các sắc tố lớp bì.

Đối với điều trị sẹo, một số quy trình được kết hợp và thực hiện trong cùng một ngày và quy trình làm sáng da và tái tạo được thực hiện vào tuần tiếp theo (Bảng 3.8). Sau 1-2 tháng, các quy trình điều trị sẹo, làm sáng và tái tạo được lặp lại một lần nữa. Tổng cộng có 10 lượt điều trị được thực hiện. Vì quá trình tái tạo Collagen kéo dài đến 6 tháng sau thủ thuật nên kết quả sẽ được đánh giá sau 6 tháng.

Tôi thực hiện cắt đáy sẹo rolling, sau đó điều trị bằng đục lỗ với CO2 cho sẹo icepick và sẹo boxcar (Mục 17.4 ở Chương 17). Ngoài ra, phương pháp FAST còn được sử dụng để điều trị sẹo rolling và sẹo boxcar, bằng cách sử dụng laser phân đoạn CO2 với mật độ và năng lượng tăng cao, do đó chỉ điều trị những vùng có sẹo, thường có diện tích 5 × 5 mm (Phần 2). 12.8 ở Chương 12).

Bảng 3.6 Phác đồ điều trị làm sáng da của tôi 

Lần

Quy trình

1

Tẩy tế bào chết + laser toning + one shot toning + kỹ thuật Genesis + GA50 + chăm sóc làm sáng da + đắp mặt nạ

2

Gây tê tại chỗ + laser alexandrite xung dài + CO2 + phương pháp xung lặp lại + mặt nạ + đèn LED

3

Tẩy tế bào chết + laser toning + one shot toning + kỹ thuật Genesis + GA50 +

chăm sóc làm sáng da + đắp mặt nạ

4

Gây tê tại chỗ + Laser CO2 + phương pháp xung lặp lại + phương pháp hội tụ + mặt nạ + đèn LED

Ban đỏ

Tẩy tế bào chết + (PDL hoặc needle RF) + GA50 + LED

Lỗ chân lông, sẹo, nếp nhăn, độ đàn hồi

Gây tê tại chỗ + CO2 + (Laser phân đoạn CO2 hoặc needle RF) + PDRN + LED

Tổng cộng có 10 lần điều trị được thực hiện trong khoảng cách thời gian 1-2 tuần và nếu nhiều sắc tố biểu bì biến mất sau 1-4 lần điều trị, các phương pháp điều trị ban đỏ, lỗ chân lông, sẹo, nếp nhăn và độ đàn hồi sẽ được bổ sung tùy theo bệnh nhân. Nếu PIH xảy ra sau đợt thứ tư, điều trị PIH sẽ được thực hiện và nếu nghi ngờ có sắc tố lớp bì, phương pháp hội tụ sẽ được sử dụng.

Bảng 3.7 Phác đồ điều trị làm sáng da khuyến nghị cho người mới bắt đầu

Lần

Quy trình

1

Tẩy tế bào chết + laser toning + one shot toning + MJP (peel Jessner điều chỉnh) + chăm sóc da sáng + đắp mặt nạ

2

Gây tê tại chỗ +CO2 + phương pháp xung lặp lại (Q532) + đắp mặt nạ + LED

3

Tẩy tế bào chết + laser toning + one shot toning + MJP + chăm sóc làm sáng da + đắp mặt nạ

4

Gây tê tại chỗ + CO2 + phương pháp xung lặp lại + đắp mặt nạ + đèn LED hoặc tẩy tế bào chết + laser toning + one shot toning + (MJP X) + chăm sóc làm sáng da + đắp mặt nạ

5

Tẩy tế bào chết + laser toning + one shot toning + MJP + chăm sóc làm sáng da + đắp mặt nạ

6

Tẩy tế bào chết + laser toning + one shot toning + (MJP X) + chăm sóc làm sáng da + đắp mặt nạ

Tổng cộng có 10 lần điều trị được thực hiện trong khoảng cách thời gian 1-2 tuần và sau đợt 4, lặp lại đợt 5 và 6.

Bảng 3.8 Phác đồ điều trị sẹo của tôi

Lần

Quy trình

1

Gây tê tại chỗ + cắt đáy + CO2 đục lỗ + Laser phân đoạn CO2 (phương pháp FAST) + PDRN + đắp mặt nạ + đèn LED

2

Tẩy tế bào chết + laser toning + one shot toning + kỹ thuật Genesis + GA50 + chăm sóc làm sáng da + đắp mặt nạ

Đợt 1 và 2 được thực hiện cách nhau 1 tuần. Sau đó, được lặp lại sau 1-2 tháng, với tổng số 10 lần điều trị và kết quả được đánh giá sau 6 tháng

5 Tài liệu tham khảo

1. Jeong JY. Clinical skin care (Korean). Seoul: MDworld; 2010.

2. Textbook compilation committee in Korean Dermatological Association. Text book of dermatology 6th edition (Korean). Seoul: Daehanuihak; 2014.

3. Textbook compilation committee in Korean Dermatological Association. TEXTBOOK OF DERMATOLOGY, seventh edition (Korean). Seoul: McGraw-Hill Education Korea, Ltd; 2020.

4. Kasai K. Skin spots treatment clinics (Korean edition). Seoul: Shinheung med science; 2007.

5. Suzuki H, Anderson RR. Treatment of melanocytic nevi. Dermatol Ther. 2005;18(3):217–26.

6. Allemann IB, Goldberg DJ. Basics in dermatological laser applications. Karger Medical and Scientific Publishers; 2011.

7. Winhoven SM, Ahmed I, Owen CM, Lear JT. Postinflammatory hyperpigmentation in an Asian patient: a dramatic response to oral isotretinoin (13-cis- retinoic acid). Br J Dermatol. 2005;152(2):368–9.


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633