1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật

Những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật

Những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật

Trungtamthuoc.com - Bệnh nhân từ ngay sau khi phẫu thuật xong cho đến khi chuyển sang phòng hồi tỉnh cũng như thời gian điều trị nội, ngoại trú cần được chăm sóc đặc biệt để hồi phục nhanh và phát hiện kịp thời các biến chứng. Có nhiều yếu tố đòi hỏi bác sĩ và người nhà cần theo dõi như: các dấu hiệu sinh tồn, kiểm soát cơn đau, sự lành của vết thương, tinh thần và chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn.

1 Định nghĩa về thời kỳ sau mổ

Thời kỳ sau mổ là khoảng thời gian bắt đầu từ khi kết thúc cuộc mổ cho đến lúc người bệnh hồi phục được khả năng lao động. Như vậy, người ta thời kỳ sau mổ thành 2 giai đoạn như sau:

  • Trong 24 giờ đầu tiên, được gọi là giai đoạn thoát mê.
  • Sau 24 giờ đầu là khoảng thời gian chăm sóc bệnh nhân sau mổ tại khoa.
  • Chăm sóc bệnh nhân sau mổ

     

2 Các biến chứng chung sau phẫu thuật

2.1 Ngay sau mổ

  • Xuất huyết nguyên phát (bắt đầu trong quá trình phẫu thuật) hoặc xuất huyết phản ứng (sau khi huyết áp tăng sau phẫu thuật)
  • Xẹp phổi.
  • Sốc: mất máu, nhồi máu cơ tim cấp, thuyên tắc phổi hoặc nhiễm trùng huyết. Dấu hiệu mất máu sau mổ với biểu hiện khát nước, nhiệt độ cơ thể giảm, nhợt nhạt, huyết áp tụt.
  • Lượng nước tiểu ít: bù dịch không đủ trong và sau phẫu thuật.

2.2 Biến chứng sớm

  • Đau.
  • Lú lẫn cấp tính, rối loạn giấc ngủ, rối loạn thuốc hoặc rối loạn chuyển hóa.
  • Buồn nôn và nôn: giảm đau hoặc liên quan đến thuốc gây mê; liệt ruột.
  • Sốt 
  • Xuất huyết thứ phát: thường do nhiễm trùng.
  • Viêm phổi.
  • Vết thương hoặc đứt dây nối.
  • DVT.
  • Bí tiểu cấp tính.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) .
  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Vết loét do tì đè.
  • Tắc ruột do các chất xơ dính.
  • Liệt ruột.

2.3 Biến chứng muộn

  • Tắc ruột
  • Xoang dai dẳng.
  • Tái phát (bệnh ác tính,...)
  • Sẹo lồi.
  • Thẩm mỹ. [1]

3 Vận chuyển bệnh nhân, thay đổi tư thế

Sau khi kết thúc cuộc mổ, thay đổi tư thế người bệnh, chuyển họ từ bàn mổ sang xe đẩy hoăc giường bệnh phải thực hiện nhẹ nhàng, từ từ. Nếu đột ngột thay đổi tư thể của người bệnh có thể khiến họ gặp các biến chứng sau mổ như bị choáng váng, tụt huyết áp, trụy mạch...

Đối với người bệnh phẫu thuật chỉnh hình, khi vận chuyển họ không đúng cách, thô bạo có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc phẫu thuật. Vì vậy, nên đặt xe vận chuyển người bệnh ở ngay cạnh bàn mổ và đưa người bệnh sang xe đẩy thật cẩn thận. Hầu hết các cuộc phẫu thuật đều có thể kể tấm vải to dưới lưng bệnh nhân, khi chuyển từ bàn mổ lên xe hay giường chỉ cần khiêng tấm vải đó.

Vận chuyển bệnh nhân sau phẫu thuật sang giường bệnh cần thực hiện nhẹ nhàng.

4 Quy trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ

4.1 Chuẩn bị giường, phòng bệnh nhân

Giường nằm cho người bệnh cần êm, chắc chắn, thoải mái, có thể điều chỉnh tư thế người bệnh, tư thế Fowler, tư thế đầu thấp... Đồng thời, hai bên thành giường cần có thanh chắn, đề phòng người bệnh chưa tự chủ được có thể lăn người và rơi xuống đất.

Nếu thời tiết lạnh cần có chăn đắp đủ ấm, túi sưởi đặt xung quanh, có thể dùng máy sưởi, đệm hơi nóng...

Còn vào thời tiết của mùa hè, nóng nực thì trong phòng cần phải thoáng mát, tốt nhất là có điều hòa, đặc biệt là nếu phòng có nhiều người bệnh...

Với những trường hợp người bệnh chưa tỉnh, chưa có phản xạ ho cần đặt người bệnh nằm nghiêng đầu qua một bên hoặc nằm ngửa nhưng có gối mỏng lót dưới vai. Nhờ chiếc gối mỏng đó mà cổ, đầu của người bệnh ngửa ra sau, đồng thời không để người bệnh chưa tỉnh nằm 1 mình mà không có điều dưỡng theo dõi.

4.2 Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

Trên hô hấp, theo dõi nhịp thở, biên độ hô hấp, độ bão hoà oxy - SpO2, dựa vào màu da, niêm mạc có thể nhận biết một số trường hợp thiếu oxy.

Trên hệ thống tuần hoàn, người bệnh sau phẫu thuật cần được thường xuyên kiểm tra mạch đập, nhịp tim, huyết áp mỗi 15 đến 30 phút cho đến khi ổn định.

Với hệ thần kinh: Cần biết được người bệnh tỉnh hay mê, nếu chưa tỉnh phải được theo dõi liên tục và đặt người bệnh với tư thế như hướng dẫn phần trên.

Mọi người bệnh phẫu thuật đều phải được theo dõi các thông số về rối loạn hô hấp, tuần hoàn, biểu hiện tím da, xuất huyết ở vết thương…

Hiện nay, ở các phòng hồi tỉnh đều có thiết bị theo dõi bằng monitoring nhưng vẫn cần thăm khám, kiểm tra thật kỹ.

4.3 Động viên tinh thần và cho bệnh nhân vận động sớm

Sau gây mê thông thường người bệnh được chỉ định và hỗ trợ xoay trở mình mỗi 30 phút đến khi tự cử động được.

Đồng thời, để tránh các biến chứng xảy ra, người bệnh cần được hướng dẫn tập thở sâu, ho, cử động hai chân, hai tay sớm.

Các y bác sĩ cần động viên người bệnh, để họ an tâm, tránh những lo sợ không đáng có, và có tinh thần tốt nhất vượt qua và hồi phục sức khỏe.

Động viên tinh thần và cho người bệnh vận động sớm sau phẫu thuật.
  • Theo dõi BILAN nước:

Bệnh nhân cần được theo dõi lượng dịch ra và vào trong 6 giờ bằng cách tính bilan dịch, có một số trường hợp cần tính mỗi 3 giờ, trong 24 giờ.

Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị về chế độ ăn uống sớm hay nhịn ăn.

Nên cân bệnh nhân trong một số trường hợp cần thiết.

  • Theo dõi nước tiểu:

Người bệnh cần được theo dõi lượng nước tiểu và màu sắc của nó sau khi mổ, đặc biệt những người bệnh nặng hay chưa cho nước tiểu sau 6 - 8 giờ đầu. Lúc này, người bệnh cần được khám xét lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra được hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh.

  • Theo dõi ống dẫn lưu:

Người bệnh được theo dõi các ống dẫn lưu nước tiểu, lồng ngực, bụng cứ mỗi 1 đến 2 giờ. Riêng với những người bệnh nặng, hay bệnh đặc biệt cần được theo dõi thông số rối loạn về hô hấp, chảy máu ở vết thương, vết mổ hay máu chảy qua ống dẫn lưu.

5 Giảm đau sau mổ

Dự phòng, điều trị đau sau mổ là một khâu cực kỳ quan trọng, nhiều kỹ thuật được áp dụng riêng lẻ hoặc phối hợp tùy mức độ đau đánh giá được.

Kiểm soát đau là cần thiết, không nên đợi đến có cảm giác đau rồi mới tiêm. Opioid đường uống hoặc tiêm thường là lựa chọn đầu tay. Thông thường, liều khởi đầu là 1-2 viên oxycodone (2,5 đến 10 mg) hoặc acetaminophen 325 đến 650 mg mỗi 4-6 giờ hoặc morphine 2-4 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 3 giờ, sau đó điều chỉnh theo nhu cầu cá nhân và có thể thay đổi nhiều lần. Đối với đau nặng, nên giảm đau bằng tiêm tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân không có rối loạn chức năng thận hoặc có tiền sử bị chảy máu đường tiêu hóa, cần giảm liều opioid bởi NSAID cũng sẽ giảm đau. [2]

Bậc thang dùng thuốc giảm đau của Tổ chức y tế thế giới:

  • I, Sử dụng thuốc giảm đau không nằm trong nhóm thuốc phiện gồm Aspirine, Paracetamol.
  • IIa, Sử dụng thuốc phiện có tác dụng yếu gồm Codeine, Dextropropoxyphen.
  • IIb, Sử dụng phiện giảm đau vừa, trung bình gồm Temgésic, Nubaine, Topalgic, Contramal.
  • IIIa, Sử dụng thuốc phiện giảm đau mạnh như Morphine, Fentanyl.
  • IIIb, Tiêm thuốc phiện giảm đau mạnh như Morphine.

6 Chăm sóc dinh dưỡng sau mổ

6.1 Dinh dưỡng giai đoạn đầu

Trước đây, ở giai đoạn này thường chưa cho người bệnh ăn bằng đường tiêu hóa, đến khi người bệnh trung tiện được mới cho họ ăn. Lúc đó, người bệnh hầu như chỉ được bù nước, điện giải, cung cấp glucid, duy trì đủ lượng calo cần để nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên hiện nay, người ta nhân thấy nếu ăn muộn thường không có lợi cho người bệnh. Nửa đời sống tế bào ruột là 24h, nếu không được ăn sớm thì chúng có thể hoại tử và hệ vi sinh đường ruột bị thẩm lậu từ ruột vào máu. Không những thế, nuôi dưỡng đường ruột sớm còn mang nhiều lợi ích khác với người bệnh. Do đó, các nhà khoa học đã nuôi dưỡng đường ruột sớm bằng đường tiêu hoá ngay giờ đầu tiên với những người bệnh phẫu thuật không can thiệp đường tiêu hoá. Riêng những người phẫu thuật có can thiệp đường tiêu hoá thì sau khi người bệnh có trung tiện bắt đầu cho ăn uống.

Chăm sóc dinh dưỡng sau mổ như thế nào?

6.2 Giai đoạn giữa sau phẫu thuật

Giảm dần cung cấp dinh dường bằng đường tĩnh mạch, tăng dần cung cấp qua đườn tiêu hóa, tăng dần năng lượng và protein. Khởi đầu với 500Kcal và 30g protein, rồi mỗi 1-2 ngày lại tăng 250-500Kcal đến khi đạt 2000Kcal/ngày.

Nếu cho người bệnh ăn sữa, nên sử dụng sữa pha nước cháo, sữa bột đã tách bơ, sữa đậu nành. Người bệnh được ăn thành nhiều bữa trong ngày (4 - 6 bữa). Sử dụng thức ăn mềm, hạn chế xơ nhiều, nên dùng thực phẩm có nhiều vitamin B, C như nước cam, chanh...

6.3 Giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật

Người bệnh sau phẫu thuật ở giai đoạn hồi phục cần cung cấp đủ năng lượng và protein để tăng nhanh thể trọng và vết thương mau lành. Hàng ngày, bệnh nhân có thể cần cung cấp tới 120-150g protein và 2500-3000 Kcal năng lượng. Khẩu phần dinh dưỡng trong cả này cần được chia thành nhiều bữa trong ngày, khoảng 5 đến 6 bữa. Lúc này cho người bệnh ăn nhiều sữa, trứng, thịt, đậu đỗ để bổ sung chất đạm và ăn nhiều hoa quả tươi để tăng vitamin C và vitamin nhóm B. [3]

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Dr Hayley Willacy, Common Postoperative Complications, Patient Infor. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Postoperative Care, MD; Paul K. Mohabir, MBBS. Postoperative Care, MSD Manual. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: BS. Lê Phương Thùy, Ngày đăng: 21 tháng 7 năm 2019. Nguyên tắc dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật, Sức khỏe đời sống. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    Những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật 5/ 5 2
    5
    100%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
    • Những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
      QH
      Điểm đánh giá: 5/5

      bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

      Trả lời Cảm ơn (0)
    • Những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
      HA
      Điểm đánh giá: 5/5

      Giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật cần ăn uống như thế nào?

      Trả lời Cảm ơn (0)
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633