1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Cắt thắng lưỡi cho bé có nguy hiểm không? Biểu hiện trẻ bị dính thắng lưỡi

Cắt thắng lưỡi cho bé có nguy hiểm không? Biểu hiện trẻ bị dính thắng lưỡi

Cắt thắng lưỡi cho bé có nguy hiểm không? Biểu hiện trẻ bị dính thắng lưỡi

Trungtamthuoc.com - Dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng đến sự chuyển động của lưỡi dẫn đến tình trạng phát âm của trẻ bị hạn chế. Vậy, cách nhận biết thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân xuất hiện tật dính thắng lưỡi? Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết

1 Bé bị dính thắng lưỡi là sao?

Lưỡi là cơ quan quan trọng của cơ thể, góp phần thực hiện các chức năng của vùng miệng mặt như phát âm, nhai, nuốt, mút,...Lưỡi có nhiều chuyển động khác nhau như nâng lên, hạ xuống, đưa ra trước, kéo ra sau, đưa sang hai bên.

Thắng lưỡi là một màng giống như sợi dây gắn lưỡi và đáy miệng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển động của lưỡi. Khi dây thắng lưỡi bị ngắn thì được gọi là dính thắng lưỡi. Dính thắng lưỡi là tình trạng đầu lưỡi không thể đưa ra ngoài răng cửa của hàm dưới do phanh lưỡi ngắn. Lưỡi thường có hình trái tim khi trẻ cố gắng đưa lưỡi ra bên ngoài. Trong nha khoa, dính thắng lưỡi là một tình trạng phức tạp liên quan đến nhiều chuyên ngành khác nhau từ răng, nha chu đến phẫu thuật trong miệng của trẻ em. [1]

Tỉ lệ dính thắng lưỡi là từ 5-10% và phổ biến ở bé trai hơn bé gái.

Dính thắng lưỡi có thể gây ra một số khó khăn khi trẻ bú mẹ, đặc biệt là khi trẻ ngậm vú hoặc làm cho mẹ bị đau núm vú trong thời gian dài. Ngoài ra, dính thắng lưỡi cũng làm cho trẻ khó hoạt động lưỡi, gây ra những vấn đề như rối loạn phát âm, khó ăn, khó bú mẹ hoặc gặp các vấn đề xã hội.

2 Các mức độ dính thắng lưỡi

Mức độ dính thắng lưỡi
Mức độ dính thắng lưỡi

Có nhiều phương pháp giúp phân loại tật dính thắng lưỡi. Dưới đây là bảng phân loại mức độ dính thắng lưỡi theo hệ thống thang điểm Coryllos Ankyloglossia:

Phân loại

Đặc điểm của dây thắng lưỡi

Dính thắng lưỡi độ 4 (dưới 3mm)

Dây thắng lưỡi mỏng và đàn hồi, nối từ ngay phía sau các răng cửa và đầu lưỡi

Dính thắng lưỡi độ 3 (3-7mm)

Dây thắng lưỡi có độ dày vừa phải và đàn hồi, lưỡi được giữ từ 2-4mm từ đầu sàn miệng gần với rãnh sau các răng cửa dưới

Dính thắng lưỡi độ 2 (8-11mm)

Dây thắng lưỡi vẫn có thể quan sát được bằng mắt nhưng dày, gắn từ dưới lưỡi đến sàng miệng

Dính thắng lưỡi độ 1 (12-16mm)

Dây thắng lưỡi không quan sát được bằng mắt, nhưng chạm vào bằng đầu ngón tay vẫn có thể cảm nhận được

3 Hình ảnh trẻ bị dính thắng lưỡi và không bị dính thắng lưỡi

Để nhận biết lưỡi bình thường và dính thắng lưỡi, cha mẹ có thể tham khảo hình ảnh dính thắng lưỡi dưới đây:

Hình ảnh lưỡi bình thường và dính thắng lưỡi
Hình ảnh lưỡi bình thường và dính thắng lưỡi

Một số hình ảnh dính thắng lưỡi khác bạn đọc có thể tham khảo:

Một số hình ảnh dính thắng lưỡi khác
Một số hình ảnh dính thắng lưỡi khác

4 Dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Dính thắng lưỡi thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. Nguyên nhân của dính thắng lưỡi vẫn chưa thực sự được biết rõ, nhưng đây được coi là một dị tật bẩm sinh do đó việc tìm kiếm biện pháp phòng tránh là rất khó. Dính thắng lưỡi không gây quá nhiều nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Do đó, cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều, trong giai đoạn mang thai, mẹ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, thăm khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, khi trẻ có dấu hiệu bú kém, quấy khóc trong khi bú, cha mẹ cũng không nên loại trừ nguyên nhân con bị dính thắng lưỡi, điều này có thể kéo dài thời gian điều trị, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con.

4.1 Đối với trẻ

Dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?
Dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Dính thắng lưỡi gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống của trẻ, bao gồm:

  • Trẻ không ngậm chặt được núm vú của mẹ, dẫn đến tình trạng dễ bị chảy sữa ra ngoài.
  • Bú không đủ sữa.
  • Bú nhiều nhưng ít tăng cân.
  • Trẻ thường quấy khóc, khó chịu khi bú mẹ.
  • Trẻ có thể gặp khó khăn khi nói, gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ.
  • Dính thắng lưỡi có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây tự ti cho trẻ.

4.2 Đối với mẹ

Một số khó khăn khi trẻ bị dính thắng lưỡi bú mẹ bao gồm:

  • Hình dạng núm vú bị biến dạng sau khi cho con bú.
  • Núm vú bị chảy máu, xuất hiện tổn thương hoặc bị loét dẫn đến đau nhức.
  • Trẻ bú không hết sữa dẫn đến tình trạng tắc tia sữa hoặc viêm vú.
  • Mẹ giảm tiết sữa do trẻ bú ít.

Không phải tất cả trẻ bị dính thắng lưỡi đều cần phải phẫu thuật, một số trẻ không gặp bất kỳ khó khăn nào trong khi ăn uống hoặc sử dụng ngôn ngữ. Khi dính thắng lưỡi gây ra những khó khăn trong cuộc sống, mẹ nên đưa trẻ đến chuyên khoa nhi răng hàm mặt để được tư vấn kịp thời.

5 Nguyên nhân gây dính thắng lưỡi

Nguyên nhân chính xác của tật dính thắng lưỡi vẫn chưa được biết rõ. Có báo cáo về mối liên quan giữa hội chứng hở hàm ếch liên kết với nhiễm sắc thể X. Dính thắng lưỡi cũng là một trong những biểu hiện của các hội chứng hiếm gặp như Kindler, Opitz và Van Der Woude.

Một số nghiên cứu cho thấy, dính thắng lưỡi có thể do di truyền. Trong quá trình mang thai, người mẹ sử dụng cocain thai nhi có thể dễ xuất hiện dị tật này hơn.

6 Cách nhận biết trẻ dính thắng lưỡi

Cách nhận biết trẻ dính thắng lưỡi
Cách nhận biết trẻ dính thắng lưỡi

Mẹ có thể áp dụng những dấu hiệu dính thắng lưỡi dưới đây để kiểm tra tình trạng dính phanh lưỡi tại nhà:

  • Rửa sạch tay, lấy ngón trỏ vuốt ngang qua gốc lưỡi, nếu không có màng cản trở thì lưỡi của con hoàn toàn bình thường và ngược lại.
  • Trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ, sữa bị chảy ra bên ngoài, quấy khóc trong khi bú.
  • Lưỡi của con không thể di chuyển sang 2 bên.
  • Lưỡi có hình trái tim khi con cố gắng thè lưỡi ra bên ngoài.
  • Con không thể nâng lưỡi để chạm được vào hàm bên trên.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đã bước sang giai đoạn ăn dặm, trẻ thường lười ăn, gặp tình trạng khó nuốt.
  • Trẻ gặp khó khăn ở giai đoạn tập nói, nói ngọng, phát âm sai ở các phụ âm như r, z,s.

7 Cách cắt thắng lưỡi cho bé

7.1 Nguyên tắc

Sau khi phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được đánh giá và điều trị.

Thông thường, các bác sĩ sẽ xác định mức độ dính thắng lưỡi để quyết định có can thiệp phẫu thuật hay không. Chỉ định phẫu thuật tật dính phanh lưỡi trong các trường hợp:

  • Trẻ bị dính phanh lưỡi độ 3 và độ 4.
  • Đối với trẻ em bị dính thắng lưỡi độ 1 và độ 2: Các bác sĩ sẽ cần theo dõi thêm, nếu thắng lưỡi không giãn sau một thời gian nhất định, gây khó khăn trong quá trình bú mẹ thì mới tiến hành phẫu thuật.
  • Đối với những trẻ dính phanh lưỡi độ 1 và độ 2 có kèm thêm các triệu chứng lâm sàng như khó nuốt, khó bú, nói ngọng, phát âm kém, không cong được lưỡi lên môi trên hoặc môi dưới. Khi trẻ há miệng, lưỡi không chạm được vào vòm miệng, khi thè lưỡi ra ngoài, lưỡi có hình trái tim hoặc chẻ thành hình chữ V thì có thể cần phải phẫu thuật.
  • Trẻ dính thắng lưỡi ảnh hưởng nhiều đến việc bú của trẻ.
  • Dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến phát âm của con, khiến con nói ngọng.
  • Việc chỉ định cắt dính thắng lưỡi sớm ngay sau sinh có thể khiến trẻ không bú được.

7.2 Kỹ thuật

Kỹ thuật thực hiện cắt thắng lưỡi không giống nhau mà phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ. Đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi, có thể sử dụng dao điện, sau đó trẻ vẫn bú mẹ bình thường. Đối với những trẻ lớn hơn, có thể sử dụng phương pháp gây mê hoặc gây tê, phẫu thuật cắt thắng lưỡi sau đó khâu lại.

Kỹ thuật cắt dính thắng lưỡi
Kỹ thuật cắt dính thắng lưỡi

Có 2 kỹ thuật chính để cắt dính thắng lưỡi bao gồm:

  • Cắt dưới gây tê tại chỗ.
  • Cắt dưới gây mê.

Việc quyết định lựa chọn kỹ thuật nào phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Tuổi của trẻ.
  • Trẻ có hợp tác không?
  • Mức độ dính của thắng lưỡi.
  • Độ dày của thắng lưỡi.

Cách cắt thắng lưỡi bằng cách gây tê tại chỗ:

  • Thực hiện tại ghế nha khoa.
  • Giữ chặt đầu của trẻ.
  • Sát trùng tại chỗ.
  • Bôi thuốc tê lên bề mặt niêm mạc, sử dụng khoảng 1ml dung dịch gây tê Lidocain 2%, chờ khoảng 2 phút.
  • Sử dụng dao điện hoặc dao thường để cắt. Kỹ thuật rạch: rạch ngang hoặc rạch hình chữ Z.
  • Đốt điện tại chỗ hoặc khâu tùy trường hợp.

Cắt thắng lưỡi dưới gây mê:

  • Thực hiện tại phòng mổ.
  • Gây mê mask (mặt nạ) hoặc đặt nội khí quản.
  • Chích thuốc tê tại chỗ.
  • Thực hiện kỹ thuật cắt tạo hình dính thắng lưỡi tương tự như cắt dính thắng lưỡi gây tê tại chỗ.

8 Chăm sóc sau phẫu thuật

Cha mẹ không cần quá lo lắng, thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn trong việc chăm sóc trẻ sau khi thực hiện phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi.

Sau khi phẫu thuật, không nên cho trẻ ăn đồ ăn quá cứng, không để con ngậm bất kỳ đồ chơi, đồ vật nào để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.

Vệ sinh miệng cho trẻ sau khi ăn.

Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm.

Tái khám khi có chỉ định của bác sĩ.

9 Bệnh viện cắt thắng lưỡi cho trẻ sơ sinh

Khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Nhi Trung Ương là một trong số những cơ sở điều trị dính phanh lưỡi. Tại đây, các bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp mổ laser đối với trường hợp dính phanh lưỡi độ 3, độ 4. Ưu điểm của phương pháp này là không gây đau đớn, không gây chảy máu.

Một số bệnh viện ở Hà Nội như bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện đại học Y Hà Nội, bệnh viện Thu Cúc có thể thực hiện được kỹ thuật này.

Một số bệnh viện khác trong miền Nam như Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố, Bệnh viện Nhi đồng 1 là các địa chỉ uy tín cha mẹ có thể tham khảo.

Ngoài ra, nếu cha mẹ không có thời gian và điều kiện thì Trung Tâm Sản Nhi của các bệnh viện đa khoa tỉnh cũng là một lựa chọn hợp lý.

10 Chi phí cắt thắng lưỡi ở viện Nhi Trung ương

Hiện tại, chi phí cắt dính thắng lưỡi tại bệnh viện Nhi Trung ương dao động khoảng 8-10 triệu, tùy thuộc vào mức độ, kỹ thuật cắt, bảo hiểm hay dịch vụ.

Giá dịch vụ tại các bệnh viện khác:

  • Bệnh viện Thu Cúc: Khoảng 6 triệu đồng.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Khoảng 3-4 triệu đồng.

11 Một số câu hỏi thường gặp

11.1 Dính thắng lưỡi có tự hết không?

Đối với trường hợp dính thắng lưỡi độ 1, độ 2, các bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá mức độ giãn của thắng lưỡi để quyết định có phẫu thuật hay không. Thông thường, đối với các trường hợp nhẹ, không gây ảnh hưởng đến ăn uống, phát âm thì không cần cắt.

11.2 Trẻ mấy tháng có thể cắt thắng lưỡi?

Trong trường hợp cụ thể, những trẻ trên 3 tháng tuổi có thể được chỉ định cắt thắng lưỡi. Việc cắt thắng lưỡi sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ của trẻ.

11.3 Cắt thắng lưỡi cho bé có nguy hiểm không?

Cắt thắng lưỡi được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn bằng kỹ thuật bài bản do đó cha mẹ không nên lo lắng. Cha mẹ nên lựa chọn địa điểm cắt thắng lưỡi uy tín như các bệnh viện lớn.

12 Kết luận

Dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, dính thắng lưỡi có thể gây khó nuốt, khó nói ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Hiện nay, có nhiều bệnh viện có thể thực hiện cắt thắng lưỡi với độ an toàn cao và chi phí hợp lý.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Sarah Becker và cộng sự (Ngày đăng 9 tháng 6 năm 2023). Ankyloglossia (Tongue-Tie), NCBI. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    cháu ở huyện Sông mã có bảo hiểm về viện nhi thắng lưỡi có phải chuyển tuyến không, nếu không có giấy chuyển tuyến có được tính3 bảo hiểm không


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633