1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Cập nhật chẩn đoán và xử trí hội chứng ruột kích thích - IBS 2023

Cập nhật chẩn đoán và xử trí hội chứng ruột kích thích - IBS 2023

Cập nhật chẩn đoán và xử trí hội chứng ruột kích thích - IBS 2023

Trungtamthuoc.com - Cập nhật chẩn đoán và xử trí Hội chứng ruột kích thích (IBS) năm 2023 là bản hướng dẫn giúp đưa ra cách tiếp cận, hướng xử trí khi gặp Hội chứng ruột kích thích - một vấn đề tiêu hóa phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hiện nay.

Cập nhật chẩn đoán và xử trí hội chứng ruột kích thích (IBS) năm 2023 - TẢI BẢN PDF TẠI ĐÂY

Người dịch: PGS TS BS Quách Trọng Đức
Bộ Môn Nội Tổng Quát, ĐHYD TP. HCM

 

1 NỘI DUNG TRÌNH BÀY

1.1 Đặc điểm IBS và tiếp cận chẩn đoán ở bệnh nhân Việt Nam

1.1.1 Tần suất toàn cầu hội chứng ruột kích thích (IBS)

Tần suất toàn cầu hội chứng ruột kích thích (IBS)
Tần suất toàn cầu hội chứng ruột kích thích (IBS)

 

1.1.2 Phân loại IBS

Phân loại IBS
Phân loại IBS

 

1.1.3 Tiếp cập chẩn đoán IBS theo ROME IV

Đại đa số trường hợp đã thỏa tiêu chuẩn LS của IBS và không có triệu chứng báo động: có thể xác lập chẩn đoán và chỉ định tối thiểu.

1.1.4 Các rối loạn tiêu hóa dưới chức năng thường gặp (ROME IV)

Các rối loạn tiêu hóa dưới chức năng thường gặp (ROME IV)
Các rối loạn tiêu hóa dưới chức năng thường gặp (ROME IV)

 

 

1.1.5 Các yếu tố gợi ý viêm đại tràng vi thể

• > 50 tuổi
• Nữ
• Bệnh tự miễn kèm theo
• Tiêu chảy về đêm, phân nước mức độ nặng
• Thời gian < 12 tháng
• Sụt cân
• Sử dụng các thuốc có thể gây khởi phát bệnh: PPI, NSAID

1.1.6 Triệu chứng báo động ở BN có triệu chứng gợi ý IBS

• Tuổi ≥ 45
• Thiếu máu
• Máu trong phân
• Sụt cân
• Triệu chứng về đêm
• Sốt
• Khối u bụng hoặc cổ trướng
• Tiền căn gia đình ung thư đại trực tràng

Triệu chứng báo động có thực sự tốt để dự đoán ung thư đại trực tràng ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa dưới?

1.1.7 UTĐTT khởi phát sớm ở người Việt Nam

  • Tỉ lệ cao!

< 50 tuổi: 28% (112/400)
< 40 tuổi: 11% ( 44/400)

  • Không có TC báo động: 22,3%
  •  Biểu hiện TC tiêu hóa dưới ngắt quãng: 42,9%
  • Tiền sử UTĐTT gia đình cao so với BN ≥ 50 tuổi (21,4% vs. 7,6%, p<0,001)
  • Tuổi tầm soát ở VN: cần thấp hơn khuyến cáo Châu Á – TBD
  • Tiền sử gia đình: yếu tố nguy cơ quan trọng thường bị bỏ quên

• 404 bệnh nhân IBS theo tiêu chuẩn ROME III được nội soi đại tràng
• Kết quả nội soi:
– 09 (2,2%) ung thư đại trực tràng
– 19 (4,7%) có polyp u tuyến nguy cơ cao (D ≥ 1cm, loạn sản nặng, tuyến nhánh)

1.1.8 Đặc điểm của UTĐTT có triệu chứng của IBS

Phân tích đa biến: UTĐTT liên quan với thời gian khởi phát triệu chứng IBS ngắn (≤ 2 years) (p = 0,039)
Không liên quan với triệu chứng báo động (p = 0,098).

1.1.9 Giá trị APCS trong dự đoán nguy cơ UTĐTT ở bệnh nhân Việt Nam có triệu chứng IBS

Điểm APCSU tuyến tiến triển/UTĐTT (OR, 95% KTC)
0 – 1Ref
2 – 3 5,6 (1,2 – 24,7)
4 – 712,1 (2,6 – 56,2)

• Triệu chứng báo động không giúp dự đoán nguy cơ u tuyến tiến triển
• 3/9 trường hợp UTĐTT không có TC báo động nhưng APCS ≥ 2

Tiếp cận chẩn đoán IBS ở BN Việt Nam
Tiếp cận chẩn đoán IBS ở BN Việt Nam

1.2 Xử trí IBS ở bệnh nhân Việt Nam

1.2.1 Chiến lược tiếp cận và xử trí

1.2.2 Hiệu quả điều trị IBS bằng biện pháp không dùng thuốc

• Tập thể dục: tất cả bệnh nhân IBS được khuyên tập thể dục thường xuyên
• Chế độ ăn
– Chế độ nhiều chất xơ hòa tan (tăng từ từ): yến mạch, đậu hà lan và các loại đậu khác, cà rốt, cam, quýt, Bưởi, táo, bơ, chuối …)
– Tránh chất xơ không hòa tan (súp lơ, đậu que, khoai tây)
– Chế độ ăn ít FODMAP (fermentable oligosaccharides, disaccharides & monosaccharides and polyols): cải thiện triệu chứng toàn thân & đau bụng.
Chỉ nên sử dụng can thiệp “second-line” vì cần BS dinh dưỡng. Các thức ăn này dần dần sẽ được tập cho ăn lại tùy mức độ dung nạp.

• Probiotics
– Có thể hiệu quả trên triệu chứng toàn thân & đau bụng. Chưa đủ chứng cứ để khuyến cáo 1 loại chuyên biệt nào.
– Nếu BN muốn có thể dùng ít nhất 4 tuần, tối đa 12 tuần, nhưng nên ngưng nếu không có tác dụng sau thời gian này.
– Một số loại có thể có hiệu quả
Lactobacillus plantarum 299V (DSM 9843)
Saccharomyces boulardii CNCM I-745

1.2.3 Chiến lược tiếp cận và xử trí

 

1.2.4 Các thuốc chống co thắt (Antispasmodics)

Các thuốc chống co thắt (Antispasmodics)
MoleculeAsiaEurUS
Alverine xx 
Cimetropium bromidex  
Dicycloverine / Dicyclomine xxx
Drotaverinex  
Fenoverinex  
Mebeverine xx 
Otiloniumxx 
Phloroglucinol xx 
Pinaverium bromide xx 
Rociverinexx 
Scopolamine/Hyoscine xxx
Tiropramide xx 
Trimebutinexx 

1.2.5 Điều trị giảm đau trong IBS

22 nghiên cứu (19 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, 2 nghiên cứu quan sát hồi
cứu và một thử nghiệm lâm sàng không ngẫu nhiên)
Kết quả:
• Giảm đau bụng & trướng bụng
• Cải thiện triệu chứng táo bón và tiêu chảy khi điều trị 3-6 tuần
• Hiếm bị các tác dụng phụ

1.2.6 Hiệu quả điều trị IBS bằng thuốc

1.2.7 Chiến lược xử trí IBS tại Việt Nam

2 KẾT LUẬN

2.1 Chẩn đoán

– Đa số trường hợp LS thỏa tiêu chuẩn về triệu chứng và không có triệu chứng báo động: có thể xác định chẩn đoán với thăm dò tối thiểu.
– Tuổi báo động của UTĐTT ở Việt Nam thấp hơn thế giới (~40) và các triệu chứng báo động có độ nhạy thấp. Nên phối hợp thang điểm APCS để phân tầng nguy cơ.

2.2 Điều trị

– Mối quan hệ thầy thuốc-bệnh nhân: rất quan trọng, cần nhận diện các yếu tố thúc đẩy và giải tỏa lo lắng người bệnh.
– Xử trí IBS: Phối hợp biện pháp không dùng thuốc & dùng thuốc. Nên cá thể hóa điều trị dựa trên: thể IBS, độ nặng triệu chứng và yếu tố thúc đẩy.

 


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633