1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Cách cạo gió hết đau đầu. Những ai không nên thực hiện cạo gió?

Cách cạo gió hết đau đầu. Những ai không nên thực hiện cạo gió?

Cách cạo gió hết đau đầu. Những ai không nên thực hiện cạo gió?

Cạo gió là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng để điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự hiệu quả không và tiềm ẩn những tác hại gì. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cạo gió.

1 Cạo gió là gì?

Cạo gió, đánh cảm là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong dân gian dùng để chữa bệnh (thường là chữa cảm). Phương pháp này được sử dụng nhiều ở Trung Quốc (còn gọi là Gua sha) và các nước Đông Nam Á khác như Indonesia (gọi tắt là Kerikan), Việt Nam (gọi tắt là Cạo gió). Mục đích của việc này là để loại bỏ cái gọi là “gió độc” mang năng lượng tiêu cực trong cơ thể. 

Người Việt Nam có quan niệm về gió độc (hay còn gọi là trúng gió). Khi bị trúng gió, cơ thể thường có các triệu chứng như nhức đầu, choáng váng, mệt mỏi, sốt, đau nhức cơ thể, đau bụng, buồn nôn, nôn,... Khi đó, cạo gió được nhiều người áp dụng (phổ biến ở người lớn tuổi) như một cách để làm cho gió độc thoát ra khỏi cơ thể. 

2 Cạo gió có hiệu quả không?

Theo dân gian, việc cạo gió được cho là có công dụng cải thiện tuần hoàn máu (đả thông kinh mạch), loại bỏ khí độc, đánh tan cục máu đông, giãn cơ, cân bằng âm dương. Từ đó giúp cơ thể bớt đau nhức, đầu óc đỡ mệt mỏi, thanh nhiệt giải độc.

Người ta cạo gió nhằm giải quyết năng lượng trì trệ trong cơ thể mà họ tin rằng đó có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý hoặc triệu chứng đau nhức cơ thể. Việc chà xát bề mặt da được cho là giúp phá vỡ năng lượng này, giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành. Do đó nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh như cảm cúm, các bệnh gây đau mãn tính như viêm khớp, đau cơ xơ hóa,...[1]

2.1 Đối với bệnh viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh do nhiễm virus gây viêm gan, tổn thương gan và để lại sẹo trên gan. Một số nghiên cứu cho thấy, cạo gió có thể làm giảm viêm gan mãn tính.

Trong một nghiên cứu theo dõi một người đàn ông có men gan cao. Anh ấy đã được cạo gió và sau 48 giờ điều trị, men gan đã giảm xuống. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng, cạo gió có khả năng cải thiện tình trạng viêm gan, do đó làm giảm khả năng tổn thương gan. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định điều này. 

2.2 Chứng đau nửa đầu

Nếu chứng đau nửa đầu không đáp ứng hoặc không cải thiện khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn, cạo gió có thể giúp ích. 

Trong một nghiên cứu, một phụ nữ 72 tuổi mắc chứng đau nửa đầu mãn tính đã sử dụng phương pháp cạo gió trong khoảng thời gian 14 ngày. Chứng đau nửa đầu của cô ấy đã được cải thiện. Điều này cho thấy phương pháp cạo gió có thể là một cách chữa đau đầu hiệu quả. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định điều này. 

Cạo gió vùng cổ giúp giảm đau đầu, mỏi cổ
Cạo gió vùng cổ giúp giảm đau đầu, mỏi cổ

2.3 Căng tức ngực

Căng tức ngực là tình trạng mà nhiều phụ nữ đang cho con bú gặp phải. Nó thường xảy ra trong những tuần đầu tiên cho con bú. Vú bị sưng và đau.

Trong một nghiên cứu, phụ nữ được cạo gió từ ngày thứ 2 sau khi sinh cho đến khi xuất viện. Bệnh viện đã theo dõi những người phụ nữ này trong vài tuần sau khi sinh và nhận thấy rằng họ ít báo cáo về tình trạng căng sữa, tức ngực và khó chịu hơn.

2.4 Đau mỏi cổ

Kỹ thuật cạo gió cũng có thể chứng minh hiệu quả trong việc khắc phục chứng đau mỏi cổ mãn tính. Để xác định hiệu quả của biện pháp này, 48 người tham gia nghiên cứu được chia thành 2 nhóm. Một nhóm được cho sử dụng cạo gió và nhóm còn lại sử dụng miếng đệm nhiệt để điều trị chứng đau mỏi cổ. Sau 1 tuần, những người thực hiện cạo gió báo cáo ít đau hơn so với nhóm còn lại

2.5 Hội chứng Tourette

Hội chứng Tourette liên quan đến các cử động không tự chủ như giật cơ mặt, hắng giọng và phát ra giọng nói. 

Nghiên cứu một trường hợp cho thấy, sử dụng cạo gió kết hợp với các liệu pháp khác giúp giảm các triệu chứng của hội chứng Tourette ở người tham gia nghiên cứu. 

Một nghiên cứu khác được thực hiện với một người đàn ông 33 tuổi mắc hội chứng Tourette từ năm 9 tuổi. Anh ta sử dụng biện pháp châm cứu, cạo gió và thay đổi lối sống của mình. Sau 35 lần điều trị (mỗi tuần một lần), các triệu chứng của anh ta đã cải thiện 70%. Mặc dù kết quả đã cải thiện nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm. 

2.6 Hội chứng tiền mãn kinh

Các triệu chứng tiền mãn kinh xảy ra khi phụ nữ tiến gần đến thời kỳ mãn kinh, bao gồm: mất ngủ, kinh nguyệt không đều, cáu gắt, mệt mỏi, nóng bừng. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, cạo gió có thể làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh.

Nghiên cứu được tiến hành trên 80 phụ nữ có các triệu chứng tiền mãn kinh. Nhóm can thiệp được điều trị bằng cạo gió trong 15 phút mỗi tuần một lần kết hợp với các liệu pháp thông thường các trong 8 tuần. Nhóm đối chứng chỉ được điều trị thông thường. Kết quả cho thấy nhóm can thiệp đã báo cáo giảm triệu chứng nhiều hơn như giảm mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi, đau đầu, bốc hỏa so với nhóm đối chứng.

2.7 Đối với bệnh cảm

Cạo gió được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh cảm (đánh cảm). Theo dân gian, khi bị bệnh cảm, các huyệt đạo trên cơ thể bị bế tắc, các lỗ chân lông trên bề mặt da cũng bị bít lại khiến cơ thể có thải độc tố ra ngoài. Khi đó, cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng, dễ thải độc tốc và giải cảm. 

3 Các cách cạo gió

Cạo gió bao gồm một loạt các tác động vật lý lên da bằng nhiều loại dụng cụ khác nhau như bàn cạo gió, dây chuyền, đồng xu, bạc nguyên chất, trứng gà, lá Trầu Không, gừng, tỏi, rượu,... Thường được thực hiện trên các bộ phận chính của cơ thể như lưng, tay, ngực,...

Khi cạo gió người bệnh để lộ da chỗ cần cạo. Người cạo bôi dầu lên mặt da người bệnh, tay cầm vật cạo để góc 90 hoặc 45 độ rồi tiến hành cạo. Cổ, lưng, bụng, chân và tay cạo từ trên xuống dưới; ngực cạo từ trong ra ngoài, chú ý dùng lực đều và miết dài. Mỗi bộ phận cạo khoảng từ 3 đến 5 phút sẽ thấy nổi vết đỏ tím. Nhiều nhất cũng không nên cạo quá 10 phút, cũng không nên dùng lực cưỡng bức để tạo vết. Cạo xong chỗ này mới cạo sang chỗ khác, lần cạo sau cách lần cạo trước từ 3 đến 6 ngày để vết cạo lần trước kịp tan đi.

Lưu ý khi cạo tránh chỗ gió lạnh, mùa đông chú ý giữ ấm, mùa hè không được để quạt thổi vào người bệnh. Sau khi nổi vết cạo trong khoảng 30 phút tuyệt đối không được tắm rửa bằng nước lạnh. Cạo gió xong người bệnh nên uống một cốc nước nóng (có pha thêm chút muối thì càng tốt). Phải khử trùng vật cạo trước và sau khi cạo. Không cạo chỗ có vết lở loét, phần bụng người có thai, những người da có độ mẫn cảm quá cao, người có bệnh khó đông máu, có các bệnh về da. Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức đánh cảm. Không cạo gió trực tiếp trên các tổn thương da hoặc viêm cục bộ.

3.1 Cách cạo gió hết đau đầu

Theo các chuyên gia Đông y gợi ý trên báo Người Đưa Tin, khi lên cơn sốt cao và nhức đầu như búa bổ, bạn nên cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai. Chú ý cạo theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2,3 ra 2 bên vai.

3.2 Cách cạo gió bằng trứng gà

Bạn luộc chín vài quả trứng gà sau đó bóc bỏ vỏ, rồi tách đôi lòng trắng, bỏ lòng đỏ ra để ăn sau khi đã đánh gió. Lấy 1 khăn mùi xoa ( Khăn mỏng) đặt 1 nửa lòng trắng trứng lên ( Nếu có thì cho thêm 1 ít tóc rối, 1 ít Gừng tươi đã bóc vỏ và đập dập nát ) sau đó đặt đồng bạc lên trên (Có thể dùng các đồ trang sức bằng bạc như dây bạc, vòng bạc ...thay cho đồng bạc cũng được) rồi úp nửa lòng trắng còn lại lên trên cùng rồi túm lại ở phía trên để cầm bằng tay, nhúng chìm tất cả trong nước vừa luộc trứng cho nóng đều lên , sau đó lấy ra, vắt chặt đuôi khăn cho hết nước và bắt đầu miết lần lượt từ trên đầu xuôi xuống gáy, lưng, bụng và tứ chi. Khi thấy giảm nóng thì lại ngâm tiếp như trên.

Đánh 1 lúc mở ra lấy đồng bạc xem nếu bạn bị cảm nắng sẽ thấy đồng bạc có màu đồng, nếu cảm gió sẽ thấy màu đen xám, nếu bạn khỏe thì đồng bạc hầu như không đổi màu đâu.

Cạo gió bằng trứng gà
Cạo gió bằng trứng gà

4 Tại sao cạo gió lại đỏ?

Cạo gió là một loạt các động tác miết dụng cụ lên da. Khi đó cạo gió làm vỡ các mao mạch dưới da, gây xuất huyết, và đó cũng là lý do của màu đỏ da sau cạo gió.

5 Cạo gió có hại gì?

Tuy nhiên, cạo gió chỉ là một phương pháp dân gian được truyền miệng mà chưa được công nhận là một phương pháp trị bệnh chính thống trong Đông y. Một số nhà khoa học và bác sĩ theo Tây y đã lên tiếng cảnh báo về cạo gió và coi đây là một phương pháp lạc hậu, nên hạn chế hoặc cần phải loại bỏ. 

Phần lớn các trường hợp thực hiện cạo gió đều không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và được cho là khá an toàn, mặc dù nó có thể gây đau một chút. Tuy nhiên, các bác sĩ và các chuyên gia đã cảnh báo về một trường hợp không nên sử dụng phương pháp cạo gió. Đó là những người đang dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu hoặc có vấn đề về chức năng đông máu hoặc giảm hoạt động tiểu cầu. Đã ghi nhận một bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu mà thực hiện cạo gió. Sau đó, người này đã phải nhập viện vì xuất huyết lớn và hoại tử dưới da. [2]

Ngoài ra, cạo gió có thể để lại những vết bầm tím lớn trên da và gây chảy máu nhẹ. Vết bầm tím thường biến mất trong vòng vài ngày, nhưng nếu xảy ra chảy máu thì cũng có nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường máu.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Debra Rose Wilson. Ngày đăng: Ngày 30 tháng 05 năm 2023). Understanding Gua Sha: Benefits and Side Effects, Healthline. Ngày truy cập: Ngày 16 tháng 08 năm 2023
  2. ^ Stanford Medicine 25. What is coining (Gua sha)?, Stanford Medicine 25. Ngày truy cập: Ngày 16 tháng 08 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Mẹ mình 50 tuổi, cứ vài ngày bà lại cạo gió một lần. Có sao không ạ?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633