Cảnh báo ngộ độc hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ
Bộ Y Tế- Bệnh viện Bạch Mai
Chủ biên PGS.TS.BS Đào Xuân Cơ
1 ĐẠI CƯƠNG
Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ (PPHC) là một trong hai loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm ức chế cholinesterase đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Cũng vì sử dụng rộng rãi như vậy nên ngộ độc cấp phospho hữu cơ là một bệnh cảnh cấp cứu rất thường gặp, chiếm khoảng 20 - 30% trường hợp ngộ độc cấp thuốc trừ sâu phải vào viện.
2 CHẨN ĐOÁN
2.1 Chẩn đoán xác định
Có 3 trong 4 tiêu chuẩn sau:
- Bệnh sử nhiễm độc cấp rõ ràng: uống, tiếp xúc thuốc trừ sâu.
- Hội chứng cường cholin cấp (+): gồm hội chứng muscarin, hội chứng nicotin và hội chứng thần kinh trung ương.
- Xét nghiệm ChE: giảm < 50% giá trị bình thường tối thiểu (bình thường: 5.200 - 13.500).
- Xét nghiệm độc chất nước tiểu hoặc trong máu, dịch dạ dày (+) bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng hoặc sắc ký khí.
2.1.1 Hội chứng cường cholin cấp
Gồm 3 hội chứng:
- Chẩn đoán hội chứng muscarin (M).
- Da tái lạnh.
- Đồng tử co <2 mm.
- Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
- Tăng tiết và co thắt phế quản: biểu hiện bằng cảm giác khó thở, chẹn ngực. Khám thấy ran ẩm, ran ngáy, rít ở phổi.
- Chụp X-quang phổi: mờ rốn phổi, xẹp phổi do ứ, tắc đờm.
- Nhịp chậm < 60 lần/phút: cần ghi điện tâm đồ để xác định loại loạn nhịp.
- Chẩn đoán hội chứng nicotin (N).
- Máy cơ tự nhiên hoặc sau gõ cơ Delta, cơ ngực, cơ bắp chân.
- Co cứng hoặc liệt cơ.
- Phản xạ gân xương: tăng nhạy hoặc giảm và mất.
- Chẩn đoán hội chứng bệnh lý thần kinh trung ương (TKTƯ):
- Có rối loạn ý thức các mức độ đến hôn mê.
- Điểm Glasgow giảm.
2.1.2 Hội chứng trung gian
2.1.3 Là hội chứng liệt cơ typ II
- Bắt đầu 24 - 96 giờ sau nhiễm độc, khi các triệu chứng cường cholin đó được giải quyết.
- Lâm sàng: liệt các cơ gốc chi, cơ gấp cổ, các cơ hô hấp và cơ thần kinh sọ chi phối, liệt mềm, giảm phản xạ gân xương.
- Liệt không đáp ứng với atropin và PAM, đòi hỏi thông khí nhân tạo khi có suy hô hấp.
- Cơ chế: kích thích quá mức kéo dài các receptor nicotin -> pha “kiệt”.
2.2 Chẩn đoán mức độ nặng nhẹ theo các hội chứng bệnh lý lâm sàng.
- Ngộ độc cấp PPHC nhẹ: chỉ có hội chứng M.
- Ngộ độc cấp PPHC trung bình: hội chứng M + hội - Liều atropin: tiêm 2 - 5 mg đường tĩnh mạch (TM) chứng N hoặc M + hội chứng TKTƯ.
- Ngộ độc cấp PPHC nặng: khi có hội chứng M+ hội chứng N + hội chứng TKTƯ.
2.3 Chẩn đoán mức độ nặng nhẹ theo giá trị nồng độ ChE
- Ngộ độc cấp PPHC nặng khi nồng độ ChE < 10% giá trị bình thường.
- Ngộ độc cấp PPHC trung bình khi ChE = 10 - 20% giá trị bình thường. gần
- Ngộ độc cấp PPHC bình thường.
Giá trị bình thường là giá trị ChE xét nghiệm ở chính bệnh nhân đó khi chưa bị nhiễm PPHC. Trong thực tế, thường được thay bằng giá trị bình thường tối thiểu (5.200) lấy từ hằng số sinh học.
2.4 Chẩn đoán phân biệt
- Ngộ độc carbamat.
- Ngộ độc opiate.
- đột quỵ não.
3 CHẨN ĐOÁN BIẾN CHỨNG
- Rối loạn điện giải: xét nghiệm điện giải máu.
- Viêm gan nhiễm độc (hiếm gặp): xét nghiệm men gan transaminase, bilirubin.
- Viêm tụy cấp: xét nghiệm Amylase máu.
- Điện tâm đồ: ghi điện tâm đồ và theo dõi trên monitor để phát hiện rối loạn nhịp tim.
3.1 Thuốc đặc hiệu
3.1.1 Atropin
- Liều Atropin : tiêm 2-5mg đường tĩnh mạch (TM) nhắc lại sau 5, 10 phút mỗi lần đến khi đạt được tình trạng thẩm atropin. Giảm liều dần theo nguyên tắc dùng liều thấp nhất để đạt được dấu thẩm. Ngừng atropin khi liều duy trì giảm tới 2 mg/24 giờ.
- Quá liều atropin gây sốt, da nóng, thở rít, kích thích (sảng nhẹ), đồng tử giãn và mất phản xạ, khô chất tiết, trướng bụng, cầu bàng quang căng: ngừng đến khi hết ngộ độc; test lại atropine.
3.1.2 Pralidoxime (PAM)
Là một thuốc giải độc đặc hiệu theo cơ chế trung hoà độc chất. Ngay khi có chẩn đoán xác định và phân loại lâm sàng.
- Nặng: tiêm TM 1g trong 10 phút rồi truyền TM 0,5 - 1g/giờ cho đến khi thấm atropin hoặc có kết quà ChE.
- Trung bình: tiêm TM 1g trong 10 phút rồi truyền TM 0,5g/giờ cho đến khi thẩm atropin hoặc có kết quà ChE. mop
- Nhẹ: tiêm TM 0,5g trong 5 phút rồi truyền TM hoặc tiêm TM 0,25g/giờ.
3.1.3 Điều chỉnh PAM theo kết quả ChE hoặc theo liều lượng atropin
- Nếu atropin > 5 mg/giờ và/hoặc ChE < 10% giá trị bình thường tối thiểu: tiếp tục truyền 0,5 g/giờ.
- Nếu atropin 2 - 5 mg/giờ và/hoặc ChE 10 - 20% giá trị bình thường tối thiểu tiếp tục truyền 0,5 g/2 giờ.
- Nếu atropin 0,5 - 2 mg/giờ và/hoặc ChE = 20 - 50% tiếp tục truyền 0,5g/4 giờ. i non s
3.1.4 Ngừng PAM khi atropin<4 mg/24 giờ và ChE≥50%.
3.1.5 Chẩn đoán quá liều PAM và ngừng PAM ngay khi:
- Đang truyền với tốc độ ≥ 0,5 g/giờ.
- Thấm atropin tốt với liều atropin thấp.
- Xuất hiện liệt cơ (mới) hoặc liệt nặng thêm hoặc tăng phản xạ gân xương, run cơ, máy cơ
- tăng huyết áp hoặc trụy mạch
- ChE đang có khuynh hướng tăng lại giảm
3.2 Các biện pháp hạn chế hấp thu
- Ngộ độc qua đường hô hấp: đưa ngay bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc, đặt nằm nơi thoáng gió. Nếu cần và khi có thể cho thông khí nhân tạo.
- Ngộ độc đường da: cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất. Rửa vùng da tiếp xúc độc chất với xà phòng và nước sạch.
- Ngộ độc đường tiêu hóa: gây nôn nếu phát hiện sớm và bệnh nhân còn tỉnh, không có nguy cơ sặc vào phổi. Rửa dạ dày nếu không gây nôn được và sau khi gây nôn vẫn nên rửa dạ dày. Lượng nước rửa chỉ nên hạn chế dưới 10 lít nhưng để bảo đảm sạch phải có than hoạt. Than hoạt 50 gam pha với 100 mL nước bơm vào dạ dày trước khi rửa. 5 lít nước rửa đầu tiên cũng pha mỗi lít 20 g than hoạt. Bơm than hoạt mỗi lần 0,5 g/kg và Sorbitol mỗi thứ 1g/ kg cân nặng, 6 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ. Nếu sau 24 giờ vẫn không đi ngoài ra than hoạt cho thêm sorbitol 1 g/kg.
3.3 Bảo đảm hô hấp
- Thở oxy. Đặt nội khí quản hút đờm rãi và thông khí nhân tạo nếu có suy hô hấp.
3.4 Bảo đảm tuần hoàn
- Truyền đủ dịch. Nếu có tụt huyết áp sau khi đã bù đủ dịch cho thuốc vận mạch: dopamin 5 - 15 kg/ kg/phút...
3.5 Bảo đảm cân bằng nước, điện giải
- Bệnh nhân dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, không được ăn uống đủ, do ngộ độc atropin hoặc ngược lại có thể bị thừa nước thậm chí ngộ độc nước do rửa dạ dày không đúng hoặc do truyền dịch quá nhiều. Rối loạn nước thường kèm theo rối loạn điện giải và phải được điều chỉnh kịp thời.
3.6 Nuôi dưỡng
- Cần bảo đảm 2000 Kcal cho bệnh nhân bằng cả đường tiêu hóa và đường truyền TM. Đối với bệnh nhân nhiễm độc đường uống ngày đầu tiên thường phải nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường TM do dùng than hoạt và thuốc tẩy và phải kiêng mỡ và sữa.
- Chăm sóc toàn diện, vệ sinh thân thể và các hốc tự nhiên, giáo dục phòng bội nhiễm, khám tim.
4 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Duệ (2005), “Nghiên cứu kết hợp PAM và Atropine trong điều trị ngộ độc cấp phospho hữu cơ. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. IPCS Inchem (1986), "Organophosphorus pesticides", www.inchem.org, World Health Organization.
3. Ellenhorn and Barceloux (1988) "Organophosphates compounds", Medical Toxicology Diagnosis and treatment of Human poisoning, Elsevier Science Publishing Company, New York, PP. 1070-1076.
4. Eddleston M, SZinicz L., Eyer P. and Buckley N. (2002), "Oximes in acute organophosphorus pesticide poisoning: a systematic review of clinical trials", QJMed, 95, PP. 275-283.
5. Denis F. Thompson, Thompson GD., Greenwood RB et al (1987), "Therapeutic dosing of Pralidoxim chloride", Drug Intel and clin pharmacol., 21, PP. 590-593.
6. PGS.TS.BS Đào Xuân Cơ, Chuẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, tải bản PDF tại đây