1. Trang chủ
  2. Nội tiết - Đái Tháo Đường
  3. Căng thẳng tinh thần dẫn đến khởi phát bệnh Basedow như thế nào?

Căng thẳng tinh thần dẫn đến khởi phát bệnh Basedow như thế nào?

Căng thẳng tinh thần dẫn đến khởi phát bệnh Basedow như thế nào?

Trungtamthuoc.com - Trong môi trường hiện đại, con người phải đối mặt với nhiều điều kiện căng thẳng khác nhau. Căng thẳng có thể dẫn đến thay đổi nồng độ trong huyết thanh của nhiều loại hormone bao gồm glucocorticoid, catecholamine, hormone tăng trưởng và prolactin. Căng thẳng tinh thần có thể là yếu tố thúc đẩy bệnh Basedow. Vậy, cơ chế bệnh sinh là gì? Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết

1 Giới thiệu

Vai trò của căng thẳng trong sinh lý bệnh của bệnh Graves (Basedow) được xem xét trong một số nghiên cứu lâm sàng. Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực miễn dịch học cũng như sự hiểu biết về các bệnh tự miễn ngày càng sâu rộng hơn đã cung cấp những thông tin mới về tác động tiềm ẩn của hormone gây căng thẳng đối với sự mất cân bằng tế bào miễn dịch lympho T liên quan đến cơ chế bệnh sinh của các bệnh tự miễn. Do đó, việc cân bằng stress cho người bệnh là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh Graves.

Xem thêm: Bệnh Basedow là bệnh gì? Người mắc bệnh Basedow sống được bao lâu?

2 Tổng quan về tuyến giáp và chức năng của tuyến giáp

Tổng quan về tuyến giáp và chức năng của tuyến giáp
Tổng quan về tuyến giáp và chức năng của tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết hình con bướm ở cổ, chịu trách nhiệm tổng hợp và tiết ra các hormon tuyến giáp là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3).

Tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quá trình trao đổi chất của cơ thể vì hormone của tuyến giáp giúp kiểm soát quá trình chuyển hóa năng lượng và nhiều quá trình sinh lý khác bao gồm sinh sản, tăng trưởng, phát triển, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và huyết áp.

Trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến giáp (HPT) là một hệ thống phản hồi phức tạp điều chỉnh việc sản xuất và giải phóng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Vùng dưới đồi trong não giải phóng hormone thyrotropin (TRH), kích thích tuyến yên (trong não) sản xuất hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH tác động lên tuyến giáp để thúc đẩy sản xuất hormone tuyến giáp. Khi T3 và T4 đạt đến một ngưỡng nhất định trong tuần hoàn, chúng sẽ cung cấp tín hiệu cho não, ức chế giải phóng TRH và TSH. Vòng phản hồi này đảm bảo rằng nồng độ hormone tuyến giáp vẫn nằm trong phạm vi lý tưởng để duy trì sự cân bằng sinh lý trong cơ thể.

Một quá trình phức tạp khác của việc sản xuất hormone tuyến giáp là sự chuyển đổi hormone tuyến giáp. T4 là hormon chính do tuyến giáp sản xuất, nhưng kém hoạt động hơn so với hormone T3. Việc chuyển đổi ngoại vi của T4 thành T3 là cần thiết vì T3 là dạng hormone tuyến giáp có hoạt tính sinh học ảnh hưởng đến tế bào đích. T4 cũng có thể được chuyển đổi thành một dạng hormone tuyến giáp tương đối trơ về mặt sinh học được gọi là T3 đảo ngược (rT3). Mức rT3 ​​tăng cao có thể xảy ra trong một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như bệnh tật, căng thẳng về mặt sinh lý và cảm xúc.

3 Thay đổi nồng độ hormone khi stress

Sự thay đổi nồng độ hormone khi căng thẳng
Sự thay đổi nồng độ hormone khi căng thẳng

Để chống lại stress, nồng độ của các loại hormone trong cơ thể sẽ thay đổi. Căng thẳng có liên quan đến việc làm tăng nồng độ một số hormone trong cơ thể bao gồm glucocorticoid, catecholamine, hormone tăng trưởng và prolactin, các hormone này đóng vai trò giúp cơ thể thích nghi được với môi trường.

3.1 Cortisol

Kích hoạt trục tuyến yên - tuyến thượng thận là một phản ứng thần kinh nội tiết nổi bật chống lại stress Kích thích trục này dẫn đến vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng corticotropin (CRF). CRF sau đó kích thích tuyến yên tiết ra adrenocorticotropin (ACTH), 8-lipotropin và 3-endorphin. Ở người, nồng độ trong huyết tương của các hormone này có thể tăng gấp 2 đến 5 lần khi bị căng thẳng. [1]

3.2 Catecholamine

Kích thích trục tuyến yên-tuyến thượng thận có liên quan đến việc giải phóng catecholamin. Điều này dẫn đến tăng cung lượng tim, lưu lượng máu đến cơ xương, giữ natri, giảm nhu động ruột, co mạch ở da, tăng Glucose, giãn phế quản và kích hoạt hành vi. Đã có báo cáo về việc hệ thống giao cảm tuyến thượng thận bị kích hoạt trong thời gian người bệnh xuất hiện các biểu hiện căng thẳng kéo dài.

3.3 Hormon tuyến giáp

Mức T3 và T4 thường giảm khi bị căng thẳng. Căng thẳng ức chế sự tiết hormone kích thích tuyến giáp (TSH) thông qua hoạt động của glucocorticoid trên hệ thần kinh trung ương.

4 Mối liên hệ giữa căng thẳng và tuyến giáp

Trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (HPA) là hệ thống thần kinh nội tiết chịu trách nhiệm đáp ứng với căng thẳng thông qua việc điều chỉnh các nồng độ nội tiết tố và miễn dịch. Giống như trục HPT (Trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến giáp), trục HPA (Trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận) kích thích tuyến thượng thận giải phóng các hormone gây căng thẳng, chủ yếu là cortisol vào máu. Cortisol có tác dụng rộng rãi trên cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng và hệ thống miễn dịch. Khi bị căng thẳng cấp tính, trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận đóng vai trò là đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hormone. Tuy nhiên, căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến rối loạn điều hòa trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận và dẫn đến những thay đổi sinh lý không phù hợp, có khả năng gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận và trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến giáp được kết nối với nhau một cách phức tạp. Phản ứng căng thẳng qua trung gian trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và ngược lại. Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến giáp thông qua việc thay đổi sự giải phóng cytokin, tăng cường các con đường viêm, tăng tính thấm của ruột từ đó tạo ra khả năng tự miễn dịch của tuyến giáp. [2] 

4.1 Suy giáp và căng thẳng

Căng thẳng có thể góp phần gây ra bệnh suy giáp, đặc trưng bởi sự giảm sản xuất và giảm hoạt động của các hormon tuyến giáp. Khi nồng độ cortisol tăng cao, nó báo hiệu tuyến giáp ngừng sản xuất nhiều hormone tuyến giáp, ức chế chuyển đổi T4 thành T3 và điều chỉnh tăng cường chuyển đổi T4 thành rT3. 

Hơn nữa, các yếu tố lối sống liên quan đến căng thẳng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến giáp. Những người bị căng thẳng mãn tính có thể có xu hướng lựa chọn lối sống không lành mạnh như dinh dưỡng kém, thiếu tập thể dục,...từ đó làm trầm trọng thêm sự phát triển của bệnh.

4.2 Bệnh cường giáp và căng thẳng

Ngược lại, căng thẳng cũng có thể góp phần vào sự phát triển hoặc làm trầm trọng thêm bệnh cường giáp, là trạng thái khi tuyến giáp hoạt động quá mức bình thường. Căng thẳng cấp tính và mãn tính là những tác nhân gây ra bệnh cường giáp đã được chứng minh rõ ràng vì khi hormone tăng cao, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch, gây mất khả năng tự chịu đựng và khả năng tự miễn dịch. Bệnh Graves, một dạng tự miễn của bệnh cường giáp, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra một loại protein liên kết với thụ thể TSH và kích thích sản xuất hormone tuyến giáp quá mức.

Căng thẳng về cảm xúc và thể chất có liên quan đến sự khởi phát của bệnh Graves (hay còn gọi là bệnh Basedow) và ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị. Khi các hormone gây căng thẳng như cortisol và catecholamine tăng cao mãn tính, chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây khởi phát bệnh Basedow.

5 Stress là yếu tố thúc đẩy/nguyên nhân gây rối loạn nội tiết

Mối quan hệ giữa các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và sự khởi phát của bệnh Graves (GD hay còn gọi là Basedow) lần đầu tiên được ghi lại vào năm 1825.

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng bệnh nhân mắc Graves có nhiều biến cố căng thẳng trong cuộc sống hơn so với các đối tượng được kiểm soát trước khi khởi phát bệnh.

Căng thẳng có thể dẫn đến rối loạn miễn dịch và có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch với thụ thể TSH thông qua quá trình điều hòa hormone, chất dẫn truyền thần kinh và cytokine. Các nhà khoa học cho rằng khiếm khuyết của tế bào lympho T ức chế đặc hiệu kháng nguyên là nguyên nhân một phần gây ra sự khởi đầu của Graves. Căng thẳng có thể dẫn đến khiếm khuyết trong giám sát miễn dịch dẫn đến sản xuất kháng thể thụ thể TSH. Căng thẳng của mỗi cá nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của GD bằng cách chuyển sự cân bằng miễn dịch Th1-Th2 từ Th1 sang Th2. Sự thay đổi này có thể gây khởi phát hoặc làm trầm trọng hơn bệnh Graves.

6 Bệnh Basedow xuất hiện sau căng thẳng có thể tự khỏi không?

Căng thẳng cảm xúc là yếu tố thúc đẩy bệnh Graves (GD). Tuy nhiên, việc giảm stress có ảnh hưởng như thế nào đối với bệnh Basedow và giảm stress có dẫn đến thuyên giảm Basedow hay không thì chưa rõ.

Một nghiên cứu được đăng trên Journal of the Endocrine Society, số tháng 1/2024 thực hiện trên 11 bệnh nhân có triệu chứng cường giáp bắt đầu ngay sau khi bị căng thẳng tinh thần nghiêm trọng. Tất cả các bệnh nhân đều có nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) bị ức chế và nồng độ thyroxine tự do (FT4; 22,2–49,5 pmol/L) và kháng thể thụ thể TSH (TRAb; 0,57–40 U/L) tăng cao và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh do căng thẳng gây ra. Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân đều từ chối điều trị bằng thuốc kháng giáp. Điều đặc biệt là sự thuyên giảm về mặt lâm sàng và sinh hóa đã được quan sát thấy ở 9 trên 11 bệnh nhân sau 1-3 và 2-7 tháng tự báo cáo về việc giảm căng thẳng. 5 bệnh nhân cho thấy sự thuyên giảm lâu dài (thời gian theo dõi trung bình là 2,3 năm). Ở 4 bệnh nhân, ban đầu bệnh đã thuyên giảm nhưng Basedow lại tái phát sau 1 đến 4 năm. Ở 2 bệnh nhân, việc điều trị bằng thuốc kháng giáp được bắt đầu do nồng độ FT4 tăng nhanh. Mức FT4 và TRAb ban đầu có xu hướng cao hơn ở những bệnh nhân không đạt được sự thuyên giảm. Hơn nữa, những bệnh nhân không thuyên giảm lâu dài thường được biết là mắc bệnh tuyến giáp trước đó.

Kết luận: Ở những bệnh nhân mắc Basedow do stress, chỉ cần giảm Stress đã có thể dẫn đến thuyên giảm Basedow (do đó không cần dùng thuốc kháng giáp). Vì vậy các bác sĩ lâm sàng nên cân nhắc ngừng điều trị thuốc kháng giáp hoặc ít nhất là rút ngắn thời gian điều trị sau khi giảm Stress ở những BN mắc Basedow do Stress. [3]

7 Phương pháp quản lý tâm trạng

Phương pháp quản lý tâm trạng
Phương pháp quản lý tâm trạng

Thực hiện các bài tập về tâm trí và cơ thể, như thiền và thở sâu, thúc đẩy thư giãn và kích hoạt phản ứng thư giãn tự nhiên của cơ thể, giảm mức độ hormone căng thẳng và làm dịu tâm trí.

Tập thể dục và hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe thể chất, nâng cao tâm trạng, giảm căng thẳng và tăng khả năng xử lý các tác nhân gây căng thẳng của cơ thể.

Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để bổ sung năng lượng dự trữ, thúc đẩy quá trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể và thiết lập lại trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận khỏe mạnh.

Châm cứu, mát xa giúp giảm căng thẳng.

Áp dụng các chế độ dinh dưỡng cân bằng, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

8 Kết luận

Đối với những bệnh nhân Basedow do căng thẳng, việc quản lý tâm trạng, làm giảm stress có thể dẫn đến thuyên giảm Basedow. Do đó, đối với những bệnh nhân này, có thể không cần phải sử dụng thuốc kháng giáp.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Ranabir và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2011). Stress and hormones, Indian Journal of Endocrinology and Metabolism. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2023
  2. ^ Tác giả Geraldine Falgarone và cộng sự (Ngày đăng tháng 10 năm 2012). Mechanisms in endocrinology. Role of emotional stress in the pathophysiology of Graves' disease, ResearchGate. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2023
  3. ^ Tác giả Guy J M Mostard và cộng sự. Stress-Induced Graves Disease: Spontaneous Recovery After Stress Relief, Journal of the Endocrine Society. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633