1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Cần phải làm gì khi biết mình mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa?

Cần phải làm gì khi biết mình mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa?

Cần phải làm gì khi biết mình mắc chứng rối loạn lo âu lan tỏa?

Bộ Y Tế- Bệnh viện Bạch Mai

Chủ biên PGS.TS.BS Đào Xuân Cơ

1 ĐẠI CƯƠNG 

Lo lắng là hiện tượng phản ứng của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua và tồn tại. Lo lắng là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa. 

Lo âu bệnh lý là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lý. 

Rối loạn lo âu lan tỏa được xếp vào nhóm các rối loạn liên quan stress, mã F41.1 theo bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD 10), với đặc tính là những mối lo lắng dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua không còn tính thời sự nữa. Rối loạn này thường liên quan với stress trường diễn, tiến triển thay đổi nhưng có Xu hướng mạn tính, 

Vai trò của stress: stress là nguyên nhân thúc đẩy bệnh xuất hiện, stress có thể rõ rệt nhưng thường chỉ là những sang chấn tâm lý xã hội đời thường, tuy nhẹ nhưng trường diễn. 

Vai trò của nhân cách: rối loạn lo âu lan tỏa thường gặp nhiều hơn ở những người có nét tính cách: hay lo lắng, chi ly, cẩn thận... hoặc những người nhân cách yếu. 

Vai trò của môi trường và cơ thể: một cơ thể khỏe mạnh, một môi trường tích cực sẽ hỗ trợ tốt cho nhân cách chống đỡ với stress và ngược lại. 

2 CHẨN ĐOÁN 

2.1 Chẩn đoán xác định 

2.1.1 Lâm sàng 

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD 10 

A. Phải có một khoảng thời gian ít nhất 6 tháng với sự căng thẳng nổi bật, lo lắng và cản giác lo sợ về các sự kiện, các rắc rối hàng ngày. 

B. Có ít nhất bốn trong số các triệu chứng được liệt kê dưới đây, có ít nhất một trong bốn triệu chứng nằm trong mục từ (1) đến (4): 

Các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật: 

1. Hồi hộp, tim đập nhanh, hoặc nhịp tim nhanh 

2. Vã mồ hôi 

3. Run 

4. Khô miệng (không do thuốc hoặc mất nước) 

Các triệu chứng liên quan đến vùng ngực và bụng: 

5. Khó thở 

6. Cảm giác nghẹn 

7. Đau hoặc khó chịu ở ngực 

8. Buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng (ví dụ: sôi bụng) 

Các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm thần: 

9. chóng mặt, không vững, ngất xỉu hoặc choáng váng 

10. Cảm giác mọi đồ vật không thật (tri giác sai thực tại) hoặc bản thân ở rất xa hoặc không thực ở đây (giải thể nhân cách) 

11. Sợ mất kiềm chế, hoặc ngất xỉu 

12. Sợ bị chết 

Các triệu chứng toàn thân: 

13. Các cơn đỏ mặt hoặc ớn lạnh 

14. Tê cóng hoặc cảm giác kim châm 

Các triệu chứng căng thẳng: 

15. Căng cơ hoặc đau đớn 

16. Bồn chồn không thể thư giãn 

17; Cảm giác tù túng, đang bên bờ vực, hoặc căng cần loại trừ lo âu thực tồn do nguyên nhân tại não. 

thẳng tâm thần 

18. Cảm giác có khối 

Các triệu chứng không đặc hiệu khác 

19. Đáp ứng quá mức với một sự ngạc nhiên nhỏ hoặc bị giật mình 

20. Khó tập trung hoặc đầu óc trở nên trống rỗng vì lo hoặc lo âu 

21. Cáu kỉnh dai dẳng 

22. Khó ngủ vì lo lắng 

C. Rối loạn này không đáp ứng tiêu chuẩn của rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, rối loạn ám ảnh nghi thức, hoặc rối loạn nghi bệnh 

D. Những chẩn đoán loại trừ hay gặp nhất: rối loạn lo âu này không do một rối loạn cơ thể như cường giáp, rối loạn tâm thần thực tổn, rối loạn liên quan chất tác động tâm thần. 

2.1.2  Cận lâm sàng 

- Trắc nghiệm tâm lý hỗ trợ cho thăm khám lâm sàng: nhóm trắc nghiệm tâm lý đánh giá lo âu (Zung, Hamilton lo âu...), đánh giá trầm cảm phối hợp (Beck, Hamilton trầm cảm...), đánh giá nhân cách (MMPI, EPI...), đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI...)... 

- Các xét nghiệm xác định bệnh lý kết hợp hoặc loại trừ nguyên nhân thực thể: 

Xét nghiệm máu: huyết học, sinh hoá, vi sinh (HIV, VGB, VGC). 

Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tìm chất ma tuý,... 

Điện não đồ, lưu huyết não. 

Điện tâm đồ, XQ tim phổi, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp. 

Xét nghiệm hormon tuyến giáp. 

CT, MRI sọ não. trong một số trường hợp cụ thể 

2.2 Chẩn đoán phân biệt 

Những chẩn đoán loại trừ hay gặp nhất: rối loạn lo âu này không phải do một rối loạn cơ thể như cường giáp, không phải do một rối loạn tâm thần thực tổn hoặc rối loạn có liên quan đến chất tác động tâm thần như là sử dụng quá mức các chất giống amphetamin hoặc hội chứng cai benzodiazepin. 

3 ĐIỀU TRỊ 

3.1 Nguyên tắc điều trị 

Chiến lược kiểm soát lo âu và giảm stress 

- Giải thích hợp lý về các vấn đề cơ thể và triệu chứng cơ thể của bệnh. 

- Tập đối mặt với các tình huống gây lo lắng, căng thẳng (stress). 

- Các hoạt động thể lực (thư giãn luyện tập để lôi cuốn bệnh nhân). 

- Tránh lạm dụng rượu, thuốc gây ngủ. 

Điều trị triệu chứng 

Nguyên tắc chọn thuốc: 

- Ưu tiên đơn trị liệu (chọn một trong những thuốc liệt kê ở dưới nếu chưa hiệu quả thì sử dụng đồng thời một thuốc chống trầm cảm và một thuốc an thần kinh được khuyến cáo nhiều hơn cả). 

- Khởi liều thấp và tăng liều từ từ cho đến khi có hiệu quả. 

- Hạn chế lạm dụng nhóm giải lo âu gây nghiện. 

3.2 Các biện pháp điều trị cụ thể 

Hóa dược liệu pháp 

Thuốc giải lo âu: 

- Benzodiazepins (diazepam, lorazepam, bromazepam, Alprazolam,...): Thuốc có tác dụng nhanh, nhưng có nguy cơ gây lệ thuộc khi sử dụng kéo dài. 

- Non - benzodiazepins (etifoxine, Tofisopam...). 

Thuốc chống trầm cảm: 

- SSRI: Sertraline, fluoxetin, Citalopram, Escitalopram, paroxetin,... 

- NASSa: Mirtazapin. 

- SNRI: venlafaxin, duloxetin. 

- Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng. 

Thuốc an thần kinh: sulpirid, olanzapin, quetiapin... 

Một số thuốc khác: kháng histamin, Betablocker,... 

Nuôi dưỡng tế bào thần kinh: Piracetam, Ginkgo Biloba, vinpocetin, Choline alfoscerate, Nicergoline... 

Dinh dưỡng: bổ sung dinh dưỡng, vitamine nhóm B và khoáng chất, chế độ ăn dễ tiêu hóa (mềm, nhiều xơ), đủ vitamin và khoáng chất, tránh chất kích thích, uống đủ nước. 

Liệu pháp tâm lý 

- Liệu pháp giải thích hợp lý. 

- Liệu pháp thư giãn luyện tập. 

- Liệu pháp nhận thức hành vi. 

- Liệu pháp gia đình. 

- Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu... 

Thời gian điều trị: 

Điều trị đến khi các triệu chứng cải thiện và sau đó duy trì thêm ít nhất 6 tháng để đảm bảo bệnh ổn định hoàn toàn. 

Một số bệnh nhân phải kéo dài thời gian trị liệu hơn và lâu dài để tránh tái phát. 

Các thuốc phối hợp: 

- Thuốc an thần kinh: Olanzapine, Sulpirid, Quetiapine... 

- Các thuốc ức chế ß như Propranolol: liều khởi đầu 10 mgx2 lần/24h, liều tối đa 80-160 mg/24h. 

- Nuôi dưỡng tế bào thần kinh: piracetam, ginkgo biloba, Vinpocetine, Choline alfoscerate, nicergoline,... 

- Thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc tăng cường nhận thức... 

Dinh dưỡng: bổ sung dinh dưỡng, vitamin nhóm B và khoáng chất, chế độ ăn dễ tiêu hóa (mềm, nhiều xơ), đủ vitamin và khoáng chất (hoa quả,...), tránh chất kích thích, uống đủ nước, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch... trong những trường hợp cần thiết. 

Liệu pháp tâm lý 

- Liệu pháp giải thích hợp lý. 

- Liệu pháp thư giãn luyện tập. 

- Liệu pháp nhận thức hành vi. 

- Liệu pháp gia đình, 

- Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu... 

Thời gian điều trị: 

Điều trị đến khi các triệu chứng cải thiện và sau đó duy trì thêm ít nhất 6 tháng để đảm bảo bệnh ổn định hoàn toàn. 

Một số bệnh nhân đòi hỏi kéo dài thời gian trị liệu hơn và có thể là lâu dài để tránh tái phát. 

4 PHÒNG BỆNH 

Kiểm soát stress, rèn luyện nhân cách. 

Giáo dục và phổ biến kiến thức để người dân hiểu về bệnh và các nguy cơ gây bệnh. 

5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Tổ chức y tế thế giới (1992). Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi (mô tả lâm sàng và nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán), WHO, Geneva. 

2. Tổ chức y tế thế giới (1992). Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi (các tiêu chuẩn dành cho nghiên cứu), WHO, geneva. and isol nud uit 

3. Kaplan & Sadock's. Pocket Handbook of Psychiatric Drug Treatment 

4. MIMS neurology & psychiatry disease management guidelines 

5. Stahl, S. M. (2013). Stahl's essential psychopharmacology: neuroscientific basis and practical applications, Cambridge University Press. 


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633