1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Cảm lạnh: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Cảm lạnh: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Cảm lạnh: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Trungtamthuoc.com - Cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm mà hầu như người nào cũng đã từng mắc phải. Bệnh hay phát sinh vào thời điểm giao mùa. Trung bình mỗi năm năm người lớn sẽ bị cảm lạnh từ 2 đến 4 lần ăn còn trẻ em có thể từ 6 đến 8 lần.

1 Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp với các triệu chứng chính là ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt. Bệnh thường tiến triển và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày, có đôi khi cũng kéo dài trên 15 ngày nếu sức đề kháng của người bệnh yếu. [1]

Cảm lạnh khiến chúng ta khó chịu
Cảm lạnh khiến chúng ta khó chịu

Cảm lạnh là bệnh truyền nhiễm mà hầu như người nào cũng đã từng mắc phải. Bệnh hay phát sinh vào thời điểm giao mùa. Trung bình mỗi năm năm người lớn sẽ bị cảm lạnh từ 2 đến 4 lần ăn còn trẻ em có thể từ 6 đến 8 lần.

2 Nguyên nhân gây cảm lạnh

2.1 Tác nhân gây bệnh

Theo nghiên cứu, có tới hơn 200 chủng virus có khả năng gây ra cảm lạnh nếu xâm nhập vào cơ thể người. Trong đó, nguyên nhân mà đại đa số người mắc phải là do chủng rhinovirus. Ngoài ra còn có nhiều chủng virus khác như coronavirus, human parainfluenza viruses, adenoviruses, metapneumovirus,... [2]

Khi người bệnh và người lành tiếp xúc trực tiếp với nhau (trò chuyện,...) hoặc chạm tay vào cùng các vị trí (nắm cửa, bàn làm việc,...) rồi đưa tay lên mắt mũi miệng thì khả năng nhiễm bệnh khá cao. Đặc biệt là những người cùng trong 1 gia đình thì hầu như sẽ cùng bị cảm lạnh trong cùng 1 thời gian.

Virus là tác nhân chính gây ra tình trạng cảm lạnh
Virus là tác nhân chính gây ra tình trạng cảm lạnh

2.2 Yếu tố nguy cơ

Sự thay đổi thời tiết: Theo quan sát hàng năm cho thấy, vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa hoặc những ngày mưa và lạnh số người bị cảm lạnh tăng lên rõ rệt. Do đó bệnh còn được gọi là cảm lạnh. Thời tiết lạnh lại và ẩm ướt là điều kiện thích hợp cho các loại virus phát triển. Độ ẩm không khí thấp khiến cho cho virus dễ dàng khuếch tán xảy ra và tồn tại trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, ra tới tình trạng thời tiết này, hệ hô hấp của con người cũng trở nên nhạy cảm và dễ bị virus xâm nhập hơn.

Hệ thống miễn dịch suy yếu: với những người khỏe mạnh, khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ bắt được tín hiệu và nhanh chóng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh này. Với những người có hệ miễn dịch kém, loại virus này sẽ xâm nhập vào các tế bào, nhân lên với số lượng lớn đủ để hình thành nên các triệu chứng bệnh.

Độ tuổi: Trẻ dưới 6 tuổi, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bé được cha mẹ gửi tới nhà trẻ, rất dễ bị lây nhiễm từ các bạn học.

Hút thuốc lá khiến hệ thống hô hấp bị suy yếu cũng khiến người đó dễ bị cảm lạnh hơn.

3 Triệu chứng của bệnh cảm lạnh

Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường rất đặc trưng, chồng đối nhẹ và có thể tự khỏi, chủ yếu biểu hiện ở vùng mũi và cổ họng. [3]
Đó là:

Đau hoặc ngứa rát cổ họng, có cảm giác khô, nổi hạch ở vùng cổ.

Hắt hơi là một triệu chứng sớm, báo hiệu người bệnh có khả năng đã bị cảm lạnh.

Sổ mũi với dịch mũi trong, ít ở thời điểm đầu, sau đó trở nên đặc hơn với màu vàng hoặc xanh lá.

Ho là biểu hiện của hội chứng viêm đường hô hấp trên. Khởi đầu thường là ho khan, sau đó 1 tới 3 ngày có thể ho có đờm.

Sốt nhẹ hoặc không có sốt.

Một số dấu hiệu khác là mất vị giác, khó thở, người khó chịu, nhức đầu, chảy nước mắt-mũi,...

Hắt hơi là một triệu chứng của cảm lạnh
Hắt hơi là một triệu chứng của cảm lạnh

Các triệu chứng của cảm lạnh thường kéo dài trong 3-7 ngày. Thời gian này cũng là lúc bệnh dễ lây lan cho những người xung quanh nhất.

4 Biến chứng của cảm lạnh

Phần lớn những người mắc bệnh cảm lạnh thường có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên tên những người sức đề kháng yếu hoặc đang mắc bệnh mạn tính nó có thể gây ra một số biến chứng rất nguy hiểm như:

Khiến tình trạng hen suyễn trở nặng với những người bị hen suyễn.

Virus xâm nhập vào sau màng nhĩ gây ra tình trạng viêm tai giữa.

Viêm xoang cấp tính, viêm phổi, viêm phế quản,...[4]

5 Điều trị cảm lạnh như thế nào?

Việc điều trị cảm lạnh chủ yếu dựa vào các biện pháp làm giảm triệu chứng của bệnh. Nếu tình trạng bệnh khá nghiêm trọng có thể sử dụng một số loại thuốc như sau

Các loại thuốc giảm đau hạ sốt như Ibuprofen, Paracetamol là cách thông dụng nhất làm giảm triệu chứng sốt hoặc nhức đầu nếu có.

Sử dụng thuốc long đờm để làm thông mũi, giải phóng đường hô hấp và giúp người bệnh dễ thở hơn.

Dùng thuốc trị ho để ngăn chặn các cơn ho (chỉ nên dùng khi bạn đang bị ho khan).

Thuốc kháng histamin giúp làm giảm triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi do bị kích ứng.

Có thể sử dụng một số loại thuốc kháng virus nếu được bác sĩ chỉ định.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ thì người bệnh cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước ấm để duy trì độ ẩm vùng cổ họng, súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng sát khuẩn,... để giúp nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế được sự lây lan virus cho người khác. 

6 Chữa cảm lạnh theo Đông y

Đông y gọi bệnh cảm lạnh là thương hàn. Khi thời tiết chuyển sang mùa đông, hàn khí lưu hành, nếu cơ thể suy yếu hàn khí sẽ xâm nhập vào kinh lạc và tạng phủ do chính khí bị giảm khả năng bảo vệ cơ thể.

Lúc này, người bệnh cần tùy theo các biểu hiện của bệnh mà có thể sử dụng một trong các bài thuốc dân gian như sau:

6.1 Người bị ngoại cảm phong hàn có kèm nôn và đau bụng

Dùng nước hãm Gừng tươi tía tô: 30g lá Tía Tô + 15g gừng tươi, hãm 15 phút rồi gạn nước ra uống (có thể thêm đường).

Nấu cháo hành: 2-3 củ hành sống + 10g gừng giã nát. Nấu cháo gạo tẻ, múc ra bát và cho thêm hành gừng vào khuấy đều. Nên cho người bệnh ăn vào lúc cháo còn nóng (có thể thêm đường hoặc muối cho phù hợp với khẩu vị).

Đông Y chữa cảm lạnh
Đông Y chữa cảm lạnh

6.2 Người cảm sợ lạnh, sợ gió và đau đầu

Nấu cháo Kinh Giới phòng phong: 10g kinh giới + 12g Phòng Phong + 6g Bạc Hà + 8g đạm đậu xị. Đem các vị thuốc trên nấu lấy nước, dùng nước đó thêm gạo tẻ vào nấu thành cháo cho người bệnh ăn.

6.3 Người bị cảm lạnh đau quặn bụng và nôn ra nước trong

Ngâm rượu hồ tiêu: 50g hồ tiêu tán bột + 250ml rượu trắng, ngâm trong 15 ngày. Cho người bệnh uống mỗi lần khoảng 15ml.

Trên đây là một số cách trị cảm lạnh đơn giản mà chúng ta có thể áp dụng ngay tại nhà. Ngoài ra, còn nhiều bài thuốc trị cảm lạnh khác. Tuy nhiên, các vị thuốc phức tạp hơn và cần gia giảm liều cho phù hợp với bệnh trạng. Cần được các thầy thuốc đông y xem xét và bốc thuốc.

7 Cách thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa cảm lạnh

Để phòng ngừa bị nhiễm virus cảm lạnh, đặc biệt là vào những ngày thời tiết mưa lạnh, ẩm ướt, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau: 

Rửa tay bằng xà phòng và nước giúp tiêu diệt virus bám trên tay
Rửa tay bằng xà phòng và nước giúp tiêu diệt virus bám trên tay

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước để loại bỏ các tác nhân gây bệnh bám trên tay. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, có thể sử dụng nước rửa tay khô để thay thế.

Thường xuyên lau chùi, khử trùng các đồ vật trong nhà, nhất là nhà bếp, phòng khách và phòng tắm là những nơi nhiều người cùng sử dụng chung. Đặc biệt là khi trong nhà đang có người bị cảm lạnh. Nếu nhà có trẻ nhỏ, cũng cần lau chùi vệ sinh đồ chơi của bé.

Sử dụng khăn giấy che miệng khi hắt hơi để hạn chế virus bị bắn ra xong quanh và lây bệnh cho người khác. Vứt bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay và rửa sạch tay. Nếu không có ăn giấy, nên dùng khuỷu tay để che miệng. 

Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, vì tay là nơi chạm vào nhiều đồ vật và các vị trí khác nhau rất dễ mang theo mầm bệnh.

Không sử dụng các vật dụng cá nhân. Nếu trong gia đình có người bị cảm lạnh, nên sử dụng ly uống nước riêng.

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bị cảm lạnh, nếu có hãy đeo khẩu trang để hạn chế tối đa khả năng xâm nhập của virus trong các giọt bắn khi nói chuyện.

Ăn uống đầy đủ chất, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc và đúng giờ, kiểm soát tốt trạng thái tinh thần để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. [5]

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia Mayo Clinic (Ngày đăng 11 tháng 6 năm 2-21. Common cold, Mayo Clinic. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021
  2. ^  Español (Spanish) (Ngày đăng 7 tháng 10 năm 2020). Common Colds: Protect Yourself and Others, CDC. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021
  3. ^ Chuyên viên American Lung Association. (Ngày đăng 23 tháng 10 năm 2020). What Is a Cold?, American Lung Association. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021
  4. ^ Chuyên gia Mayo Clinic (Ngày đăng 11 tháng 6 năm 2-21. Common cold, Mayo Clinic. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021
  5. ^  ​​Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế (Ngày đăng 12 tháng 02 năm 2020. Thay đổi thói quen để ngừa cảm lạnh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    Biến chứng của cảm lạnh là gì?


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Cảm lạnh: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Cảm lạnh: nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
    DD
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin uy tín, chính xác, các bạn nên theo dõi các bài viết ở đây

    Trả lời Cảm ơn (3)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633