1. Trang chủ
  2. Tạo Hình Thẩm Mỹ
  3. Cách xử lý biến chứng sau phẫu thuật tạo mắt hai mí

Cách xử lý biến chứng sau phẫu thuật tạo mắt hai mí

Cách xử lý biến chứng sau phẫu thuật tạo mắt hai mí

1 XỬ LÝ BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT TẠO MẮT HAI MÍ

Tóm tắt ý chính:

  • Xác định và tìm cách tránh lặp lại các lỗi của ca phẫu thuật ban đầu. Nếu không, ca phẫu thuật thứhai hay thứba sẽchỉlàm cho vấn đềtrởnên nghiêm trọng hơn.
  • Vết khâu sẽkhông đểlại sẹo nếu tháo chỉđúng thời điểm.
  • Mức độkhó hay dễhình thành nếp mí khác nhau ởmỗi người và được đo bằng cách dùng dụng cụtạo nếp gấp tạm thời trên da và sau đó quan sát xem bao lâu thì nếp gấp này biến mất.
  • Nếp gấp da sâu thường tạo nên nếp mí cao nhưng chiều cao nếp mí và độsâu của nếp gấp da là hai khái niệm khác nhau.
  • Trong ca phẫu thuật sửa lại, mục tiêu đầu tiên là tách các lớp bằng cách giải phóng sựliên kết.
  • Mục tiêu thứhai là tránh xảy ra thêm biến chứng.
  • Mục tiêu thứba là tạo dáng mí mắt mong muốn, gồm có chiều cao nếp mí và độsâu nếp gấp da mới.
  • Nguyên nhân khiến cho vùng bên dưới nếp mí bịsưng phồng là do chiều cao của nếp mí chứkhông phải do mô mềm trước sụn mi. Do đó, thay vì cắt mô mềm thì nên hạthấp nếp mí.
  • Bác sĩ cần giải thích cho khách hàng hiểu rằng một khiđã cắt mí thì không có cách nào đểloại bỏnếp mí và làm cho mắt trởlại như trước đây được. Giải pháp chỉcó thểlà hạthấp nếp mí xuống gần bờmi hơn và giấu vết sẹo bên trong nếp gấp da.

1.1 Giới thiệu

Mỗi quốc gia và nền văn hóa lại có tiêu chuẩn thẩm mỹ khác nhau đối với mí mắt. Mặc dù trong một khoảng thời gian nhất định, có thể đa sốmọi người có chung quan điểm về thế nào là mí mắt đẹp và có yêu cầu giống nhau khi phẫu thuật tạo mắt hai mí nhưng biến chứng mà mỗi người gặp phải lại không giống nhau. Và dù xảy ra biến chứng hay kết quả phẫu thuật không đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của khách hàng thì cũng đều được coi là phẫu thuật hỏng.

Trong số các ca phẫu thuật cắt mí tại Châu Á thì các biến chứng phổ biến nhất là chiều cao nếp mí không phù hợp (quá cao hoặc quá thấp), chiều sâu nếp gấp da (quá nông hoặc quá sâu), mắt nhiều mí, sưng phồng trước sụn mi (giữa nếp mí và bờ mi), sụp mí và hai mắt không đều.1Chương này sẽ chỉ ra những biến chứng, vấn đề không mong muốn phổ biến cùng với nguyên nhânđằng sau và đưa ra giải pháp mà tác giả đã đúc rút được trong suốt nhiều năm làm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ mắt.

1.2 Đánh giá trước phẫu thuật

Mỗi ca phẫu thuật cần được lên kế hoạch và thực hiện dựa trên chỉ định của từng trường hợp mà chỉ định này lại được đưa ra dựa trên chẩn đoán của bác sĩ về vấn đề cụ thể. Trong mỗi một buổi tư vấn, bác sĩ cần hiểu được lý do tại sao khách hàng cần phải phẫu thuật lại bằng cách thăm khám và kết hợp tìm hiểu về ca phẫu thuật trước đó.

Đa phần, những người không hài lòng với kết quả sau cắt mí và quyết định phẫu thuật sửa lại thường gặp phải nhiều vấn đề khác nhau cùng lúc. Bằng cách đánh giá và tư vấn cho khách hàng, bác sĩ cần đưa ra phương án phẫu thuật tối ưu có thể khắc phục được hết những vấn đề mà khách hàng không hài lòng. Nếu điều này là không khả thi thì cần có phương án khác có thể khắc phục nhiều vấn đề nhất có thểcùng một lúc. Ví dụ, một khách hàng có nếp mí quá cao, sâu và sưng phồng trước sụn mi. Vì nếp gấp da sâu và sưng phồng trước sụn mi đều có liên quan đến việc tạo nếp mí quá cao nên cả ba vấn đề này đều có thể được khắc phục trong cùng một quy trình phẫu thuật hạ nếp mí.

Một khi đã xác định được giải pháp đơn giản nhất thì bác sĩ thông báo cho khách hàng biết. Khách hàng cần hiểu rằng mục đích của ca phẫu thuật là làm sao để cải thiện tất cả các vấn đề đến một mức độcó thể chấp nhận được chứ không phải giải quyết hoàn toàn từng vấn đề một.

Khi bác sĩ và khách hàng đều đã đi đến thống nhất thì có thể tiến hành phẫu thuật.

1.3 Các vấn đề và cách xử lý

1.3.1 Sẹo

Trong đa số các trường hợp thì da mí mắt không hình thành sẹo phì đại. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu hình thành sẹo phì đại sau khi phẫu thuật mí mắt thì nguyên nhân chủ yếu thường là do cơ địa của khách hàng nhưng cũng có không ít trường hợp mà nguyên nhân là do lỗi của bác sĩ trong quá trình phẫu thuật.

Lỗi phổ biến nhất là thiếu hiểu biết về sự phân bố của vec-tơ lực trên-sau của cơ nâng mi. Nếu vec-tơ này được phân bố không đồng đều cho vạt bên dưới của mí mắt thì có thể khiến vạt dưới và vạt trên lệch nhau (hình 18.1). Điều này thường xảy ra phổ biến hơn ở vùng đuôi của mí mắt trên vì đây là vịtrí cân cơ nâng mi đi sâu vào mô hơn. Để giảm thiểu nguy cơ này, bác sĩ cần đảm bảo rằng lực kéo lên trên của cơ nâng mi được truyền đến sụn mi chứ không phải da mí mắt bằng cách khâu đủ số lượng mũi khâu. Ởnhững người còn trẻ thì không cần kéo dài đường rạch đến hết chiều dài của mí mắt để tạo nếp mí mà chỉ cần đường rạch ngắn hơn là đủ.

Một lỗi khác không xảy ra trong quá trình phẫu thuật nhưng cũng khá phổ biến là để chỉ khâu trong da quá 5 ngày mà không cắt. Chỉ ngày sau khi phẫu thuật thôi là các biểu mô sẽhình thành xung quanh các mũi khâu. Sẹo khâu do chậm tháo chỉ là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của mí mắt. Nếu là sẹo lõm thì sẽ càng bị lộ rõ hơn. Những vết sẹo này là do loại bỏ quá mức cơ vòng mi, mô liên kết (hình 18.2) hoặc nếp gấp da quá sâu (hình 18.3). 

Việc tiến hành quy trình chỉnh hình sẹo ở mí mắt cần tuân theo các nguyên tắc lành vết thương và tất cả các chú ý trong quá trình phẫu thuật. Cả bác sĩ và dụng cụ phẫu thuật đều không được gây tổn thương cho mô mí mắt. Sau khi hoàn thành, không chỉ da mà tất cả các lớp đều cần được ráp mép với lực căng tối thiểu trước khi khâu.Tuy nhiên, việc cắt và ráp mép da không có bất kỳ tác dụng gì đối với sẹo lõm. Lớp cơ vòng mi bịmất đi cần được tái tạo lại bằng cách bóc tách và nâng các mép cơ từcảvạt trên và dưới. Việc bóc tách này còn có ích cho những trường hợp mà vùng da quanh vết sẹo bị lõm. Nếu được thực hiện đúng cách, việc bóc tách các vạt da sẽgiúp giảm thiểu đáng kểlực căng tác động trực tiếp lên da (hình 18.4). Sau đó khâu bằng kỹ thuật khâu liên tục đơn giản để tạo lực căng chéo qua vết thương và khâu liên tục có khóa để duy trì lực căng vuông góc

U nang biểu mô mí mắt hình thành do phản ứng diễn ra trong suốt một thời gian dài của cơ thể với vật liệu chỉ khâu giữa vạt da trên và dưới hoặc do hoạt động của tuyến bã nhờn. Những u nang này có thể phát triển trong khoảng vài tuần đến vài tháng sau phẫu thuật và cần được cắt bỏ nếu không tự hết (hình 18.5). Cách tốt nhất để tránh sựhình thành của các u nang này là sử dụng cơ vòng mi thay vì sử dụng da để làm điểm neo cho các mũi khâu.

1.3.2 Mất nếp mí

Nếp mí được tạo nên sau phẫu thuật sẽ trở nên mảnh hơn trong vòng vài tháng đầu tiên. Mặc dù sự thay đổi này chỉ rất nhỏ thôi nhưng đôi khi, nếp mí có thể biến mất hoàn toàn. Mức độ mờ đi của nếp mí sau phẫu thuật còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người và kỹ thuật thực hiện của bác sĩ trong quá trình tạo nếp mí.Về phía khách hàng thì dưới đây là một số yếu tố thường khiến cho nếp mí mờ hoặc biến mất nhanh hơn:

  • Da dày và có nhiều mô mềm
  • Sụp mí
  • Mắt trũng
  • Lõm mắt
  • Đã từng tạo mắt hai mí trước đây và cũng không thành công
  • Tuổi còn trẻ
  • Có nếp mí thấp từtrước khi phẫu thuật
  • Có nếp rẻ quạt
  • Tăng cân đáng kể sau phẫu thuật

Bên cạnh đó còn có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật thực hiện của bác sĩ, gồm có:

  • Ráp mép mô liên kết không chuẩn xác
  • Khâu không đủ vào sụn mi
  • Khâu ở vị trí thấp
  • Chỉ bị lỏng do tụ máu hoặc sưng phù

Việc cắt bỏ mô mềm không chuẩn xác dọc theo rìa trên của sụn mi có thể gây cản trở cho việc ráp mép mô liên kết hoặc khiến cho mô mỡ đùn vào vòng chỉ. Mô mỡ trong vòng chỉ kết hợp với hiện tượng sưng phù hoặc tụ máu có thể khiến cho nếp mí biến mất.

Mặc dù các mũi khâu có vai trò rất quan trọng đối với phương pháp tạo mắt hai mí nhưng cũng chỉ  nên khâu vừa đủ, không nên khâu quá chặt. Nếp mí được tạo nên nhờ sự liên kết giữa lớp trước và lớp sau của mí mắt. Nếp mí này có thể mờ đi hoặc biến mất theo thời gian do sự chuyển động liên tục và dịch chuyển của các lớp phá vỡ sự liên kết này. Để ngăn ngừa vấn đề không mong muốn này thì cần tạo sự liên kết thật vững chắc chứ không quá phụ thuộc vào chất liệu của chỉ.

Mức độ khó hay dễ hình thành nếp gấp da của mí mắt mỗi người cần được đánh giá trong buổi thăm khám trước phẫu thuật. Những trường hợp khó hình thành nếp mí đòi hỏi dùng lực nhiều hơn nhưng nếp mí sau khi được tạo ra vẫn thường nhanh biến mất hơn. Các yếu tố về cấu trúc mí mắt gây khó khăn cho việc tạo nếp mí gồm có da dày, nhiều mô thừa, sụp mí, da có độ đàn hồi cao ởngười trẻ tuổi, hốc mắt trũng, mắt lồi, đã từng tạo mắt hai mí trước đây và cũng không thành công, có sự liên kết chắc ở vạt dưới. Đặc biệt, ở những người mà mắt có nếp rẻ quạt thì rất khó để tạo nếp mí ở vùng khóe mắt. Ngoài ra, tăng cân trong giai đoạn ngay sau khi tạo mắt hai mí cũng là một nguyên nhân làm cho nếp mí mới tạo bị biến mất.

Để ngăn ngừa mất nếp mí, bác sĩ cần thắt nút chỉ đồng thời tránh để mô mềm giữa cân cơ nâng mi và da hoặc cơ vòng mi xâm nhập vào vòng chỉ. Trong trường hợp có các yếu tốnêu trên thì cần tạo nếp gấp da đủ sâu, có thể ban đầu sẽ bị lật bờmi nhẹ nhưng tình trạng này sẽ hết sau một thời gian ngắn sau đó. Tuy nhiên, cũng cần tránh tạo nếp gấp da quá sâu vì điều này có thể dẫn đến lật mí kéo dài kể cả khi nếp mí mờ dần theo thời gian.

1.3.3 Nếp mí quá nông

Trong một số trường hợp, vùng trước sụn mi có quá nhiều mỡ hoặc mô liên kết, đặc biệt là ở vùng bên trong của mí mắt trên. Có thể cắt bớt một phần mô này để hỗ trợ cho việc tạo sự liên kết giữa lớp trước và lớp sau của mí mắt. Nếu khách hàng bị sụp mí hoặc có nếp rẻ quạt lớn thì cần xử lý những vấn đề này trước để việc tạo nếp mí được dễ dàng hơn. Còn nếu không thì sẽ cần tạo nếp mí sâu hơn bình thường.

Nếu ở vạt dưới vẫn có sự liên kết khi nếp mí mờ đi thì sự liên kết này sẽ gây cản trở đến việc tạo nếp mí mới. Trong những trường hợp như vậy thì cần giải phóng sự liên kết và nới lỏng vạt dưới trước khi khâu cố định vào sụn mi. Ở những người có da mí mắt bị giảm độ đàn hồi sau khi tạo mắt hai mí thì cần tạo nếp mí mới sâu hơn bình thường để tránh nếp mí tiếp tục biến mất (hình 18.6)

1.3.4 Nếp mí quá sâu hoặc lật bờ mi

Nếp mí quá sâu và lật bờ mi là do khâu ở vị trí quá cao trên mí mắt. Điều này sẽ tạo một lực căng lớn lên vạt dưới và làm lậ tbờ mi. Ngoài ra, vấn đề này còn gây ra sẹo lõm khi nhắm mắt và đôi khi còn tạo cảm giác giật mạnh ởmí mắt, khe mi mắt sẽ trở nên lớn hơn. Vùng da ngay bên trên nếp mí cũng thường bị phồng lên.

Trong trường hợp lật mí nghiêm trọng, kết mạc mi sẽ bị lộ ra. Đường giao nhau giữa niêm mạc và da bị sừng hóa (keratin hóa) và dẫn đến chứng khô mắt.

Bước đầu tiên để chỉnh sửa nếp mí quá sâu là giải phóng đường liên kết và ráp mép lại các lớp xuống vị trí thấp hơn dọc theo mí mắt. Nếu bước này không khắc phục được vấn đề lật mí thì cần tiến hành bóc tách vạt da dưới và kéo lên qua sụn mi để giảm lực lật bờmi của vịtrí liên kết. Bước thứ hai là ngăn sự hình thành các nếp mí thừa. Bác sĩ cần thận trọng không để da tái liên kết với cơ bằng cách đưa mỡ vào khoảng trống giữa cân cơ vòng mi và cơ vòng mi.

Nếp mí sâu cũng thường là nếp mí cao, khiến cho mí mắt quá to/dày, và quy trình phẫu thuật đểsửa hai vấn đềnày cũng giống như nhau. Điểm khác nhau duy nhất giữa hai phương pháp chỉnh sửa là vị trí của nếp mí trước đó được giữ nguyên nếu nếp mí chỉ sâu chứ không cao còn nếu nếp mí chỉ cao mà không sâu thì tạo nếp mí mới thấp hơn và cắt đi vùng da ở giữa. Phương pháp chỉnh sửa nếp mí sâu và nếp mí cao sẽ được nói kỹ hơn ở phần sau.

1.3.5 Nếp mí quá thấp

Đây thường là vấn đề khi nếp mí được tạo ở vị trí thấp hoặc quá nông (hình 18.7). Ngoài ra, da thừa cũng có thể làm cho nếp mí trông thấp hơn so với vị trí thực sự.

Có ba cách để chỉnh sửa nếp mí thấp. Cách thứnhất là phẫu thuật cắt mí để cắt da và cơ vòng mi bên trên nếp mí. Cách thứ hai là tạo một nếp mí mới bên trên nếp mí cũ. Cách thứ ba là kết hợp vừa cắt mô mềm và vừa tạo nếp mí mới bên trên nếp mí ban đầu (hình 18.8).4

Cách thứ nhất (phẫu thuật cắt mí) có thể được kết hợp cùng với phương pháp phẫu thuật chỉnh hình sẹo và cắt da thừa ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, bác sĩ chỉnên cắt đi một lượng da vừa đủ để hạn chế tối đa nguy cơ xệ chân mày sau cắt mí. Ở những người không có quá nhiều da thừa ởmí mắt thì cắt ngắn cơ vòng mi bên trên nếp mí là cách hợp lý hơn so với cắt da. Nếu như da được cắt đi một cách vừa đủ thì khi nâng chân mày lên một cách tối đa, bờ mi trên cũng sẽ được nâng lên đến 80 –90%. Đây là điều quan trọng giúp bác sĩ xác định được lượng da cần cắt trước và trong khi phẫu thuật.

Cách thứ hai (khâu với sụn mi ở vị trí cao hơn) cho phép dịch chuyển vị trí của nếp mí lên đáng kể nhưng sẽ làm hình thành thêm sẹo nếu như cần tạo đường rạch mới. Cách này phù hợp hơn cho những người chỉcó sẹo ẩn sau lần cắt mí trước đó và muốn có nếp mí cao hơn. Nếu như nếp mí trước đã đủ rõ hoặc quá sâu mà chỉ chỉnh sửa bằng cách tạo liên kết thông thường thì sẽ rất dễ khiến mí mắt có nhiều nếp gấp. Để hạn chế nguy cơ này thì vạt dưới cần được bóc tách qua một đường rạch nhỏ. Điều này sẽ làm cho nếp gấp mí cũ mờđi.

Cách thứ ba (kết hợp cách thứ nhất và cách thứ hai) là giải pháp dành cho những trường hợp có nếp mí quá thấp và nhiều da thừa. 

1.3.6 Nếp mí quá cao

Ở người Châu Á, nếp mí quá cao khiến cho đôi mắt mất đi vẻ tự nhiên. Nếp mí quá cao cũng thường rất sâu, đi kèm với sẹo lõm và lật lông mi. Ngoài ra, nhiều người còn gặp vấn đề mí mắt sưng phồng ở trước sụn mi và tình trạng này thường không tự cải thiện theo thời gian.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến nếp mí quá cao có thể là do xác định vị trí không phù hợp, cố định ở vị trí quá cao, cắt đi quá nhiều da, tạo sự liên kết ngoài ý muốn, sụp mí hoặc mắt trũng.Trong số này thì nguyên nhân phổ biến nhất là do tạo nếp mí ở vị trí không phù hợp. Việc cố định vạt dưới vào một vị trí quá cao có thể dẫn đến hậu quả là nếp mí cao và lật mí. Nguyên nhân còn có thểlà do cắt đi quá nhiều da, dẫn đến lượng da còn lại không đủ để che lên nếp gấp mí mắt. Những người bị sụp mí cũng thường bị vấn đề nếp mí cao nếu như nguyên nhân gây sụp mí không được xử lý trong quy trình cắt mí (hình 18.9).

Nếp mí cao có thể là nếp mí sâu, nông hoặc bình thường nhưng dạng phổ biến nhất vẫn là nếp mí vừa cao vừa sâu, và thường đi kèm với lật mí. Một số người còn gặp vấn đề độ sâu của nếp gấp mí mắt không đồng đều (ví dụ, phần bên trong của nếp mí nông hơn so với phần ở giữa).

1.3.7 Sửa nếp mí cao

Giống như các biến chứng khác, nếp mí cao cũng cần được chỉnh sửa tùy theo từng nguyên nhân cụ thể. Nhìn chung, ca phẫu thuật chỉnh sửa thường là quy trình kết hợp của cắt mí và cắt da thừa. Mép bên trên của đường rạch nằm dọc theo nếp mí cũ cần chỉnh sửa còn mép bên dưới nằm ở vị trí nếp mí mới. Nếu không có da thừa và có nguy cơ bị hở mi sau phẫu thuật thì không cần cắt da. Thay vào đó thì có thểdùng đường rạch thấp hơn để bóc tách vạt trên mí mắt và giải phóng nếp mí cũ qua lớp trước cân cơ nâng mi hoặc qua lớp trước vách hốc mắt. Việc giải phóng nếp mí cũ qua lớp trước cân cơ nâng mi giúp giảm thiểu tối đa nguy cơhình thành lại liên kết ở vị trí cũ. Ở những người bị sụp mí thì đây cũng là một phương pháp được lựa chọn phổ biến vì nó cho phép bác sĩ tiếp cận đến cơ nâng mi. Tuy nhiên, vị trí bóc tách này lại có thể gây tổn thương đến cân cơ nâng mi và dẫn đến hậu quả sụp mí sau phẫu thuật. Mặc khác, giải phóng qua lớp trước vách hốc mắt là phương pháp hạn chế được rủi ro này nhưng lại làm tăng nguy cơ mắt nhiều mí.

Để sửa nếp mí sâu thì bóc tách vạt trên qua lớp trước cân cơ nâng mi vẫn là cách phù hợp hơn. Tuy nhiên, kể cả khi thực hiện đúng thì có khả năng nếp mí vẫn bị sâu sau phẫu thuật. Trong những trường hợp như vậy, có thể vạt dưới cũng góp phần tạo nếp mí sâu và cần được tách khỏi lớp mô bên dưới, sau đó cố định lại ở chiều cao mong muốn. Cách này còn giải quyết được cả vấn đề lật bờ mi (nếu có).

Với nếp mí cao nhưng có độsâu bình thường hoặc nông thì đều có thể được sửa lại bằng phương pháp cắt mí như đã nói ở phần trước. Tuy nhiên, ngay cả khi nếp mí cũ đã biến mất thì vạt bên dưới vẫn còn sự liên kết chắc chắn và cần phải giải phóng sự liên kết này. Còn nếu như không có sự liên kết thì vạt da bên dưới phải đủ lỏng lẻo để có thể cố định ở chiều cao mong muốn.1

1.3.8 Sửa nếp mí cao không thành công

Hai vấn đề chính có thể xảy ra sau khi sửa nếp mí quá cao là lật bờ mi và mắt nhiều mí. Nguy cơ của những vấn đề này sẽ tăng cao nếu bác sĩ không nắm được nguyên tắc chung của quy trình phẫu thuật lần hai, đó là phải tránh tuyệt đối sự hình thành liên kết không mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại khi sửa nếp gấp mí mắt quá cao là giải phóng không hết mô quanh nếp mí cũ. Một nguyên nhân nữa là do các mô liên kết trởlại sau khi được giải phóng.

Cả hai nguyên nhân đều có thểdẫn đến lật bờ mi và chiều cao nếp mí thay đổi theo chuyển động của mắt. Khi nhắm mắt, nếp mí sẽ ở vị trí thấp như mong muốn nhưng khi mở mắt, nếp mí lại được đẩy lên cao.

Mắt ba mí hay mắt nhiều mí cũng là vấn đề không mong muốn có thể xảy ra sau khi phẫu thuật sửa nếp mí cao do các vị trí cố định khác nhau trong ca phẫu thuật lần thứ nhất và lần thứ hai cùng tồn tại. Trong đó, nếp mí thấp hơn là nếp mí mong muốn còn nếp mí cao là nếp mí còn lại của lần phẫu thuật trước đó. Kể cả sau khi đã giải phóng hoàn toàn sự liên kết thì lớp sau của mí mắt vẫn có thể liên kết lại với lớp đằng trước.

Để tránh những vấn đề này xảy ra thì trong ca phẫu thuật lần hai, bác sĩ cần giữ lại đủ lượng mô mềm, tách cẩn thận sự liên kết giữa các lớp mô, đồng thời ngăn ngừa sự tái liên kết. Để làm được những điều này thì điều quan trọng là phải tuân thủ theo những hướng dẫn sau:

  1. Chỉ cắt da và để lại mô sẹo để hỗ trợ cho vạt bên trên (hình 18.10)

     

  2. Nếu vạt trên thiếu mô mềm thì có thểhạmỡvà vách hốc mắt để tăng sự đầy đặn cho vạt bên trên và tạo một lớp màng trượt giữa cơ vòng mi và cân cơ nâng mi (vạt thay thế). Lớp màng trượt này này còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tái liên kết (hình 18.11). 

     

  3. Tương tự, cơ vòng mi cũng có thể được sửdụng làm vạt thay thế(hình 18.12). 

     

  4. Nếu không có đủmỡhốc mắt và cơ vòng mi thì có thể đưa vạt mô liên kết lên để củng cố cho vạt trên. Ngoài ra còn có các giải pháp thay thế gồm có ghép vạt da mỡ, cấy mỡ hoặc tiêm mỡ tự thân vi điểm sâu vào cơ vòng mi. Đây là những phương pháp khá hiệu quả trong việc giảm nguy cơ tái liên kết.
  5. Để giảm khả năng hình thành lại nếp gấp da ở vị trí cũ thì có thể tạo một vùng mô phình lên ở vạt trên bằng cách khâu da và cơ vòng mi lại với nhau. Luồn kim qua da và cơ vòng mi bên dưới nếp mí mới, sau đó qua cơ vòng mi và da của vạt trên. Bên cạnh tác dụng giảm nguy cơ nếp mí cũ xuất hiện trở lại, cách này còn giúp tách biệt lớp trước và lớp sau của mí mắt (hình 18.13)

     

  6. Có thể dùng miếng dán y tế hoặc băng keo y tế để ngăn hình thành nếp gấp ở mép dưới của vạt da trên (hình 18.14).

     

  7. Nếu khó khắc phục lật mí do sự liên kết quá chắc thì có thểtiêm hoặc xịt steroid pha loãng trong giai đoạn hậu phẫu.
  8. Việc cắt quá nhiều da có thểkhiến cho nếp mí sau khi hạthấp lại bị kéo lên cao và dẫn đến lật mí. Đểtránh vấn đềnày thì nên khâu cốđịnh vạt dưới vào sụn mi khi đóng đường rạch. Đây là cách hiệu quả để chống lại lực kéo lên trên do da mí mắt quá căng gây ra (hình 18.15).
  9. Vấn đề thiếu da có thể được khắc phục bằng cách bóc tách 2mm da ở mép của vạt trên.

     

1.3.9 Nếp mí cao thấp không đều

Một lỗi phổ biến khi sửa nếp mí cao là chỉsửa một phần của vấn đề. Ví dụ, nếu chỉ sửa phần trong của nếp mí thì sẽ khiến cho phần bên ngoài cao hơn, tạo hình dạng bất thường cho mí mắt. Điều này còn có thể tạo ra thêm nếp gấp thừa ở phần bên trong của mí mắt.

Kể cả khi chỉ có một phần của nếp mí bị cao thì vẫn cần sửa toàn chiều dài như các trường hợp nếp mí cao thông thường: gồm có cắt da, giải phóng sự liên kết và khâu cố định. Nếp mí mới sẽ đè lên phần bị cao của nếp mí cũ.

1.3.10 Mí mắt sưng phồng (Sưng phồng trước sụn mi)

Thường xảy ra ở nếp mí cao, hiện tượng sưng phồng này sau khi tạo mắt hai mí thường được gọi là “mí mắt xúc xích” ở Hàn Quốc. Đây là tình trạng mô mềm phình lên không mong muốn ở vùng đằng trước sụn mi (giữa nếp mí và bờ mi), thường xảy ra trong những trường hợp có da mí mắt và cơ vòng mi dày. Ở những người mà mí mắt có các đặc điểm này thì nên tạo nếp mí thấp hơn bình thường để tránh làm cho mí mắt thiếu tự nhiên.Mức độ sưng phồng của mí mắt tỉl ệ thuận với bình phương chiều cao của lớp mô mềm trước sụn mi, có nghĩa là chỉ một thay đổi nhỏ về chiều cao cũng có thể tạo nên sự cải thiện lớn cho mí mắt. Ví dụ, nếu chiều cao nếp mí giảm từ 4mm xuống 3mm khi mở mắt thì mức độ phồng sẽ giảm đến gần 50% (9/16).

Một quan niệm sai lầm phổ biến đó là cần cắt bỏ bớt mô mềm trước sụn mi, ví dụnhư cơ vòng mi để giảm tình trạng sưng phồng. Cách này không hềcó hiệu quảvì nhiều lí do. Thứnhất, lượng mô bị cắt bỏ sẽ được thay thế bằng mô xơ. Một lí do nữa là các mô xơ sẽ gây cản trở đến sự linh hoạt của mô mềm, khiến chiều cao nếp mí không giảm khi mở mắt. Lâu dần, điều này gây mất độđàn hồi và làm cho mí mắt sưng phồng vĩnh viễn. Hơn nữa, phần mô thực sự góp phần tạo nên sự sưng phồng ở bên dưới nếp mí nằm ở khoảng 2 –4mm dưới cùng của mí mắt. Việc cắt đi mô mềm ởvùng này sẽ rất khó khăn do có các nang lông mi và cung động mạch bờ mi.

Để giảm tình trạng sưng phồng ở mí mắt thì bác sĩ cần cân nhắc kỹ mối liên hệ giữa chiều cao và lượng mô mềm được nêu bên trên. Một khi đã hiểu được nguyên tắc này thì có thể tiến hành phẫu thuật sửa lại (cắt mí) bằng cách hạ thấp nếp mí, đồng thời giảm chiều cao và lượng mô mềm trước sụn mi.

1.3.11 Mí mắt không đều

Xét từ khía cạnh chuyên môn, có hai nguyên nhân chính khiến cho mí mắt không đều sau quy trình tạo mắt hai mí. Những bác sĩ thiếu kinh nghiệm thường không phát hiện mí mắt của khách hàng vốn đã không đều từ trước và cứ thế tiến hành phẫu thuật. Vì thế, sau khi phẫu thuật, vấn đề không những không được cải thiện mà thậm chí sự chênh lệch còn trở nên rõ rệt hơn. Trong khi thăm khám, bác sĩ cần đánh giá kỹlưỡng các đặc điểm của đôi mắt như chiều cao khe mi mắt, da thừa, chiều cao chân mày và lông mi.

Một nguyên nhân ít phổ biến hơn khiến cho mí mắt không đều là lỗi của bác sĩ trong quá trình thực hiện ca mổ. Các thao tác cần ổn định, nhất quán ởcảhai bên mắt. Chỉmột sai lệch nhỏ trong bước xác định, tạo đường rạch, cắt mô mềm và khâu cố định thôi cũng đủtạo sự khác biệt lớn trong kết quả tổng thể.

Trước khi phẫu thuật, mí mắt hai bên có thể vốn đã không đều do một sốnguyên nhân như sụp mí một bên, sự khác biệt về độ lỏng lẻo của mí mắt, chiều cao chân mày, chiều cao và dáng nếp mí. Đa sốmọi người thường chỉ chú ý nhiều đến sự khác biệt về chiều cao của nếp mí ở hai bên hơn là sự chênh lệch về chiều cao khe mi mắt. Ngoài ra, nếu bị sụp mí thì cần khắc phục trước khi tạo mắt hai mí nhưng nếu hai bên bị sụp không đều mà sự chênh lệch chỉ rất nhỏ, khách hàng lại không muốn phẫu thuật sụp mí thì có thể tạo nếp mí mới ở vị trí thấp hơn cho bên bị sụp nặng hơn.

Vấn đềda thừa không đều cũng được xửlý bằng cách cắt đi một lượng da không giống nhau ởhai bên, đồng thời điều chỉnh mép bên dưới của đường mổ để chiều cao nếp mí cân bằng nhau. Trong những trường hợp có vấn đề này, sửa mí mắt không đều bằng cách tạo nếp mí ởchiều cao khác nhau là điều không được khuyến khích vì việc thực hiện rất phức tạp. Ngay cả khi hai mí mắt có vẻcân nhau khi nhìn thẳng thì sẽ vẫn có sựkhác biệt khi nhìn xuống hoặc nhìn lên. Thêm nữa, khi nhìn xuống, vùng bên dưới nếp mí của bên mắt có nhiều da thừa hơn sẽ bị phồng lên rõ rệt so với bên còn lại.

Bất kỳ sự chênh lệch nào giữa hai chân mày cũng cần được xử lý trước hoặc trong quá trình cắt mí. Tuy nhiên, nếu khách hàng không muốn sửa chân mày hoặc nếu sự chênh lệch không quá lớn đến mức phải phẫu thuật thì có thể lựa chọn giải pháp là cắt bớt da ở bên có chân mày cao hơn.

Khi nếp gấp mí ở cả mắt trái và mắt phải đều cao hơn bình thường thì sự chênh lệch nhỏ về chiều cao nếp mí giữa hai bên sẽ không tạo sự bất cân đối quá rõ rệt. Ngược lại, nếp mí thấp sẽ làm cho mọi sự chênh lệch về chiều cao trở nên rõ rệt hơn.

Khe mi mắt ở bên có nếp mí thấp hoặc không có nếp mí thường có cảm giác nhỏ hơn do cảm tưởng da bị xệ. Vấn đề này thường hay bị nhầm lẫn với sụp mí một bên hoặc sụp mí không cân, dẫn đến tạo nếp mí không đều nhau. Khi nghi ngờ đây là nguyên nhân khiến cho mí mắt hai bên không đều thì cần so sánh khe mi mắt bên trái với bên phải và cứ thực hiện quy trình phẫu thuật như bình thường, bỏ qua cảm giác về sự không cân đối và tạo hai nếp mí cao bằng nhau.

1.3.12 Mắt nhiều mí

Mắt ba mí hay mắt nhiều mí là một vấn đề có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và được phân loại trong hình 18.17.

Hiện tượng mắt nhiều mí có thểxảy ra ở cả những người chưa từng phẫu thuật mà nguyên nhân là do mất mỡ(mỡ dưới da hoặc mỡ ở vị trí sâu hơn) ở mí mắt trên. Hiện tượng này xảy ra dần dần trong một thời gian dài và dẫn đến hốc mắt trũng. Mắt nhiều mí tự nhiên đa phần có ở người cao tuổi và những người đã giảm một số cân nặng lớn.

Bên cạnh đó, vấn đề này cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cắt mí. Việc cắt bỏmô mềm quá mức ởvạt trên có thể tạo nên sự liên kết không mong muốn và dẫn đến hậu quảlà nếp gấp thừa bên trên nếp mí mong muốn. Cụthể, việc cắt túi mỡtrong sau cơ vòng mi (ROOF) có thểtạo ra thêm một nếp gấp thừa (mắt ba mí), do đó đây là điều cần phải tránh. Đôi khi, mô mềm trước sụn mi hoặc trước cân cơ nâng mi được cắt bỏđểthuận lợi hơn cho việc tạo liên kết và hình thành nếp mí. Tuy nhiên, cần tránh loại bỏnhững mô này ởbên trên vịtrí khâu cốđịnh vì việc này sẽlàm cho mí mắt có đến hai nếp gấp (hình 18.18 và hình 18.19).

Mắt nhiều mí cũng là một biến chứng sau ca phẫu thuật lần hai để sửa nếp mí cao, lật bờ mi hoặc co mi mắt. Nếp mí thừa được tạo nên do sự tái liên kết ở vị trí nếp mí của các ca phẫu thuật trước (hình 18.20 và 18.21).

Nếu nếp gấp thừa chỉnông, mờthì có thểtiêm mỡtựthân là đủ để củng cố cho lớp da bên trên và ngăn nếp gấp hằn sâu thêm. Nếu có sự liên kết nhẹ thì có thể thể tách bằng kim 18G. Tuy nhiên, đa phần thì vẫn cần tiến hành phẫu thuật để giải phóng liên kết ở vị trí nếp gấp thừa một cách hoàn toàn và ngăn chặn nếp gấp này tiếp tục hình thành trong tương lai.

Trong khi phẫu thuật, cần giải phóng vạt trên giữa cân cơ nâng mi và vách hốc mắt. Thông thườngthì chỉcần thực hiện bước này là đủ để giải phóng sự liên kết tạo nên nếp gấp thừa. Còn nếu không thì cần bóc tách giữa lớp mô liên kết sau cơ vòng mi và vách hốc mắt. Phương pháp bóc tách thứ hai này cần được thực hiện trên phạm vi rộng hơn và mở rộng về phía trên. Có thể ngăn sự tái liên kết bằng cách di chuyển vị trí vách và mỡhốc mắt nằm giữa cân cơ nâng mi và cơ vòng mi xuống bên dưới. Lớp mô liên kết sau cơ vòng mi và cơ vòng mi được hạ thấp từ vị trí liên kết cũ và neo vào sụn mi (hình 18.22).

Một cách nữa để ngăn sự tái liên kết là tạo một vùng phình ra bằng da và và cơ vòng mi ở vạt trên. Cách thực hiện như sau: xuyên kim qua da và cơ vòng mi ngay bên dưới nếp mí, sau đó lại xuyên qua cơ vòng mi và da của vạt trên (hình 18.13).

Vấn đề sụp mí sau phẫu thuật có thể cùng tồn tại với mắt nhiều mí. Trong những trường hợp như vậy thì phẫu thuật sụp mí sớm là giải pháp hiệu quả để phân tách sự liên kết giữa lớp trước và lớp sau của mí mắt.5

1.3.13 Mắt trũng sâu và mắt ba mí tự nhiên

Mắt trũng sâu là một vấn đề do thiếu mỡ hoặc mô mềm hốc mắt và đôi khi cũng là do sự liên kết giữa các cấu trúc trên bề mặt và sâu bên dưới. Vì lí do này nên mắt trũng sâu và mắt ba mí tựnhiên (có từ trước khi phẫu thuật) có thể được coi là một vấn đề và được điều trị bằng phương pháp giống nhau.

Tình trạng mất mô mềm có thể được khắc phục bằng cách tiêm mỡ tự thân, ghép vạt da –mỡ hoặc cấy các vạt mô mềm khác như vạt cân cơ (hình 18.23, 18.24). Phương pháp tiêm mỡ tự thân vào lớp dưới da hoặc lớp cơ vòng mi có thể gây ra tình trạng lồi lõm không đều trên bề mặt da nhưng phương pháp tiêm mỡ tự thân vi điểm có thể giảm thiểu được nguy cơ này. Tuy nhiên, nếu tiêm vào lớp sâu hơn thì vẫn có nguy cơ làm tổn thương cơ nâng mi và dẫn đến sụp mí. Tiêm vào lớp mỡ sau cơ vòng mi cũng có thể gây sụp mí do làm tăng trọng lượng mặc dù tình trạng này thường chỉ là tạm thời. Nguy cơ xảy ra biến chứng này có thể được giảm thiểu bằng cách tiêm mỡvào vị trí ngay bên trên màng xương trong khi kéo mí mắt lên và mở to mắt. Cách này sẽ đảm bảo cơ nâng mi không bịtổn hại và giảm trọng lượng tác động lên cơ.

Tiêm mỡ vào cơ vòng mi cũng là một giải pháp hiệu quả để khắc phục mắt ba mí do sự liên kết bên trong lớp trước của mí mắt gây ra. Tuy nhiên, trong đa sốcác trường hợp thì đây là cách không được khuyến khích do dễ xảy ra hiện tượng bề mặt lỗi lõm không đều. Nếu sau khi rạch mà vách hốc mắt lộra thì có thể tiêm mỡ vào bên dưới. Với cách này, tỉ lệ mỡ sống sót thường tương đối cao trong khi nguy cơ bề mặt da lồi lõm hoặc nổi cục lại rất thấp. Tuy nhiên, đây vẫn là một kỹ thuật không phổ biến và đòi hỏi kỹ thuật thực hiện khá phức tạp.

1.3.14 Sụp mí

Trong giai đoạn ngay sau khi phẫu thuật tạo mắt hai mí có thể xảy ra tình trạng sụp mí nhẹ đến vừa mà nguyên nhân là do sưng phù. Đây là hiện tượng tạm thời và sẽ tự khỏi. Nếu bị sụp mí mức độ vừa đến nặng và không giảm theo tình trạng sưng phù thì có thể cân cơ nâng mi đã bị tổn thương. (Hình 18.25)

Vịtrí phổ biến nhất mà các cấu trúc nâng mí thường bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật là phần giao nhau giữa cân cơ nâng mi và rìa dưới của sụn mi. Mặc dù đôi khi việc cắt mô mềm dọc theo rìa trên của sụn mi là điều cần thiết để tăng cường sự liên kết giữa sụn và da nhưng việc cắt ở bên trên sụn mi lại có thể làm hỏng các sợi liên kết cân cơ nâng mi với sụn và dẫn đến hậu quả là sụp mí. Vấn đềnày có thể sẽ không được phát hiện ra trong thời gian đầu hậu phẫu do mí mắt còn đang sưng và hoạt động của cơ Muller bù lại nhưng trong vòng vài năm sau, cơ Muller sẽ bị suy yếu do phải thực hiện nhiệm vụ mở mắt trong suốt thời gian dài mà không có sự hỗ trợ của cân cơ nâng mi.

Bài kiểm tra chức năng cơ nâng mi có vai trò vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi. Việc thường xuyên phải nhướng mày để mở to mắt cũng sẽlàm cho tình trạng sụp mí không được phát hiện. Vấn đề sụp mí nhẹ ở một bên mắt thường dễ bị bỏ qua và trở thành nguyên nhân khiến hai mắt không đều sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt giữa sụp mí (do cơ nâng mi suy yếu) và da chảy xệ ở những người lớn tuổi. Nếu phát hiện cơ nâng mi bị tổn thương thì bác sĩ có thể cân nhắc khắc phục bằng cách kéo cao cơ nâng mivà nâng bao nhiêu. Việc này sẽ kéo căng cơ nâng mi hoặc cơ Muller nên điều quan trọng là phải đánh giá lực căng qua toàn chiều dày của cơ nâng mi. Phần mô bịtổn thương cần ráp mép và gấp lại một cách tối thiểu để cơ Muller không bịkéo quá căng. Nếu tổn thương ở vách hốc mắt trên, dẫn đến hình thành liên kết thì chỉ cần cắt liên kết là có thể giải phóng cơ nâng mi và khắc phục sụp mí.4,5

Nếu nguyên nhân gây sụp mí là do thao tác của bác sĩ trong quá trình phẫu thuật cắt mí ban đầu thì trước khi tiến hành sửa lại, khách hàng cần hiểu được mục tiêu và những giới hạn của ca phẫu thuật thứ hai. Mục tiêu là khôi phục lại mí mắt bình thường và cân đối khi nhìn thẳng. Tuy nhiên, có khả năng chức năng cơ nâng mi sẽ không thể trở lại hoàn toàn như bình thường được do sựhình thành mô xơ và khách hàng cũng cần chấp nhận rằng tình trạng lid lag hoặc hở mi có thể sẽ vẫn tiếp diễn.

1.3.15 Xóa bỏ nếp mí

Việc xóa bỏ nếp mí có thể sẽ dẫn đến một số vấn đề không mong muốn. Thứ nhất, mí mắt sẽ lộ sẹo ngay cả khi mở mắt. Thứ hai, nếp mí sau khi được xóa bỏ vẫn có thể xuất hiện lại. Thứ ba, mi mắt có thể sẽ bị cộm và phình lên do mô sẹo, tiêm mỡ tự thân hoặc do di chuyển mỡ và vách hốc mắt xuống bên dưới để ngăn sự tái liên kết.

Vì những vấn đề này nên thay vì loại bỏ hoàn toàn nếp mí thì nên sửa bằng cách hạ nếp mí cao. Vị trí liên kết tạo nên nếp mí được giải phóng, mỡ và vách hốc mắt được đưa vào giữa các lớp để ngăn liên kết hình thành trở lại. Sau khi khâu, vị trí vết mổ được dán băng keo trong ít nhất 1 tuần.

1.4 Những điểm quan trọng cần lưu ý

  1. Để ngăn nếp mí mờ đi, trong khi thắt nút chỉ cần tránh để mô mềm xâm nhập vào giữa cân cơ nâng mi và da.
  2. Để sửa nếp mí cao thì có thể bóc tách qua lớp trước cân cơ nâng mi hoặc trước vách hốc mắt. Mặc dù tiềm ẩn rủi ro gây tổn thương cơ Muller hoặc cân cơ nâng mi nhưng phương pháp bóc tách qua lớp trước cân cơ nâng mi giúp giảm nguy cơ mắt nhiều mí và có thểkết hợp khắc phục sụp mí cùng một lúc.
  3. Ngăn ngừa và sửa mắt nhiều mí có quy trình thực hiện giống nhau, đó là tách lớp trước và sau của mí mắt, có thể bằng nhiều cách khác nhau,ví dụ như đưa mỡ vào giữa hai lớp.

1.5 Các trường hợp thực tế

Trường hợp 1: Mắt ba mí và sụp mí

Một phụ nữ 49 tuổi đã từng cắt mí 11 năm trước, sau phẫu thuật 3 tháng thì gặp biến chứng mắt ba mí ởbên mắt phải và gần đây mới cắt mí trên lần hai để sửa mắt ba mí nhưng sau đó, vấn đề vẫn không có cải thiện và còn bị sụp mí. Khi thăm khám để phẫu thuật lần ba, bác sĩ nhận thấy khách hàng bị sụp mí với con ngươi ở mắt phải bịche đi một phần (hình 18.26a). Chỉ số MRD ở hai bên mắt chênh lệch nhau 2mm.

Sau đó, khách hàng được phẫu thuật cắt mí trên một lần nữa kết hợp điều trị sụp mí cho mắt phải. Vấn đềmắt ba mí được khắc phục bằng cách giải phóng sự liên kết và đưa mỡvào giữa lớp đằng trước và lớp đằng sau mí mắt. Bác sĩ tạo một vùng phình lên dưới da bằng cơ vòng mi đểgiảm nguy cơ hình thành nếp mí thừa bên trên nếp mí mới. Vạt trên được treo bằng băng y tế DuoDERM để ngăn da gấp vào trong. Ảnh bên dưới cho thấy vấn đề mắt ba mí đã được giải quyết và bờ mi trên đều nhau hơn. (Hình 18.26b) 

Trường hợp 2: Mắt ba mí và nếp mí sâu

Một phụ nữ 46 tuổi gặp phải nhiều biến chứng khác nhau sau khi phẫu thuật cắt mí trên và dưới nhiều lần. Trong đó, biến chứng chính là nếp mí cao ở mắt phải. Sau đó, khách hàng này đã đi sửa lại nhưng không thành công và sau đó 2 tuần tiếp tục phẫu thuật để khắc phục. Qua kiểm tra, mắt phải có nhiều nếp gấp da và sụp mí, mắt trái có nếp mí sâu và bị lật mí nhẹ(hình 18.27a).

Giải pháp được đưa ra là điều trị ngay lập tức vấn đề về chức năng ở mắt phải rồi sau đó sẽ khắc phục nếp mí sâu ở mắt trái trong một ca phẫu thuật khác. Trong quá trình phẫu thuật mắt phải, bác sĩ nhận thấy cân cơ nâng mi đã tách khỏi sụn mi. Các vịtrí liên kết tạo ra nhiều nếp gấp trên mí mắt được giải phóng, túi mỡtrong được di chuyển và đưa vào giữa lớp trước và lớp sau. Vạt trên được treo bằng miếng dán y tế DueDERM CGF bên trên vị trí vết mổ. Khách hàng hoàn toàn hài lòng với kết quả có được sau khi phẫu thuật. Vấn đề sụp mí được khắc phục và các nếp gấp thừa không còn xuất hiện lại nữa. 6 tháng sau, ca phẫu thuật cắt mí cho mắt trái để sửa nếp mí sâu và lật mí cũng diễn ra thành công (hình 18.27b).

1.6 Kết luận

Có nhiều biến chứng khác nhau có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cắt mí và cần cách xử lý khác nhau nhưng đa phần đều có thể được khắc phục bằng các nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc thứ nhất là phải hiểu được chức năng, giải phẫu bình thường và bất thường của mí mắt. Nguyên tắc thứhai là phải xử lý những thay đổi về mô gây ra biến chứng sau phẫu thuật. Nguyên tắc thứ ba là khi phẫu thuật khắc phục biến chứng thì cần tránh lặp lại các lỗi như ca phẫu thuật trước đó.

 


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phẫu thuật tạo mắt 2 mí có để lại sẹo không?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ chào chị ạ, vết khâu do phẫu thuật tạo mí 2 mắt có thể không để lại sẹo nếu tháo chỉ đúng thời điểm và phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Vì thế, c nên lựa chọn cơ sở y tín để thực hiện tiểu phẫu này nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633