1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

Trungtamthuoc.com - Làm sạch lưỡi của trẻ sơ sinh là một phần thiết yếu trong thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày của trẻ. Đó là một quá trình đơn giản có thể ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn có hại trong miệng. Bài viết dưới đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sẽ cung cấp cho bạn đọc những cách vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

1 Thời điểm bắt đầu vệ sinh lưỡi cho trẻ

Làm sạch lưỡi thường xuyên của bé hay còn được gọi là rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có thể giúp thúc đẩy vệ sinh răng miệng tốt và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe răng miệng tiềm ẩn. Việc tiến hành vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh có thể được bắt đầu sau vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên sau khi sinh.

Ở giai đoạn này, có thể dùng khăn sạch, ẩm để lau nhẹ lưỡi cho bé. Khi bé lớn lên và phát triển, cha mẹ có thể chuyển sang sử dụng bàn chải ngón tay Silicon hoặc dụng cụ làm sạch lưỡi chuyên dụng phù hợp với lứa tuổi.

Việc thiết lập thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên từ sớm có thể giúp bé làm quen với cảm giác đó và biến nó thành một phần tự nhiên trong thói quen vệ sinh răng miệng của bé.

2 Mục đích của việc vệ sinh lưỡi ở trẻ sơ sinh

Mục đích rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Mục đích rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Miệng của trẻ sơ sinh là nơi sinh sản của vi khuẩn do trẻ bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức. Vi khuẩn này có thể dẫn đến bệnh tưa miệng, một bệnh nhiễm nấm phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn, làm giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm.

Vệ sinh răng miệng là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể và nó cũng quan trọng không kém đối với trẻ sơ sinh cũng như đối với người lớn. Duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách ở trẻ sơ sinh có thể ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác nhau như sâu răng, bệnh nướu răng và hôi miệng.

Trẻ sinh ra vốn đã có miệng sạch và khỏe mạnh nhưng vi khuẩn có thể nhanh chóng tích tụ trên lưỡi và nướu. Vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, cần phải vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn hoặc những cặn sữa có thể tích tụ. [1]

Sức khỏe răng miệng của trẻ sơ sinh cũng rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể của chúng. Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các vấn đề về ăn và ngủ, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của em bé.

Cha mẹ phải bắt đầu rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ sơ sinh ngay từ đầu. Điều này bao gồm việc vệ sinh lưỡi, nướu và răng thường xuyên cũng như lên lịch khám răng định kỳ cho trẻ tại các phòng khám nha khoa.

Trẻ sơ sinh chưa có răng nhưng lưỡi vẫn có thể phát triển một lớp phủ màu trắng gọi là bệnh tưa miệng. Bệnh tưa miệng hay còn gọi là nấm lưỡi (nấm miệng) là một bệnh nhiễm nấm có thể gây khó chịu và đau ở miệng trẻ. Làm sạch lưỡi có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tưa miệng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.

Nên vệ sinh lưỡi cho bé ít nhất mỗi ngày một lần, tốt nhất là sau khi bú. Cha mẹ có thể dùng khăn hoặc gạc sạch, ẩm để lau nhẹ lưỡi cho bé. Hãy nhớ sử dụng vải hoặc gạc mới mỗi lần để tránh lây lan vi khuẩn.

3 Lưu ý khi vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh

Việc rơ lưỡi cho con hàng ngày là việc làm cần thiết, tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý thao tác đúng hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho con vì trẻ sơ sinh là những đối tượng nhạy cảm. Đối với trẻ sơ sinh, nhiều mẹ thường thắc mắc 'Cách rơ lưỡi cho trẻ 1 tháng tuổi như thế nào?' Dưới đây là một số lưu ý cha mẹ cần biết khi vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh:

Bước 1: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm để ngăn ngừa vi khuẩn lây nhiễm chéo cho bé.

Bước 2: Sử dụng gạc chuyên dụng hoặc khăn sạch và mềm để lau lưỡi cho bé. Không nên dùng những vật liệu thô ráp vì có thể gây kích ứng và khó chịu cho trẻ sơ sinh. Chọn chất liệu phù hợp với lứa tuổi: Sử dụng khăn lau sạch, bàn chải ngón tay silicon hoặc dụng cụ làm sạch lưỡi chuyên dụng được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh. Tránh sử dụng bàn chải đánh răng của người lớn hoặc những vật liệu thô ráp có thể gây kích ứng vùng miệng mỏng manh của bé.

Bước 3: Làm ướt gạc hoặc khăn bằng nước ấm. Không nên sử dụng nước quá nóng.

Bước 4: Đặt bé theo với tư thế thoải mái và an toàn, nâng cao đầu bé để tránh tình trạng bị nghẹn.

Bước 5: Nhẹ nhàng mở miệng bé và dùng gạc hoặc khăn lau để làm sạch lưỡi. Bắt đầu từ phía sau lưỡi và di chuyển về phía trước, sử dụng các chuyển động tròn nhẹ nhàng. Tránh chà lưỡi quá mạnh vì có thể gây chảy máu hoặc khó chịu cho con.

Bước 6: Rửa sạch gạc hoặc khăn bằng nước ấm và lặp lại quá trình làm sạch cho đến khi lưỡi sạch.

Bước 7: Sau khi vệ sinh, hãy lau miệng bé bằng vải sạch và khô để loại bỏ độ ẩm dư thừa.

4 Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch?

4.1 Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng chanh

Nước chanh và dầu sả đều có đặc tính chống nấm rất mạnh. Chúng được sử dụng ở những bệnh nhân bị AIDS trong điều trị bệnh tưa miệng. Tính axit khiến nấm không thể phát triển trong khoang miệng. Trộn vài giọt tinh dầu sả vào một thìa đầy nước cốt chanh, dùng ngón tay sạch thoa vào bên trong miệng.

4.2 Sử dụng nước muối rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Nước muối 0,9% đặc biệt an toàn với trẻ nhỏ, có thể sử dụng nước muối để rơ lưỡi cho trẻ hàng ngày hoặc trong trường hợp trẻ bị tưa miệng.

Mẹ có thể sử dụng gạc rơ lưỡi khô, nhúng vào dung dịch nước muối 0,9% (không cần pha loãng) để vệ sinh hàng ngày cho bé.

4.3 Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Ngoài chanh và nước muối, cha mẹ cũng có thể sử dụng lá hẹ, Trà Xanh, rau ngót,... để vệ sinh lưỡi cho con. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, không nên sử dụng Mật Ong để rơ lưỡi vì lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện có thể bị ngộ độc do Clostridium botulinum.

Cách tiến hành:

Sử dụng 2 muỗng mật ong nguyên chất, sử dụng gạc nhúng mật ong để vệ sinh cho bé.

Sau đó, cho trẻ uống 1-2 thìa nước lọc để tráng miệng.

5 Cách làm sạch lưỡi bị trắng cho trẻ sơ sinh

Lưỡi ở trẻ sơ sinh bị trắng là hiện tượng thường xuyên gặp phải nhưng cha mẹ thường khó xác định được nguyên nhân. Có 2 loại trắng lưỡi:

Trăng lưỡi do tưa miệng là nhiễm trùng nấm men gây ra bởi sự phát triển quá mức của nấm Candida với các biểu hiện có một lớp sáp màu trắng trên lưỡi của bé, khó làm sạch bằng phương pháp thông thường.

Trắng lưỡi do cặn sữa do trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức gây nên. Các vết trắng thường dễ dàng loại bỏ bằng các phương pháp vệ sinh thông thường.

Cách dễ nhất để phân biệt tưa miệng và lưỡi sữa là lấy khăn ẩm ấm lau nhẹ nhàng cho lưỡi của bé. Nếu cặn trắng dễ dàng lau đi, để lộ lưỡi màu hồng khỏe mạnh bên dưới thì đó có thể chỉ là cặn sữa. Nếu cặn trắng vẫn còn trên lưỡi của bé sau khi lau hoặc bong ra và để lộ nền màu đỏ đậm thì nhiều khả năng đó là bệnh tưa miệng.

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị tưa miệng chứ không phải lưỡi sữa nếu xuất hiện vệt trắng trên các vùng khác của miệng như bên trong môi, nướu, phía sau cổ họng hoặc vòm miệng.

Lưỡi sữa sẽ biến mất ngay khi bé bắt đầu tiết đủ nước bọt, trong khi bệnh tưa miệng thì cần phải sử dụng thuốc điều trị.

5.1 Cách làm sạch tưa lưỡi cho bé

Tưa lưỡi do nấm Candida Albicans gây ra, xuất hiện những mảng giả mạc màu trắng, có thể tìm thấy trên lưỡi, trong khoang miệng,...

Tưa lưỡi thường gây khó chịu khiến trẻ bỏ bú, do đó, việc đánh tưa lưỡi được thực hiện tương tự như khi vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ nhưng khác nhau ở thời điểm vệ sinh và thuốc dùng cùng.

Các bước làm sạch tưa lưỡi cho trẻ:

  • Rửa sạch tay nhằm đảm bảo vô khuẩn, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ sơ sinh.
  • Đặt bé nằm trên giường hoặc trên đùi.
  • Sử dụng gạc vệ sinh răng miệng quấn quanh ngón trỏ hoặc đeo gạc rơ lưỡi dạng xỏ ngón.
  • Sử dụng dụng cụ vệ sinh răng miệng có tẩm thuốc điều trị hoặc dung dịch rơ miệng.
  • Rơ lưỡi nhẹ nhàng cho bé, đặt ngón trỏ vào gốc lưỡi của bé, kéo nhẹ ra ngoài để loại bỏ hoàn toàn tưa lưỡi.
  • Có thể lặp lại thao tác trong trường hợp trẻ có nhiều tưa lưỡi.

Lưu ý: Việc đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh nên được thực hiện 4 lần/ngày với các hoạt chất kháng nấm do bác sĩ chỉ định. Sau khi điều trị tưa lưỡi, cha mẹ có thể tiếp tục đánh tưa lưỡi cho con trong 2 ngày tiếp theo để đảm bảo hiệu quả.

5.2 Cách làm sạch cặn sữa ở lưỡi trẻ

Cặn sữa là những chấm nhỏ màu trắng, thường thấy sau khi trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Đặc điểm của cặn sữa là không gây tình trạng đau đớn, bỏ bú ở trẻ, vệ sinh dễ dàng, thường hết sau khi trẻ tiết nước bọt. Tuy nhiên, việc cặn sữa lưu lại trên lưỡi lâu cũng có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn do đó, cha mẹ nên vệ sinh lưỡi cho bé sau khi ăn xong.

Cách làm sạch cặn lưỡi ở trẻ sơ sinh:

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch chuyên dụng.
  • Để bé nằm trên giường hoặc trên đùi.
  • Sử dụng gạc vệ sinh răng miệng cho trẻ, quấn gạc quanh ngón trỏ hoặc sử dụng gạc vệ sinh xỏ ngón, que rơ lưỡi,...
  • Đối với các dòng gạc có tẩm sẵn dung dịch thì cha mẹ có thể vệ sinh trực tiếp cho con. Đối với các loại gạc truyền thống, cha mẹ có thể sử dụng nước ấm hoặc dung dịch NaCl 0,9% để vệ sinh hàng ngày cho con.
  • Nhẹ nhàng di chuyển ngón tay vào từng vùng trong khoang miệng của con. Không nên chà sát quá mạnh vì khó thể gây khó chịu hoặc tổn thương cho bé.
  • Đặt ngón trỏ vào phía gốc lưỡi, kéo nhẹ từ trong ra ngoài để loại bỏ hoàn toàn cặn sữa lắng đọng sau khi trẻ bú.

6 Dụng cụ vệ sinh lưỡi cho bé

6.1 Dùng khăn sạch, ẩm lau lưỡi nhẹ nhàng

Việc sử dụng khăn sạch, ẩm để vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh là biện pháp dễ dàng thực hiện tại nhà. Việc làm sạch lưỡi hàng ngày giúp loại bỏ được cặn sữa dư thừa do bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra, vệ sinh lưỡi cũng giúp kích thích sản xuất tuyến nước bọt, ngăn ngừa những bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm hay hôi miệng.

Một số lưu ý khi sử dụng khăn ẩm để vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Sử dụng khăn sạch, bề mặt khăn mịn.
  • Không nên chà xát mạnh vì có thể gây tổn thương lưỡi.

6.2 Gạc rơ lưỡi dạng xỏ ngón

Gạc rơ lưỡi là dụng cụ vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất trên thị trường. Có 2 loại gạc rơ lưỡi xỏ ngón gồm:

Gạc rơ lưỡi silicon (Rơ lưỡi silicon Kuku, Tưa lưỡi Silicon SIMBA, Rơ lưỡi Nano Silver Baby One, Rơ lưỡi silicon Summer,...).

Gạc rơ lưỡi bằng silicon
Gạc rơ lưỡi bằng silicon

Gạc rơ lưỡi làm bằng vải cotton (Gạc rơ lưỡi Đông Fa, Gạc rơ lưỡi Dr Papie, Gạc rơ lưỡi thảo dược Ích Nhi, Gạc rơ lưỡi Sachi,...). Gạc rơ lưỡi có tác dụng vệ sinh lưỡi cho trẻ một cách nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc tích tụ vi khuẩn, vi nấm gây hại cho trẻ.

Gạc rơ lưỡi truyền thống
Gạc rơ lưỡi truyền thống

Cách sử dụng:

  • Xỏ gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ.
  • Đối với các dòng gạc xỏ ngón tẩm sẵn dung dịch, ba mẹ có thể trực tiếp sử dụng. Đối với các loại gạc khô, cần thấm nước ấm hoặc dung dịch rơ miệng NaCl 0,9% trước khi vệ sinh miệng cho con.
  • Vệ sinh nhẹ nhàng lưỡi, nướu cho trẻ.
  • Đối với loại gạc silicon, sau khi sử dụng, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ, để nơi khô ráo cho lần sử dụng tiếp theo.

6.3 Que rơ lưỡi

Que rơ lưỡi
Que rơ lưỡi

Que rơ lưỡi là dụng cụ vệ sinh răng miệng cho con với thiết kế tay cầm làm bằng que, đầu có gắn gạc giúp vệ sinh răng miệng của bé một cách dễ dàng.

Một số loại que rơ lưỡi có thể được tìm thấy trên thị trường như: Que rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh Vcoool, Que rơ lưỡi Kuta, Que rơ lưỡi Xierbao,...

7 Ưu nhược điểm của các loại dụng cụ vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh phổ biến trên thị trường

 

Gạc rơ lưỡi xỏ ngón

Que rơ lưỡi

Ưu điểm

Giá thành rẻ, có loại tẩm sẵn dung dịch do đó mẹ chỉ cần sử dụng trực tiếp cho con.

Dễ kiểm soát được lực lúc rơ lưỡi, hạn chế được tình trạng làm tổn thương lưỡi của bé.

Dễ dàng tìm mua trên thị trường.

Tiện sử dụng, sạch sẽ, hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo vi khuẩn từ tay của mẹ cho con.

Nhược điểm

Đối với những loại gạc làm từ sợi cotton kém chất lượng, bề mặt thô ráp, có thể gây khó chịu cho trẻ.

Khả năng vệ sinh kém, có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ nếu mẹ vệ sinh tay không kỹ.

Khó kiểm soát lực lúc rơ lưỡi cho con, có thể gây đau đớn hoặc nôn trớ cho trẻ.

8 Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Trẻ sơ sinh được bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi? Một số hiệp hội Nhi khoa và Nha khoa Nhi trên toàn thế giới khuyến cáo nên rơ lưỡi cho bé sau khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Các hiệp hội khác khuyến nghị vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ mới sinh, bằng cách làm sạch miếng nướu của trẻ bằng gạc hoặc khăn giấy mềm thấm nước. [2]

Việc vệ sinh răng miệng đúng cách, đúng thời điểm có thể làm giảm tối đa nguy cơ nhiễm nấm Candida (tác nhân gây tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh).

Vệ sinh lưỡi cho trẻ có thể được thực hiện sớm vài ngày hoặc vào tuần sau khi trẻ sinh ra. Thời điểm tốt nhất là 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, đối với những trẻ đang gặp tình trạng tưa miệng, có thể tăng lên 3-4 lần/ngày.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Ha-Na Choi và cộng sự (Ngày đăng 23 tháng 12 năm 2022). The Effect of Mechanical Tongue Cleaning on Oral Malodor and Tongue Coating, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2023
  2. ^ Tác giả Ana-Beatriz-Silva Lopes và cộng sự (Ngày đăng tháng 11 năm 2023). Effect of oral hygiene in infants before dental eruption on Candida spp. colonization and the occurrence of oral candidiasis: A randomized clinical trial, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2023

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Bắt đầu từ khi nào thì mình có thể rơ lưỡi cho bé được?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ chào chị ạ, việc tiến hành vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh có thể được bắt đầu sau vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên sau khi sinh chị nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633