Cách uống rượu không say, không đỏ mặt, nhanh tỉnh cho các bợm nhậu
Ăn trước khi uống, uống thêm nước hoặc bổ sung vitamin B là các cách để uống rượu không say. Bên cạnh đó, nhiều người lựa chọn sử dụng viên sủi chống say rượu. Nhưng nó có thực sự hiệu quả? Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về các cách uống rượu không say
1 Ăn gì trước khi uống rượu để không say?
Để uống rượu không say, bạn cần cố gắng giữ nồng độ cồn trong máu (BAC) ở mức dưới 0,06%. Nó là mức khá thấp và có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái và không cần phải lo lắng về vấn đề lái xe. Tuy nhiên, chúng ta thường có xu hướng uống nhiều hơn mức này. Vì thể, bạn cần biết được các cách chống say rượu trước khi uống trong các trường hợp cần thiết.
Ăn cái gì đó trước khi uống rượu bia là yếu tố quan trọng giúp bạn không bị say. Thực tế, sự có mặt của thức ăn trong dạ dày giúp làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu. Kết quả có thể làm giảm mức BAC của bạn. Đây là một cách uống uống rượu bia không say, không đỏ mặt.
Bạn có thể ăn một bữa ăn nhẹ với các thực phẩm chứa chất đạm có thể làm chậm quá trình hấp thụ rượu, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về dạ dày do rượu gây ra, như chứng ợ nóng và buồn nôn.
Bạn có thể lựa chọn một số thực phẩm sau để hạn chế sự ảnh hưởng của độc tố acetaldehyde (chất chuyển hóa từ rượu gây ra trạng thái say xỉn):
1.1 Ăn chuối
Chuối là loại trái cây giàu Kali và nước. Các chuyên gia cho biết, người uống nhiều rượu có xu hướng đi tiểu nhiều hơn dẫn đến mất cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Điều này khiến họ nhanh chóng cảm thấy khó chịu và nôn nao. Vì thế, ăn một vài trái chuối để bổ sung kali trước khi bắt đầu vào bàn nhậu là cách giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.
Ngoài ra, chuối cũng là thực phẩm giàu chất xơ và vitamin nên có thể hỗ trợ làm chậm quá trình chuyển hóa và hấp thu rượu của cơ thể. Hơn nữa, với những người có bệnh dạ dày thì ăn 1-2 quả chuối chín có thể làm giảm tình trạng đau bụng hoặc trào ngược khi uống rượu.
1.2 Ăn sữa chua Hy Lạp
Sữa chua là một trong những sản phẩm cung cấp lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa. Vì thế, đây là một lựa chọn hiệu quả để giảm tình trạng nôn nao hoặc khó chịu trong dạ dày mỗi khi bạn uống bia rượu.
Đặc biệt, sữa chua Hy Lạp là nguồn bổ sung protein, lipid và carbohydrate dồi dào. Vì thế, ăn một hũ sữa chua trước khi uống rượu cũng là cách tốt để làm giảm quá trình hấp thu rượu của cơ thể.
1.3 Ăn cá hồi
Thịt cá hồi là nguồn cung cấp Vitamin B12 dồi dào. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, vitamin B12 là một dưỡng chất tốt, cùng với nguồn protein và chất béo lành mạnh, có khả năng cản trở quá trình hấp thụ rượu của cơ thể. Ngoài ra, lượng axit béo omega-3 trong các loại cá béo có khả năng phục hồi các tổn thương do các phản ứng viêm trong não gây ra khi uống rượu bia.
1.4 Ăn bánh mỳ kẹp với bơ và trứng
Một bữa ăn nhẹ lý tưởng trước khi uống rượu bia là bánh mỳ kẹp với bơ và trứng. Lượng chất đạm, chất béo có trong món ăn này giúp làm chậm tốc độ hấp thụ rượu và giảm cảm giác cồn cào, buồn nôn khi uống rượu.
Ngoài ra, bánh mì còn có khả năng hấp thụ tốt lượng CO2 và axit trong dạ dày, giúp bạn không cảm thấy nôn nao và bảo vệ tốt cho dạ dày.
2 Uống gì trước khi uống rượu để không say?
Nếu bạn muốn cảm thấy tỉnh táo sau mỗi bữa nhậu, bạn có thể thử các loại đồ uống sau trước khi bắt đầu bữa tiệc.
2.1 Vitamin B
Nhóm các vitamin B có thể hỗ trợ quá trình phân hủy rượu của cơ thể. Một số chuyên gia cho biết, khi uống rượu, hàm lượng vitamin B trong cơ thể giảm xuống . Từ đó làm chậm quá trình giải độc của cơ thể và khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau.
Vì thế, khoảng 1 giờ trước khi bắt đầu bữa nhậu bạn có thể uống viên bổ sung vitamin B và uống thêm một liều nữa vào sáng hôm sau để cảm thấy tỉnh táo hơn.
2.2 Nước điện giải
Việc cung cấp đủ nước và điện giải cho cơ thể trước khi uống rượu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn so với việc chỉ uống nước. Cụ thể, việc bổ sung thêm điện giải vào ly nước của bạn sẽ giúp cải thiện chất lỏng hấp thụ và thay thế các khoáng chất quan trọng có thể bị mất khi hormone chống lợi tiểu của bạn bị ức chế.
2.3 Viên sủi chống say rượu
Uống viên sủi chống say rượu là cách mà nhiều người lựa chọn để giảm cảm giác nôn nao, choáng váng khi uống rượu. Loại viên sủi này có khả năng làm chậm quá trình chuyển hóa rượu thành acetaldehyde và giữ cho mức BAC không tăng quá cao.
Tuy nhiên, viên sủi chống say rượu có thể không hiệu quả trong trường hợp bạn uống quá nhiều rượu.
Một số viên sủi chống say rượu được nhiều người ưa thích sử dụng là: Viên sủi ABDK, Viên sủi LIVERCOOL Royal, Viên sủi Alka-Seltzer,...
3 Mẹo uống rượu không say nhanh tỉnh
Để cảm thấy tỉnh táo hơn sau khi uống rượu bia, bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ sau:
3.1 Uống từng chút một
Cơ thể chúng ta thường mất một giờ để xử lý một lượng rượu tiêu chuẩn khi uống vào. Vì thế, nếu bạn uống quá nhanh hoặc uống quá nhiều, cơ thể sẽ không có đủ thời gian cần thiết để làm việc này. Từ đó dẫn đến tình trạng tích tụ cồn trong máu và mức BAC sẽ nhanh chóng tăng lên.
Vì thế, hãy nhấm nháp đồ uống của bạn một cách từ từ để không bị say. Để kiểm soát tốc độ uống của bản thân, đừng gọi thêm rượu hoặc để ai đó rót thêm vào ly của bạn khi nó chưa cạn. Thêm một ít đá vào ly rượu cũng giúp giảm nhẹ lượng rượu uống vào. Ngoài ra, bạn có thể giảm số lượng rượu uống vào bằng cách tán gẫu nhiều hơn với bạn bè.
3.2 Uống thêm nước
Khi uống rượu, bạn nên có một cốc nước lọc ở bên cạnh. Uống thêm nước giúp hạn chế lượng rượu mà cơ thể tiêu thụ. Đây cũng là cách để gan có nhiều thời gian hơn để chuyển hóa lượng acetaldehyde và đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng có thể giúp giảm tình trạng mất nước và hỗ trợ thải độc tố ra ngoài cơ thể.
3.3 Không pha chế đồ uống
Trộn các loại đồ uống có cồn khác nhau có thể gây tăng nồng độ BAC một cách nhanh chóng và khiến bạn cảm thấy say nhiều hơn so với khi chỉ uống một loại.[1]
3.4 Giao tiếp nhiều hơn
Trên bàn nhậu, đừng chỉ chú ý vào việc uống rượu, hãy trở nên hoạt ngôn hơn bằng cách nói chuyện hoặc hưởng ứng câu chuyện của người khác. Giao tiếp nhiều hơn giúp bạn tránh được việc uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn đồng thời giảm cảm giác say rất tốt.
Theo lời nói, hơi cồn nhanh chóng được đẩy ra khỏi dạ dày, người uống rượu cũng cảm thấy tỉnh táo hơn và cơ thể có thêm thời gian để đào thải các chất độc.
3.5 Ăn thực phẩm giàu chất béo
Ăn trước, trong và sau khi uống rượu có thể làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào máu. Đặc biệt, các thực phẩm giàu chất béo được cho là giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn trên bàn nhậu. Hàm lượng chất béo cao tạo thành một lớp màng bảo vệ dạ dày khỏi những tác động tiêu cực của rượu, đồng thời làm chậm quá trình hấp thu Ethanol.
3.6 Nghỉ ngơi sau bữa tiệc
Ngủ là cách hiệu quả để bỏ qua cơn sau. Giấc ngủ cho phép thời gian trôi qua trong khi cơ thể đang nghỉ ngơi và hồi phục. Ngoài ra, đó cũng là lúc cơ thể đẩy mạnh khả năng đào thải rượu ra khỏi cơ thể.
Một người ngủ càng nhiều, họ sẽ càng cảm thấy tỉnh táo hơn. Vì trong thời gian đó, lá gan có thể tập trung vào công việc chuyển hóa và đào thải chất độc.
3.7 Tập thể dục
Vận động một chút có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn sau khi uống rượu. Bạn có thể thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,... Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy tập thể dục có thể giúp loại bỏ rượu nhanh hơn.
>>>Xem thêm: Đỏ Mặt Khi Uống Rượu Cảnh Báo Nguy Cơ Mắc Ung Thư Vòm Họng
Tài liệu tham khảo
- ^ Adam Bernstein (Ngày đăng: Ngày 10 tháng 01 năm 2023). What is the best way to sober up?, Medical News Today. Ngày truy cập: Ngày 09 tháng 06 năm 2023