1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Cách trị mồ hôi tay ngay tại nhà và thuốc trị mồ hôi tay chân

Cách trị mồ hôi tay ngay tại nhà và thuốc trị mồ hôi tay chân

Cách trị mồ hôi tay ngay tại nhà và thuốc trị mồ hôi tay chân

Trungtamthuoc.com - bệnh ra mồ hôi tay chân có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Triệu chứng tuy không nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu tình trạng này xảy ra quá mức có thể cảnh báo dấu hiệu sức khỏe tiềm ẩn. Vậy những nguyên nhân nào khiến mồ hôi tay chân ra nhiều? Và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1 Ra mồ hôi tay chân nhiều là dấu hiệu bệnh gì?

Mồ hôi sản xuất ra bởi các tuyến mồ hôi trên da, chủ yếu các tuyến ở nách, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Mồ hôi làm mát cơ thể bằng cách làm bay hơi, giúp cơ thể điều tiết nhiệt độ, đào thải chất độc hại ra ngoài. Mồ hôi thường đổ nhiều hơn khi trời nóng, hoạt động thể thao, cảm xúc mạnh như lo lắng, tức giận, sợ hãi. Đây là hiện tượng bình thường không phải là bệnh lý. Tuy nhiên khi mồ hôi tăng tiết quá mức có thể là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh khác nhau. Nguyên nhân được chia làm 2 nhóm, nguyên nhân thứ phát và nguyên nhân nguyên phát [1]

  • Nguyên nhân nguyên phát: trong nhóm này mồ hôi tiết ra nhiều ở tay, nách, mặt hoặc bàn chân do kích thích tiết quá mức ở tuyến mồ hôi. Người bệnh thuộc nhóm này thường bị từ khi còn nhỏ, có thể do di truyền.
  • Nguyên nhân thứ phát: người bệnh tăng tiết mồ hôi là do một số tình trạng bệnh lý nào đó trên cơ thể, ở nhóm này thường sẽ có biểu hiện ra nhiều mồ hôi toàn thân. Một số trường hợp gây ra tăng tiết thứ phát bao gồm bệnh đái tháo đường, phụ nữ bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh, các vấn đề về tuyến giáp, lượng đường trong máu thấp, một số bệnh nhiễm trùng, đau tim, ung thư, hoặc sau khi dùng 1 số loại thuốc.

Tuyến mồ hôi được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh thực vật, ở đây là hệ thần kinh giao cảm. Do đó cơ thể không thể điều chỉnh lượng mồ hôi theo ý muốn của bản thân. Vì vậy nếu như bệnh nặng và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên đến các chuyên khoa thăm khám để được điều trị.

2 Các cách chữa trị mồ hôi tay hiệu quả

2.1 Trị mồ hôi tay bằng muối nhôm

Đây là thuốc trị mồ hôi tay chân có chứa thành phần chính là các muối nhôm như aluminum zirconium, aluminium chlorohydrate…thường dùng ở dạng bột thoa hoặc bột xịt.

Cơ chế: khi bôi thuốc lên da, hạt muối nhôm sẽ hoà tan vào mồ hôi đi vào các lỗ chân lông, bịt kín lại các lỗ này, ngăn mồ hôi thoát ra ngoài. Thuốc có tác dụng kéo dài từ 24-48 tiếng.

Cách dùng: rửa sạch tay chân, sau đó bôi thuốc lên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nếu thấy mồ hôi vẫn ra có thể thoa lại thêm 1 lớp, thuốc nên sử dụng vào ban đêm.

Tác dụng phụ: có thể gây kích ứng da tại chỗ như nóng rát, mẩn đỏ. Không nên sử dụng lâu dài, muối nhôm được chứng minh làm tăng nguy cơ ung thư vú, loãng xương, bệnh thận [2]

Các thuốc tham khảo: etiaxil, driclor…

Trị mồ hôi tay bằng muối nhôm
Trị mồ hôi tay bằng muối nhôm

2.2 Thuốc kháng cholinergic

Thuốc được ưu tiên sử dụng khi các thuốc đường bôi ngoài da không hiệu quả. 

Cơ chế: ức chế hệ thần kinh giao cảm, cơ quan điều tiết tuyến mồ hôi. Khi mồ hôi đổ nhiều ,nguyên nhân có thể bắt nguồn từ hệ giao cảm bị kích thích, hoạt động quá mức nên sử dụng thuốc nhóm này giảm lượng mồ hôi đáng kể.

Cách dùng: thuốc uống, liều lượng theo sự kê đơn của bác sĩ

Tác dụng phụ: có nhiều tác dụng không mong muốn trên hệ tim mạch như tụt huyết áp, nhịp tim chậm, mờ mắt…nên chống chỉ định với đối tượng nhược cơ, huyết áp không ổn định, nguy cơ tai biến, đột quỵ…

Các thuốc nhóm này là: glycopyrrolate, propantheline, benztropine, oxybutynin…

Thuốc kháng cholinergic
Thuốc kháng cholinergic

2.3 Thuốc chẹn beta trị mồ hôi tay chân

Bằng cách ngăn chặn chất dẫn truyền epinephrine và norepinephrine gắn vào thụ thể beta giảm tiết nhanh chóng mồ hôi tay chân

Cách dùng: dạng viên uống với nước theo sự kê đơn của bác sĩ

Tác dụng phụ: trên hệ hô hấp như gây co thắt phế quản, trên hệ thần kinh như chóng mặt, ù tai, hệ tim mạch như loạn nhịp tim…

Chống chỉ định: người bị hen suyễn, nhịp tim chậm, COPD, …

Các thuốc thường gặp: Propranolol, Atenolol, Metoprolol, Bisoprolol…

Thuốc chẹn beta trị mồ hôi tay chân
Thuốc chẹn beta trị mồ hôi tay chân

2.4 Trị mồ hôi tay bằng thuốc thảo dược

Sử dụng thảo dược tự nhiên đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn khi các sản phẩm đường bôi không hiệu quả. Ngoài khả năng giảm được nguy cơ gây ra tác dụng phụ, thuốc còn đem lại tác dụng điều trị ổn định, lâu dài hơn.

Một số thảo dược được nghiên cứu chứng minh có tác dụng điều trị cao như thiên môn đông, Hoàng Kỳ, ..chúng có vai trò làm săn se bề mặt da, giảm dần lượng mồ hôi tiết ra, thu nhỏ lỗ chân lông…

Một số sản phẩm như Hoà hãn linh…

2.5 Phương pháp điện di ion trị ra mồ hôi tay

Cơ chế: cho dòng điện cường độ thấp khoảng 10-30mA chạy qua vùng da tiết nhiều mồ hôi bằng cách sử dụng 1 máy điện di. Dòng điện chạy qua sẽ vô hiệu hoá tạm thời các tuyến mồ hôi.

Cách dùng: đặt bàn tay vào khay điện nước trong khoảng 30 phút. Thời gian đầu làm từ 3-4 buổi/tuần, sau đó giảm dần duy trì 1 buổi/tuần

Tác dụng phụ: có thể gây ngứa ngáy quá mức, bỏng điện, khô da

Chống chỉ định: người động kinh, bệnh tim..

2.6 Phương pháp tiêm botox

Cơ chế: chứa độc tố botulinum A sẽ ức chế hệ thần kinh giao cảm tại chỗ, không giải phóng acetylcholin, từ đó lượng mồ hôi tay chân giảm tiết đáng kể. [3]

Cách dùng: tiêm thuốc vào lòng bàn tay, mỗi liệu trình từ 4-6 tháng và nhắc lại khi thuốc hết tác dụng. Chi phí tiêm khá cao từ 4-10 triệu đồng/lần tiêm

Tác dụng phụ: kích ứng tại vị trí tiêm như sưng đau, khó cử động tay chân, nhìn mờ…

Phương pháp tiêm botox
Phương pháp tiêm botox

2.7 Phương pháp phẫu thuật cắt hạch giao cảm

Phẫu thuật cách hạch giao cảm là phương pháp cuối cùng điều trị ra mồ hôi tay khi toàn bộ các phương pháp trên không hiệu quả. Phẫu thuật được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, dù đem lại hiệu quả tốt nhưng tác dụng phụ nguy hiểm kèm theo nhiều. Bệnh nhân nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn phương pháp này. 

Cách làm: bác sĩ phẫu thuật sẽ mổ nội soi lồng ngực rồi loại bỏ 2 chuỗi hạch giao cảm L2 đến L4 . Đây là nơi phát tín hiệu tiết mồ hôi ở tay. 

Tác dụng phụ: rủi ro trong phẫu thuật, tăng tiết mồ hôi bù trừ, tràn dịch màng phổi, rối loạn nhịp tim…

Chống chỉ định dùng phương pháp này để điều trị ra mồ hôi chân, vì nó gây liệt dương, mất tự chủ đường tiểu…

3 Lưu ý khi sử dụng thuốc trị mồ hôi tay chân

Khi sử dụng các cách trên trị mồ hôi tay chân, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Những sản phẩm bột nhôm có tác dụng nhanh chóng nhưng mang tính chất giảm tại chỗ, phù hợp với người tăng tiết mồ hôi không đáng kể. Tránh sử dụng liên tục kéo dài hay lạm dụng có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm sau này.
  • Tất cả các thuốc uống đều là thuốc kê đơn, tuyệt đối không dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và phải tuân theo hướng dẫn khi sử dụng
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya, hạn chế căng thẳng stress. Nên duy trì ngủ đủ giấc cũng sẽ giảm tiết mồ hôi đáng kể 
  • Ăn nhiều thực phẩm như rau xanh, trái cây, uống đủ 1 ngày 2 lít nước. Không dùng đồ uống chứa cồn, caffein. Không ăn thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ
  • Không hút thuốc lá vì những chất độc trong thuốc làm tăng tiết mồ hôi mạnh hơn, giảm hiệu quả điều trị
  • Kiểm soát cân nặng vì béo phì là nguyên nhân gia tăng các bệnh như cường giáp, tiểu đường.. Đây là những nguyên nhân thứ phát của tình trạng ra mồ hôi nhiều
  • Giữ vệ sinh tốt cơ thể, tắm rửa thường xuyên, giảm vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu trên da
  • Mặc quần áo rộng, thoải mái, nên đi dép hoặc giày vải để chân được thông thoáng. Chọn tất chất liệu thấm hút tốt như cotton, vải sợi tre giảm sự khó chịu khi ra mồ hôi
  • Tẩy da chết bàn chân ít nhất 1 tuần/lần, nên thường xuyên lau khô chân hạn chế xâm nhập của vi khuẩn.

4 Cách chữa mồ hôi tay bằng dược liệu dân gian ngay tại nhà

Cách chữa mồ hôi tay bằng dược liệu dân gian
Cách chữa mồ hôi tay bằng dược liệu dân gian

4.1 Cách chữa mồ hôi tay chân bằng lá lốt

Lá Lốt được sử dụng phổ biến điều trị nhiều bệnh trong dân gian, trong đó chữa ra mồ hôi tay chân cũng rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền lá lốt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn , trị đau nhức xương khớp, ra mồ hôi. Ngoài ra đặc tính cay, nóng ẩm mang lại vai trò tiêu độc trị mụn nhọt đặc trưng. Đây cũng là nguyên liệu nấu ăn ưa thích của nhiều gia đình.

Cách 1: ngâm tay chân với nước lá lốt

  • Hái 1 nắm lá lốt đem rửa sạch
  • Đun sôi nước, cho lá lốt vào nấu trong khoảng 5 phút
  • Thêm 1 ít muối vào nồi hoà tan
  • Để nguội đến ấm thì ngâm tay trong vòng tầm 10 phút
  • Thực hiện liên tục từ 10 -15 ngày, hiệu quả giảm mồ hôi tay sẽ thấy rõ rệt. Nên ngâm vào buổi tối trước khi đi ngủ

Cách 2: uống nước lá lốt

  • Hái 1 nắm lá lốt, thái nhỏ rồi đem đi sao vàng hạ thổ
  • Đem sắc với nước sạch, không để đặc quá hoặc loãng quá
  • Uống mỗi ngày 1 ấm, dùng liên tục trong 1 tuần rồi nghỉ 4-5 ngày sau đó uống lại như thế thêm tuần nữa để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.2 Trị mồ hôi tay bằng lá trà xanh

Trong lá Trà Xanh có chứa hợp chất tanin có vai trò chống oxy hoá mạnh, giúp se khít lỗ chân lông, giúp da mịn màng, đẩy lùi tình trạng tiết mồ hôi tay chân quá mức. 

Cách làm: chuẩn bị khoảng 50 gram lá trà xanh, 2 lít nước và 1 ít muối sạch

Đun sôi nước rồi cho trà xanh và muối vào. Để sôi trong vòng 2 phút rồi tắt bếp

Để nước ấm rồi ngâm tay chân trong 15-20 phút. Duy trì làm mỗi ngày.

Trong khoảng 5-7 ngày, tay chân sẽ khô ráo và thông thoáng hơn hẳn.

4.3 Trị mồ hôi tay bằng gừng

Gừng có tính nóng, ấm mang lại vai trò kháng viêm, diệt khuẩn tốt nên hỗ trợ điều trị ra mồ hôi tay chân vô cùng hiệu quả. Ngoài ra gừng giảm mùi hôi khó chịu khi ra mồ hôi cũng rất tốt

Cách làm:

  • Dùng 50gram gừng tươi đem rửa sạch thái nhỏ
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho gừng và 100gr muối vào nấu trong vòng 2-3 phút
  • Tắt bếp để nguội khoảng 2 phút rồi tiếp tục cho thêm muối vào khuấy tan hoàn toàn
  • Để ấm rồi ngâm chân trong 20 phút. Duy trì liên tục trong 1 tuần để cảm nhận được hiệu quả tốt nhất.

4.4 Sử dụng phấn rôm trị mồ hôi tay

Phương pháp đơn giản được nhiều người sử dụng và mang lại kết quả rõ rệt. Phấn rôm có tác dụng hút ẩm và ngăn ngừa mồ hôi tiết ra ngoài lòng bàn tay, bàn chân gây ra mùi hôi khó chịu.

Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rắc phấn rôm vào lòng bàn tay rồi xoa đều, bạn có thể mang theo 1 lọ phấn rôm bên mình, dùng khi thấy mồ hôi tay tiết nhiều cũng là một mẹo hữu ích.

4.5 Sử dụng Baking soda

Sử dụng baking soda vừa tiết kiệm vừa đem lại hiệu quả nhanh chóng nên cũng được nhiều người áp dụng. Baking soda có khả năng kiểm soát lượng mồ hôi dư thừa, làm chúng bay hơn nhanh tạo cảm giác khô thoáng cho da. 

Cách làm: trộn khoảng 2-3 thìa baking soda vào bát nước ấm, ngâm tay trong 10 phút. Hoặc dùng bột baking soda trộn với bốt ngô theo tỷ lệ 1:1 rồi dùng xoa tay mỗi lần mồ hôi tiết nhiều trên tay. Duy trì làm trong khoảng 7 ngày, mỗi ngày 1 lần để thấy kết quả nhanh nhất.

5 Một số câu hỏi thường gặp về cách trị mồ hôi tay chân

5.1 Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân phải làm sao?

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh rất thường gặp hiện tượng đổ mồ hôi tay chân, nguyên nhân có thể xuất phát từ hệ thần kinh của trẻ chưa được hoàn thiện. Nếu trẻ vẫn phát triển bình thường, bú tốt, không quấy khóc thì ba mẹ không cần lo, sau khi lớn hơn các biểu hiện này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên nhiều trường hợp bé bị đổ mồ hôi tay nguyên phát, do di truyền từ gia đình, khi đó nên đến thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.

Cha mẹ nên lấy khăn ấm lau và massage nhẹ nhàng lòng bàn tay, bàn chân của trẻ mỗi khi đổ mồ hôi nhiều. Hoặc có thể thay đổi chế độ sinh hoạt, bổ sung thêm các chất sau cũng có thể cải thiện tình trạng này rất tốt

  • Bổ sung vitamin D: cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng hoặc buổi chiều, hay bổ sung trực tiếp từ các sản phẩm Vitamin D cho trẻ trên thị trường. Đảm bảo đủ lượng vitamin D trong 1 ngày của trẻ
  • Mặc quần áo rộng rãi để trẻ luôn mát mẻ: phòng ngủ của bé nên có không gian thoáng mát, không bí bách. Không mặc đồ dày và bó sát người cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ, cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho trẻ.
  • Đối với trẻ nhỏ chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Bà mẹ cần bổ sung đủ các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày, đảm bảo đủ chất xơ, trái cây, đạm trong đồ ăn dặm của trẻ. Những thực phẩm mát nên được ưu tiên như Rau Má, cải ngọt, Bí Đao..

5.2 Có nên cắt tuyến mồ hôi ở tay chân?

Cắt tuyến mồ hôi ở tay chân là 1 trong những cách trị tăng tiết mồ hôi. Phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Xử lý tận gốc tình trạng đổ mồ hôi tay khi loại bỏ hạch giao cảm kích thích tăng tiết mồ hôi, giảm tình trạng mồ hôi tay chân nhanh và triệt để
  • Phương pháp phẫu thuật tại bệnh viện có tỷ lệ rủi ro thấp và chỉ làm 1 lần duy nhất
  • Bệnh nhân ít đau và hồi phục nhanh

Nhược điểm:

  • Có nhiều tác dụng phụ sau khi cắt bỏ hạch giao cảm như tăng tiết mồ hôi bù trừ, khô da quá mức, đổ mồ hôi vị giác mỗi khi ngửi mùi đồ ăn, sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng…
  • Chi phi phẫu thuật cao
  • Vẫn có thể xảy ra rủi ro trong phẫu thuật

Vì vậy đây không phải là phương pháp tối ưu nhất khi điều trị ra mồ hôi tay chân. Cần cân nhắc thật kỹ trước khi làm, tránh những biến chứng nặng nề về sau.

5.3 Ra mồ hôi tay chân nhiều là thiếu chất gì?

Thiếu vitamin B12: vitamin này cần thiết cho hoạt động thần kinh, duy trì sự dẫn truyền ổn định của hệ nên khi thiếu chất này làm rối loạn các hoạt động bình thường của hệ thần kinh thực vật, làm tăng tiết mồ hôi nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng , thiếu Vitamin B12 làm tăng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm

Thiếu vitamin D và canxi: lượng Canxi lắng đọng vào xương là nhờ có sự vận chuyển của Vitamin D, và sự thiếu hụt các chất này cũng được xem là nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ

Thiếu glucose: bổ sung thiếu đường trong khẩu phần ăn hàng ngày làm kích thích thần kinh thực vật tăng tiết adrenalin, chất này kích thích chuyển hoá trong cơ thể để dù nhịn ăn nhiều ngày vẫn duy trì được sự sống, tuy nhiên nó lại gây hưng phấn thần kinh, làm tăng tiết mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân kèm theo các biểu hiện như bủn rủn tay chân, chóng mặt, mệt mỏi…

6 Kết luận

Bị ra mồ hôi tay chân nhiều không phải là tình trạng hiếm gặp, dù nó có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng đem lại những bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống. Vì vậy cách chữa trị tăng tiết mồ hôi luôn được quan tâm, mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh cũng như giúp bạn tìm được phương pháp điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Jared Brackenrich , Christy Fagg (Ngày đăng 3 tháng 10 năm 2022), Hyperhidrosis.Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024
  2. ^ P D Darbre (đăng ngày 1 tháng 9 năm 2005) Aluminium, antiperspirants and breast cancer .Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024
  3. ^ Tác giả Alexander Grunfeld, Christian A Murray, Nowell Solish (Ngày đăng 2 tháng 10 năm 2009), Botulinum toxin for hyperhidrosis: a review. Pubmed.Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    tiêm botox có trị dứt điểm được không ạ?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Biện pháp này cũng sẽ có nhiều tác dụng phụ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi làm ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    tôi muốn mua thuốc nam trị mồ hôi tay thì có không ạ?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ anh/chị liên hệ số Hotline để được dược sĩ tư vấn trực tiếp ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633