Nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ và cách điều trị dứt điểm
Trungtamthuoc.com - Ngứa vùng kín là vấn đề thường gặp ở các chị em, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống thường ngày, khiến chị em phụ nữ khó chịu, tự ti trong việc gần gũi với bạn tình. Rửa bằng nước muối, nước lá Trầu Không hoặc thoa kem, dùng thuốc đặt… là các biện pháp được nhiều chị em sử dụng. Vậy chúng có thật sự hiệu quả? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu về cách giảm ngứa vùng kín nhanh nhất trong bài viết này nhé.
1 Ngứa vùng kín và những điều cần biết
1.1 Ngứa vùng kín là gì?
Ngứa vùng kín, là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín, bao gồm ở âm hộ, vùng mép, vùng mu, môi lớn và môi bé. Trong nhiều trường hợp, cảm giác ngứa ngáy thường đi kèm với tiết dịch bất thường, có mùi hôi, mẩn đỏ hoặc chảy máu bất thường; đôi khi bạn lại chỉ có mỗi triệu chứng ngứa. Ngứa vùng kín có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng thường nặng hơn vào ban đêm vì khi đó chị em không còn bận tâm vào những việc khác và chú ý nhiều hơn tới cảm giác ngứa khiến nó trở nên rõ ràng hơn.
Cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Không chỉ khiến chị em khó chịu, đau rát khi gãi nhiều, mà còn là nguyên nhân khiến chị em ngại gần gũi tình dục. Quan trọng hơn hết, ngứa vùng kín có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe vùng sinh dục của cơ thể.
Các chị em có thể đi siêu âm tại các phòng khám phụ khoa để quan sát hình ảnh ngứa vùng kín do từng nguyên nhân cụ thể.
1.2 Nguyên nhân gây ngứa vùng kín
1.2.1 Viêm âm đạo do vi khuẩn
Đây là một trình trạng thường gặp ở các chị em gây ra bởi sự phát triển quá mức của các vi sinh vật có hại và thay đổi độ pH của âm đạo. Nhưng ngứa thực sự không phải là triệu chứng chính của viêm âm đạo do vi khuẩn, các dấu hiệu đặc trưng thường là dịch tiết lỏng, mùi nồng và kích ứng chung, bao gồm cả ngứa ngáy.
1.2.2 Chàm hoặc vẩy nến
Các tình trạng da như bệnh chàm và bệnh vẩy nến có thể xảy ra do vấn đề dị ứng hoặc tự miễn dịch. Ngoài ở vùng háng và trên môi âm hộ, bệnh vẩy nến cũng có thể xuất hiện trên da xung quanh âm đạo. Nếu bạn bị ngứa kèm theo nhưng vết ban đỏ, loang lổ trên da và bong tróc, đống vảy, bạn nên tới gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn và xử trí thích hợp.
1.2.3 Viêm da tiếp xúc
Xà phòng, chất tẩy rửa, sữa tắm tạo bọt hoặc một loại đồ lót mới đều có thể khiến vùng da tiếp xúc bị viêm và tất nhiên sẽ kèm theo ngứa ngáy, khó chịu và đôi khi là đau rát, mẩn đỏ. Băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san, bao Cao Su và chất bôi trơn, sản phẩm tạo bọt cạo râu và thậm chí cả giấy vệ sinh đều có thể là nguyên nhân (về cơ bản là bất cứ thứ gì có thêm hương liệu, chất bảo quản hoặc hóa chất, vì vậy hãy dùng những thứ ít gây dị ứng nếu bạn có làn da nhạy cảm). Khi đó hãy ngưng sử dụng sản phẩm mà bạn nghi ngờ gây kích ứng và viêm da ở vùng kín; nếu tình trạng ngứa không thuyên giảm sau vài ngày, hãy tới gặp bác sĩ.
1.2.4 Nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men âm đạo, xảy ra khi có sự phát triển quá mức của nấm Candida, có lẽ là điều đầu tiên mọi người nghĩ đến khi cảm thấy ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín. Dịch tiết màu vàng nhạt, mẩn đỏ xung quanh môi âm hộ và âm hộ, đi kèm với ngứa đều là những dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng nấm men. Nhưng cũng lưu ý rằng chỉ khoảng một phần ba phụ nữ bị ngứa và kích ứng thực sự bị nhiễm trùng nấm men, cần có chẩn đoán phù hợp.
1.2.5 Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
Ngứa không thực sự là một triệu chứng kinh điển của hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mặc dù đôi khi nó có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có điều gì đó đang xảy ra. Từ đó, các triệu chứng có thể tiến triển thành nóng rát, tiểu buốt, tiết dịch có mùi hôi, lở loét ở bộ phận sinh dục hoặc đau khi giao hợp, lúc đó bạn nhất định nên đi khám phụ khoa để cấy dịch âm đạo. Các bệnh điển hình có triệu chứng ngứa vùng kín bao gồm mụn cóc sinh dục, mụn rộp, nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, nhiễm Trichomonas vagis.
1.2.6 Rận mu
Đây là một loại bọ nhỏ dễ lây nhiễm ở vùng sinh dục khiến bạn ngứa ngáy như điên. Có hai phương thức để chúng gây ngứa: vết cắn và trứng mà chúng đẻ trên da của bạn, cả hai đều gây kích ứng và ngứa. Việc lây nhiễm rận mụ rất dễ dàng, không chỉ qua việc quan hệ tình dục mà còn có thể do mặc phải quần áo của người nhiễm, nhiễm ở chăn đệm của khách sạn…
1.2.7 Địa y Lichen sclerosus
Nhiễm Lichen sclerosus là các vết phát ban trắng loang lổ gây ngứa dữ dội và thường nổi lên ở vùng sinh dục của bạn (mặc dù nó cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể). Điều quan trọng là cần chẩn đoán phân biệt nhiễm Lichen sclerosus với ung thư âm hộ vì triệu chứng khá giống nhau.
1.2.8 Thay đổi nội tiết tố hoặc tiền mãn kinh
Khi hormon của bạn dao động trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể bị khô mô âm đạo hơn bình thường, điều này có thể gây ngứa. Giai đoạn tiền mãn kinh là thời điểm phổ biến hơn đối với tình trạng khô và ngứa âm đạo do sự sụt giảm estrogen.
Bạn cũng nên biết rằng mang thai cũng có thể gây ngứa và khô âm đạo. Bởi những thay đổi nội tiết tố thông thường khi mang thai có thể phá vỡ độ pH điển hình của quần xã sinh vật âm đạo. Đây là điều khiến nhiễm trùng nấm men trở nên khá thường xuyên trong thai kỳ.
1.2.9 Ung thư âm hộ
Ung thư âm hộ là một loại ung thư hiếm gặp hơn, thường được chẩn đoán ở phụ nữ lớn tuổi. Nó gây ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào ung thư trong âm hộ. Hầu hết phụ nữ mắc bệnh này không thực sự nhận ra họ mắc bệnh cho đến khi bác sĩ phát hiện một điểm bất thường, chẳng hạn như một vết thương trên da của họ.
Ngứa liên quan đến tình trạng này có xu hướng khu trú ở khu vực có ung thư. Loại ngứa mà bạn mắc phải do khối u ác tính ở âm hộ có xu hướng chuyển thành cơn đau rất nhanh; khi ung thư phát triển ở bề ngoài và sâu, nó sẽ chèn ép lên các dây thần kinh và gây đau.
Mặc dù ung thư âm hộ có thể gây ngứa, nhưng bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như thay đổi da. Nếu bạn lo ngại tình trạng ngứa âm đạo của mình có liên quan đến ung thư âm hộ, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, người sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị ngứa tốt nhất[1].
==>> Mời bạn đọc xem thêm bài viết: Viêm Âm Đạo: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
1.3 Biến chứng của ngứa vùng kín
Một số biến chứng có thể phát triển khi bị ngứa vùng kín, nhất là khi ngứa kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như mùi hôi, dịch hay máu bất thường, bao gồm:
- Ngứa do nhiễm trùng Trichomonas gây ra viêm và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Nếu ngứa trong viêm âm đạo do vi khuẩn gây ra, tình trạng viêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.
- Bị viêm âm đạo do vi khuẩn và Trichomonas có triệu chứng trong khi mang thai có liên quan đến việc sinh non và nhẹ cân.
- Khi Lichen Sclerosus không được điều trị, nó có thể để lại sẹo và làm tăng nguy cơ ung thư âm hộ.
- Trong trường hợp không can thiệp kịp thời, bệnh lậu, nhiễm Chlamydia có thể dẫn tới viêm vùng chậu (PID). Đổi lại, PID không được điều trị có thể gây ra thai ngoài tử cung[2].
1.4 Điều trị ngứa vùng kín như thế nào?
Điều trị ngứa vùng kín bao gồm các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, cả hai đều có hiệu quả nhất định, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa. Vậy, ngứa mép vùng kín bôi thuốc gì? Các lựa chọn dùng thuốc có thể kể đến như:
- Corticoid: Hydrocortison, betamethason.
- Kháng sinh: Metronidazol, clindamycin, tetracyclin.
- Kháng nấm: Ketoconazol, fluconazol, clotrimazol…
- Hormon: Estrogen.
- Kháng histamin.
Các biện pháp trị ngứa vùng kín tại nhà rất phong phú, bao gồm dùng nước nấu từ các loại thảo dược, nước muối sinh lý để rửa, tránh thụt rửa âm đạo, dùng dung dịch vệ sinh lành tính… Cụ thể sẽ được trình bày ở phần tiếp theo, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
2 Thuốc trị ngứa vùng kín hiệu quả
2.1 Thuốc kháng nấm giảm ngứa vùng kín
Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì? Kem bôi hoặc viên đặt chứa chất chống nấm, chẳng hạn như ketoconazol, Nystatin, miconazol, clotrimazol, butoconazol hoặc tioconazol, thường được sử dụng để giảm ngứa vùng kín do nhiễm nấm, chủ yếu là nấm Candida. Đôi khi, thuốc chống nấm đường uống như fluconazol cũng được kê đơn trong tình trạng nhiễm nấm mức độ nặng.
Dạng kem bôi cho tác dụng nhanh chóng và trực tiếp tại vùng da bị ngứa, chỉ cần bôi 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối, cảm giác ngứa sẽ giảm dần và hết. Lưu ý rằng nên rửa sạch và lau khô vùng da cần điều trị trước khi thoa thuốc. Sau khi thoa cũng không nên để vùng da đó tiếp xúc với quần áo hoặc các vật liệu khác làm giảm hiệu quả của thuốc.
Các lựa chọn phổ biến nhất cho tình trạng ngứa do nhiễm nấm là: ketoconazol (kem Nizoral 2%, kem Ketoconazole 2%), clotrimazol (kem Clotrimazole 1%, Canesten Cream 1%, Calcrem 1%), fluconazol (viên uống Fluconazole STELLA 150mg, Diflucan 150mg), viên đặt âm đạo Canesten…
2.2 Kháng sinh trị ngứa do nhiễm khuẩn
Ngứa do viêm âm đạo sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi bạn tiêu diệt được căn nguyên gây bệnh - vi khuẩn có hại. Khi đó, thuốc chứa metronidazol hoặc kem Clindamycin để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc Trichomonas là giải pháp cực kỳ hữu ích. Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng cho tác dụng giảm ngứa tốt trong ngứa ở các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như nhiễm chlamydia, lậu, giang mai và trichomonas.
Đây cũng là giải pháp nhanh chóng trong việc “đánh bại” cơn ngứa vùng kín của chị em. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tới tình trạng kháng kháng sinh, nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các chế phẩm thường gặp trong điều trị ngứa vùng kín bao gồm: Gel Clindamycin Phosphate USP 1%, thuốc mỡ Tetracyclin 1%, kem Neomycin Sulfate Cream USP, viên uống Metronidazol 250mg.
2.3 Giảm viêm ngứa vùng kín bằng corticoid
Kem corticosteroid, chẳng hạn như hydrocortison hoặc clobetasol cho nhiễm Lichen sclerosus. Betamethason cũng được sử dụng để giảm viêm ngứa vùng kín. Các chất chống viêm steroid này cho hiệu quả giảm viêm ngứa nhanh chóng mà không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa. Lưu ý khi dùng corticoid là không nên dùng kéo dài vì có thể gây ra hấp thu toàn thân dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Lựa chọn phổ biến cho corticoid giảm ngứa vùng kín nhanh nhất có thể kể đến như: Eumovate Cream (clobetasol 0,05%), Hydrocortisone Cream 1%, gel Betamethasone 0,064%.
2.4 Trị ngứa vùng kín do thay đổi nội tiết tố nhanh nhất với estrogen
Nếu bạn đang ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc ở giai đoạn dễ thay đổi nội tiết tố nữ, bạn rất dễ bị ngứa và khô vùng kín, sử dụng thuốc chứa estrogen giúp cân bằng nồng độ hormon nữ giới, từ đó làm giảm các triệu chứng như khô, ngứa âm đạo. Tuy nhiên, bạn cần tới gặp bác sĩ phụ khoa để đánh giá tình trạng của mình, việc tự ý sử dụng thuốc chưa hormon có thể dẫn tới nhiều phản ứng bất lợi cho cơ thể.
Bạn có thể sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc như: Viên uống Femoston 1/10 (estradiol/didrogesterona), Premarin 1,25mg (estrogen), gel bôi da Oestrogel (17 beta-estradiol).
2.5 Thuốc kháng histamin - Giảm ngứa vùng kín do dị ứng
Các trường hợp da bị kích ứng, ngứa ngáy do tiếp xúc với các thành phần gây dị ứng thường được giải quyết bằng thuốc kháng histamin, thường gặp ở dạng uống, chẳng hạn như Chlorpheniramine; Brompheniramin; Fexofenadin; Cetirizin hydroclorid…
Cần lưu ý rằng không nên tự sử dụng thuốc kháng histamin khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Một số thuốc thường gặp như: Clorpheniramin 4mg, Cetirizin 10mg…
2.6 Phối hợp thuốc trong trị ngứa vùng kín
Đây là lựa chọn hiệu quả nhất trong các cách giảm ngứa vùng kín nhanh chóng bằng thuốc. Vì trong các chế phẩm này sẽ có sự phối hợp giữa các hoạt chất thuộc các nhóm khác nhau ở trên, thường gặp là corticoid, kháng sinh, kháng nấm. Sử dụng các chế phẩm phối hợp sẽ giúp bao quát được nhiều nguyên nhân gây ngứa hơn, đặc biệt là nấm và vi khuẩn - hai căn nguyên gây ngứa âm đạo thường gặp nhất. Thuốc 7 màu trị ngứa vùng kín Silkron là một ví dụ điển hình bởi sự kết hợp của Clotrimazol (kháng nấm) - Betamethasone (chống viêm) - Gentamicin (kháng khuẩn).
Ngoài ra cũng có nhiều sản phẩm phối hợp khác: kem Gentrison (Betamethason, Clotrimazol, Gentamicin), kem Betaderm-Neomycin (Betamethasone - Neomycin).
Nhóm thuốc | Hoạt chất | Chỉ định | Thuốc nên dùng | Lưu ý |
Kháng nấm | Ketoconazol, nystatin, miconazol, clotrimazol, butoconazol, tioconazol, fluconazol | Ngứa vùng kín do nhiễm nấm, nhất là nấm Candida | Kem Nizoral 2%, kem Clotrimazole 1%, Canesten Cream 1%, viên uống Fluconazole STELLA 150mg, Diflucan 150mg, viên đặt âm đạo Canesten… | Cần chẩn đoán xác định trước khi điều trị |
Kháng sinh | Metronidazol, clindamycin, neomycin | Ngứa vùng kín do nhiễm khuẩn | Gel Clindamycin Phosphate USP 1%, thuốc mỡ Tetracyclin 1%, kem Neomycin Sulfate Cream USP, viên uống Metronidazol 250mg | Tránh tình trạng kháng kháng sinh |
Chống viêm steroid | Hydrocortisone, clobetasol, betamethasone | Ngứa vùng kín do địa y, do nhiều nguyên nhân | Eumovate Cream (clobetasol 0,05%), Hydrocortisone Cream 1%, gel Betamethasone 0,064% | Không sử dụng liều cao và/hoặc kéo dài |
Estrogen | Estradiol, progesterol… | Ngứa vùng kín do suy giảm nội tiết tố nữ | Viên uống Femoston 1/10 (estradiol/didrogesterona), Premarin 1,25mg (estrogen), gel bôi da Oestrogel (17 beta-estradiol) | Cần thăm khám cụ thể trước khi điều trị |
Kháng histamin | Chlorpheniramine; Brompheniramin; Fexofenadin; Cetirizin hydroclorid | Ngứa vùng kín do dị ứng gây viêm | Clorpheniramin 4mg, Cetirizin 10mg | |
Phối hợp | Thường gặp: Betamethasone - neomycin - gentamicin | Ngứa do nhiều nguyên nhân | Silkron, kem Gentrison, Betaderm-Neomycin |
3 Cách giảm ngứa vùng kín nhanh nhất tại nhà
Các biện pháp khắc phục ngứa âm đạo tại nhà tùy thuộc vào nguyên nhân gây khó chịu cho bạn. Các phương pháp này có thể rất hữu ích vì chúng có xu hướng dễ tiếp cận. Nhưng bạn nên gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe về tình trạng ngứa âm đạo trước khi thử bất kỳ biện pháp nào nếu bạn có thêm một số triệu chứng nhất định, chẳng hạn như sưng, đau hoặc khó tiểu. Ngứa âm đạo kéo dài sau khi thử các biện pháp khắc phục tại nhà trong một tuần mà không thuyên giảm cũng nên được đánh giá lại.
3.1 Sữa chua và mật ong
Sữa chua là một loại men vi sinh, có thể dễ dàng điều trị chứng ngứa và rát âm đạo của bạn. Sự kết hợp này có thể giúp theo hai cách: thứ nhất, tác dụng làm dịu của sữa chua và đặc tính chống viêm của Mật Ong có thể giúp loại bỏ kích ứng và thứ hai, nhờ các hợp chất lợi khuẩn, mật ong có thể điều chỉnh sự mất cân bằng vi khuẩn, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn.
Phương pháp sử dụng: Bạn có thể uống sữa chua hoặc giảm ngứa âm đạo ngay lập tức bằng cách thoa trực tiếp sữa chua với mật ong lên âm đạo. Áp dụng điều này hai lần một ngày để thấy kết quả nhanh chóng.
3.2 Các phương pháp vệ sinh giảm ngứa vùng kín tại nhà
3.2.1 Nước muối sinh lý - Phương pháp hiệu quả, sẵn có và rẻ tiền nhất
Đây là cách trị ngứa hai bên mép vùng kín tại nhà hiệu quả nhanh chóng nhất. Khi được sử dụng đúng cách, nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch vùng kín, từ đó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm gây ngứa, đồng thời tác động tới chỉ số pH, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển thuận lợi ở chỉ số pH ban đầu.
Khi cơn ngứa vùng kín trở nên thực sự tồi tệ, bạn đang cảm thấy ngứa ngáy khó chịu kinh khủng, và lấy tay gãi là một điều sai lầm, thì việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa vùng kín trực tiếp sẽ giúp cơn ngứa thuyên giảm ngay tức thì, rất thích hợp cho những người bị ngứa do vệ sinh kém, hoặc thay đổi pH gây viêm nhiễm tiến triển. Tuy nhiên, các chị em cũng không nên lạm dụng việc vệ sinh bằng nước muối sinh lý vì có thể gây kích ứng và khô da vùng kín.
3.2.2 Rửa vùng kín bằng giấm táo
Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh nên rất tốt trong việc giảm ngứa và rát vùng kín. Nó giúp cân bằng độ pH của âm đạo và da. Do đó, nó có thể dễ dàng khôi phục lại sự cân bằng trong hệ vi khuẩn âm đạo.
Phương pháp sử dụng: Bạn có thể uống một thìa giấm táo với một cốc nước ấm hoặc thêm nửa cốc giấm táo vào nước tắm, sau đó rửa vùng kín thường xuyên bằng nước này để điều trị nhiễm trùng.
3.2.3 Bột nở (Baking soda)
Baking soda, còn được gọi là natri bicacbonat, tạo thành dung dịch kiềm khi hòa tan trong nước. Nó tạo ra một môi trường không thuận lợi cho nấm sinh sôi và nhân lên. Điều này làm cho nó trở thành một phương phá tuyệt vời để làm dịu và giảm ngứa, rát và sưng tấy.
Phương pháp sử dụng: Thêm ¼ chén baking soda vào bồn tắm của bạn và khuấy đều tới khi hòa tan. Ngâm mình trong nước khoảng 15-20 phút.
3.2.4 Dung dịch vệ sinh trị ngứa vùng kín
Sử dụng dung dịch vệ sinh mỗi ngày không chỉ giúp làm sạch vùng kín, khử mùi hôi, giúp vùng da mềm mại hơn, mà còn có tác dụng chống viêm giảm ngứa hiệu quả. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có bảng thành phần lành tính, chứa chất tẩy rửa nhẹ nhàng, độ pH phù hợp, chứa các hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn như các chiết xuất thảo dược: trầu không, Trà Xanh, nghệ, Lô Hội,...
3.2.5 Bột yến mạch nghiền mịn trị ngứa bên ngoài
Mặc dù không có nhiều nghiên cứu khoa học về cách bột yến mạch dạng keo - một loại bột yến mạch nghiền mịn dễ hòa tan trong nước - giúp giảm ngứa âm hộ, nhưng có bằng chứng cho thấy nó có thể giúp giảm ngứa da nói chung. Ngoài ra, một số phụ nữ đã báo cáo rằng nó giúp giảm ngứa vùng kín.
Bột yến mạch dạng keo được tìm thấy trong các sản phẩm như dầu gội đầu, kem dưỡng da và kem dưỡng ẩm, và các nghiên cứu cho thấy rằng nó tạo ra một lớp màng bảo vệ trên da của bạn, giữ nước và ngăn các chất gây kích ứng tiềm ẩn. Một nghiên cứu nhỏ trên phụ nữ bị ngứa chân cho thấy kem dưỡng da bột yến mạch dạng keo có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, có thể cải thiện tình trạng khô da, sần sùi và ngứa ngáy.
Thêm bột yến mạch dạng keo vào nước ấm trong bồn tắm của bạn và ngâm mình trong 10 đến 15 phút. Sau khi tắm, nhẹ nhàng lau khô vùng kín. Bạn cũng có thể tìm thấy kem dưỡng ẩm có chứa bột yến mạch dạng keo ở các nhà thuốc, thoa kem lên vùng da bị ngứa sẽ thấy triệu chứng giảm dần.
3.3 Cách trị vùng kín bị ngứa và có dịch trắng bằng thảo dược
3.3.1 Tinh dầu tràm trà
Một số loại tinh dầu cũng thực sự hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề về âm đạo; dầu cây trà là một trong số đó. Đặc tính chống nấm, kháng khuẩn và chống vi-rút của nó có thể có hiệu quả trong điều trị ngứa và rát âm đạo.
Cách sử dụng: Lấy 2-3 giọt dầu ra tay và thoa lên vùng da bên ngoài của âm đạo. Điều này sẽ giết chết nấm men có trong âm đạo của bạn.
3.3.2 Lá húng quế
Húng quế, loại thảo mộc phổ biến, có chứa một chất gọi là eugenol, làm tê liệt các đầu dây thần kinh gây ngứa. Nó có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và kháng nấm, có thể điều trị ngứa và rát âm đạo.
Cách dùng: Lấy lá húng Quế tươi đun sôi trong nước, đổ nước ra bát và để nguội. Bây giờ rửa sạch âm đạo của bạn bằng nước húng quế 2-3 lần một ngày.
3.3.3 Lá trầu không
Lá trầu không có khả năng chống viêm nhiễm vùng kín cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy vài lá trầu không, giã nát lọc lấy nước cốt, pha loãng nước cốt đó với nước ấm để rửa vùng kín, sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô. Việc vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không nên được thực hiện 1-2 lần mỗi ngày, trong vòng vài ngày sẽ giúp cơn ngứa thuyên giảm nhanh chóng.
3.4 Chườm lạnh
Nếu cơn ngứa vượt quá tầm kiểm soát, bạn có thể chườm lạnh nhanh chóng và giảm cảm giác nóng rát trong và xung quanh vùng âm đạo. Đó là bởi vì chườm lạnh làm tê liệt cảm giác ngứa, do đó làm giảm sưng và viêm.
Phương pháp sử dụng: Cho một vài viên đá vào túi và bọc chúng bằng một miếng vải sạch. Đặt túi nước đá lên âm đạo của bạn trong vài phút. Lặp lại điều này 2-3 lần một ngày để thoát khỏi tình trạng nóng rát và ngứa âm đạo[3].
3.5 Thói quen tốt làm giảm ngứa vùng kín
3.5.1 Thói quen vệ sinh
Tránh sử dụng xà phòng và nên sử dụng nước để rửa và làm sạch khu vực vùng kín.
Bạn có thể thử ngâm mình trong bồn nước ấm vì nó sẽ làm dịu các triệu chứng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải làm khô hoàn toàn sau khi rửa, ẩm ướt là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
Tránh thụt rửa: Việc thụt rửa loại bỏ ngay cả những vi khuẩn lành mạnh trong âm đạo và có thể làm tình hình trở nên tồi tệ hơn bởi những vi khuẩn này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Bạn cũng nên tránh xịt vòi vệ sinh quá mạnh, sử dụng nước hoa vùng kín hoặc các sản phẩm chứa chất dễ gây kích ứng khác.
3.5.2 Duy trì sức khỏe sinh dục
Sử dụng bao cao su có thể giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm giữa các đối tác.
Tránh ở trong bộ đồ tắm ướt hoặc quần áo tập thể dục đẫm mồ hôi quá lâu. Một bầu không khí ấm áp và ẩm ướt sẽ thúc đẩy sự phát triển của nấm men và vi khuẩn.
Thường xuyên được bác sĩ phụ khoa khám sàng lọc: Đi khám phụ khoa toàn diện là một thói quen tốt cho sức khỏe[4].
4 Phòng ngừa ngứa vùng kín
Giữ âm hộ và âm đạo khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa ngứa âm đạo. Bạn có thể không nhận ra điều đó, nhưng một âm đạo khỏe mạnh có sự cân bằng phù hợp của vi khuẩn 'tốt' và độ pH nằm trong khoảng từ 3,8 đến 5,0 trong những năm sinh nở của bạn. Nếu sự cân bằng tự nhiên này thay đổi, bạn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng, như viêm âm đạo do vi khuẩn, là nguyên nhân phổ biến gây ngứa và các triệu chứng khác.
Bạn có thể chăm sóc sự cân bằng tự nhiên của âm đạo và giúp ngăn ngừa ngứa bằng cách làm theo các mẹo tự chăm sóc sau:
- Nhẹ nhàng rửa âm hộ của bạn mỗi ngày một lần – tốt nhất là tránh rửa thường xuyên hơn vì làm sạch quá mức có thể gây khô và làm trầm trọng thêm các triệu chứng, đặc biệt nếu bạn có làn da khô hoặc một tình trạng như bệnh chàm.
- Xem xét những gì bạn sử dụng để làm sạch âm hộ của mình – tránh dùng xà phòng, sữa tắm tạo bọt và sữa tắm trên vùng âm hộ của bạn vì tất cả chúng đều có thể chứa các thành phần có thể gây kích ứng vùng da mỏng manh ở đó. Thay vào đó, hãy thử một chất thay thế xà phòng như hydromol.
- Không bao giờ rửa bên trong âm đạo của bạn - điều này có thể phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong âm đạo của bạn.
- Chọn đồ lót bằng cotton thoáng khí và thay hàng ngày – tránh xa đồ lót bằng chất liệu tổng hợp hoặc nylon, có thể khiến bạn đổ mồ hôi và gây kích ứng.
- Mặc quần áo rộng rãi – váy có xu hướng tốt hơn quần dài vì nó thoáng khí hơn, tránh được bó sát.
- Luôn lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh.
- Tránh sử dụng thuốc xịt vệ sinh, nước hoa hoặc các sản phẩm chứa chất gây kích ứng trên âm hộ hoặc trong âm đạo của bạn.
- Khi bạn tắm xong, hãy nhớ vỗ nhẹ cho âm hộ của bạn khô ráo - đừng chà xát. Và nếu bạn đang đi mua sắm, hãy chắc chắn rằng bạn mua giấy vệ sinh mềm, màu trắng, không mùi. Nếu bạn thấy mình nhạy cảm với các sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt, hãy thử đổi những sản phẩm thông thường của bạn để lấy băng vệ sinh và miếng lót bông hữu cơ hoặc cốc nguyệt san Silicon cấp y tế.
Nếu bạn gặp phải tình trạng ngứa kèm theo các dấu hiệu sau, bạn nên tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể:
- Tiết dịch âm đạo bất thường kèm theo ngứa.
- Bất kỳ loại phát ban hoặc khối u nào.
- Nóng rát hoặc đau.
- Những thay đổi về bề ngoài của da âm hộ kèm theo ngứa.
- Lột da môi bé, tầng sinh môn.
- Ngứa kèm khí hư có mùi hôi.
- Tổn thương âm hộ gây ngứa.
- Ngứa dai dẳng từ trung bình đến nặng.
- Sưng môi bé[5].
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Jasmine Gomez và cộng sự (Ngày đăng 29 tháng 9 năm 2022). 14 Reasons Your Vagina Is So Damn Itchy, According To Gynecologists, Women’sHealth. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Cathy Cassata (Ngày đăng 20 tháng 10 năm 2022). What Is Vaginal Itching? Symptoms, Causes, Diagnosis, Treatment, and Prevention, EverydayHealth. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Aayushi Gupta (Ngày cập nhật 14 tháng 7 năm 2021). Itchy vagina? Make note of these home remedies to soothe vaginal itching and burning, HealthShots. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Dr Rajeev Singh (Ngày cập nhật 25 tháng 11 năm 2022). Home Remedies For Vaginal Itching, PharmEasy. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Karen Gordon (Ngày đăng 11 tháng 5 năm 2021). Vaginal itching: home remedies to help stop and prevent it, Healthily. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022