5 cách giảm đau trong đau bụng kinh tự nhiên mà không cần dùng thuốc

Trungtamthuoc.com - Đau bụng kinh là tình trạng khá nhiều nữ giới gặp phải. Nó gần như trở thành nỗi ám ảnh của chị em mỗi khi đến kì kinh nguyệt hằng tháng. Vậy nguyên nhân do đâu mà một số bạn nữ lại bị đau bụng kinh? Làm các nào để phòng tránh? Và có những cách giảm đau bụng kinh nào hữu hiệu? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
1 Đau bụng kinh là gì?
đau bụng kinh là tình trạng đau bụng vùng dưới xương chậu đau thường lan sang vùng thắt lưng, lan xuống bụng dưới, đau âm ỉ hoặc dữ dội, thường xảy ra vào 1 - 2 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, còn 1 số biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể choáng ngất,... Tùy vào cơ địa mỗi người mà xuất hiện những triệu chứng và mức độ khác nhau.
Đau bụng kinh được chia làm 2 loại: đau bụng kinh nguyên phát (sinh lý) và đau bụng kinh thứ phát (bệnh lý). Trong trường hợp đau bụng kinh thứ phát, các cơn đau thường mạnh hơn, đôi khi kèm theo xuất huyết ồ ạt khiến bệnh nhân đau và mất máu dẫn đến ngất. Vì vậy khi thấy cơn đau bụng kinh có sự bất thường, nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.[1]

2 Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?
Nguyên nhân gây đau bụng kinh sinh lý là do cơ thể tăng tiết prostagladin dẫn đến tăng co bóp cơ trơn tử cung. Đồng thời co mạch máu vùng tử cung, giảm lượng máu đến nuôi niêm mạc, giúp niêm mạc tử cung bong ra ngoài khi không có thai làm tổ. Lúc đó, cơ thể chúng ta sẽ cảm nhận thấy những cơn đau co thắt. Lượng prostagladin càng nhiều thì cơn đau càng nhiều và mức độ đau càng mạnh.
Nguyên nhân đau bụng kinh bệnh lý bao gồm các bệnh sau:
- U xơ tử cung do sự tăng trưởng quá mức trong thành tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung là tình trạng lớp biểu mô tăng sinh trong lớp cơ tử cung.
- Bệnh viêm vùng chậu: do nhiễm khuẩn đường sinh dục.
- Hẹp ống tử cung: ống cổ tử cung quá hẹp, quá trình lưu thông máu và đào thải niêm mạc tử cung bị bong tróc sẽ gặp nhiều khó khăn. Từ đó máu bị tắc nghẽn tại cổ tử cung và tạo ra những cơn đau bụng kinh dữ dội.[2]
Bên cạnh đó, một số lý do sau cũng khiến tình trạng đau bụng kinh nặng hơn:
- Stress, căng thẳng, làm việc quá sức.
- Ăn uống thất thường, không đủ chất dinh dưỡng.
- Không hoặc hạn chế vận động, luyện tập.
- Di truyền: mẹ bị đau bụng kinh thường xuyên và nặng thì con gái có thể sẽ đau bụng kinh nặng.
.jpg)
3 Cách phát hiện đau bụng kinh bệnh lý
Với các trường đau bụng kinh sinh lý thường xuất hiện khi có chu kỳ kinh nguyệt, và các cơn đau thường nhẹ, chủ yếu là cảm giác mỏi, tức vùng bụng dưới và thắt lưng.
Với đau bụng kinh bệnh lý, ngoài các triệu chứng lâm sàng (đau bụng nặng và dai dẳng, xuất huyết ồ ạt,...) để chẩn đoán bệnh lý, cần làm những xét nghiệm y khoa:
- Xét nghiệm máu để loại trừ một quá trình lây nhiễm trong các cơ quan vùng chậu.
- Xét nghiệm vi khuẩn để loại trừ các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) và bệnh viêm vùng chậu (PID).
- Phân tích nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
- Siêu âm bụng hoặc siêu âm để loại trừ những bất thường ở cổ tử cung, tử cung, ống và buồng trứng.
4 Các biện pháp giúp giảm đau trong đau bụng kinh
Có nhiều cách giúp cải thiện tình trạng bị những cơn đau bụng hành hạ mỗi khi chị em đến ngày đèn đỏ. Ví dụ như:
4.1 Sử dụng cao ích mẫu
Cây Ích mẫu được biết từ lâu với tác dụng bổ huyết, hành huyết, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng trong đau bụng kinh phù hợp cho các bạn nữ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt giai đoạn đầu khi mới bắt đầu có kinh. Khi sử dụng ích mẫu cũng cần thận trọng với bệnh nhân bị rong kinh, xuất huyết, người bị máu khó đông, người mắc bệnh phụ khoa.
4.2 Uống thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau thường dùng trong điều trị đau bụng kinh là Acetaminophen, giảm đau NSAIDs (Diclofenac, Ibuprofen,...). Những người không thể dùng NSAID cũng có thể được kê toa thuốc ức chế COX-2 (Meloxicam, Celecoxib,...).
4.3 Dùng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai đường uống có chứa kích thích tố (kết hợp estrogen và Progesterone) ngăn ngừa rụng trứng và giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Đây là lựa chọn thích hợp cho những bệnh nhân bị đau bụng kinh và chưa muốn sinh con.
Các bạn nữ cũng nên bổ sung Sắt và Vitamin B12 nếu trường hợp kinh nguyệt chảy nhiều máu và kéo dài.
Ngoài ra, nếu không muốn sử dụng thuốc, chị em có thể áp dụng một số cách dưới dây là phòng ngừa và làm giảm cơn đau mỗi lần đến tháng.

4.4 Biện pháp không dùng thuốc
- Khi đau bụng bạn có thể dùng túi nước ấm để chườm ấm vùng đau, xoa nhẹ vùng đau.[3]
- Thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh, tập thể dục và làm việc điều độ, không nên để tình trạng căng thẳng stress quá lâu.
- Hạn chế hoặc không dùng rượu bia, các chất kích thích.
- Tránh các loại thực phẩm như cà phê, trà, dầu và thức ăn nhiều gia vị.
- Yoga và tập thể dục đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng của đau bụng kinh.
- Một số loại thực phẩm có thể làm giảm đau bụng và có thể có tác dụng đối với một số trường hợp đau bụng kinh: chuối, mầm lúa mì, hạt hướng dương, yến mạch, rau mùi tây, cá hồi, sô cô la đen, hạt dứa, Gừng, rau bina, Trà Xanh,...
Trên đây là một số kiến thức cơ bản giúp chị em hiểu rõ hơn về cơ thể của mình. Hy vọng bài viết đã giúp chị em tìm được cách để không còn bị những cơn đau bụng kinh hành hạ mỗi lần đến kì kinh nguyệt.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Dr. Lakshmi Venkataraman, MD (Ngày đăng: ngày 22 tháng 6 năm 2020). Menstrual Cramps/Dysmenorrhea, Medindia. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tác giả: Hassan Nagy, Moien AB Khan (Ngày đăng: ngày 1 tháng 9 năm 2021). Dysmenorrhea, NCBI. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
- ^ Tác giả: By Mayo Clinic Staff (Ngày đăng: ngày 8 tháng 4 năm 2020). Menstrual cramps, Mayo Clinic. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.