1. Trang chủ
  2. Tai Mũi Họng
  3. Khản giọng mất tiếng uống thuốc gì? Cách chữa khàn tiếng hiệu quả tại nhà

Khản giọng mất tiếng uống thuốc gì? Cách chữa khàn tiếng hiệu quả tại nhà

Khản giọng mất tiếng uống thuốc gì? Cách chữa khàn tiếng hiệu quả tại nhà

Trungtamthuoc.com - khản tiếng mất tiếng là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đây không phải là bệnh lý nhưng được xem là dấu hiệu về bệnh liên quan đến hệ hô hấp như viêm họng, tổn thương dây thanh quản… triệu chứng này khiến người bị gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, nếu kéo dài lâu ngày không được điều trị đúng cách, tổn thương nghiêm trọng hơn dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Như vậy khi bị khản giọng thì nên uống thuốc gì? Điều trị tại nhà như thế nào? Luôn là thắc mắc của người bệnh. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1 Khàn tiếng nhưng không đau họng là bị gì?

Khàn tiếng là biểu hiện âm thanh bị giảm đi, thậm chí mất hoàn toàn dù đã cố gắng phát ra âm thanh. Nguyên nhân thường do dây thanh quản bị viêm hoặc tổn thương, gặp khi viêm họng, viêm thanh quản, ho có đờm…

Khàn tiếng kèm đau họng có thể có hoặc không, những trường hợp không đau họng khiến người bệnh chủ quan, không điều trị khiến bệnh tình nặng hơn. Mọi lứa tuổi đều có thể bị khàn tiếng, trường hợp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, giữ ấm họng, hạn chế giao tiếp triệu chứng sẽ giảm nhanh. Tuy nhiên với những tổn thương nặng, điều trị không đúng cách làm tình trạng nặng hơn có thể mất giọng hoặc bệnh mãn tinh, lặp lại thường xuyên. Một số trường hợp bị khản tiếng do ung thư thanh quản, thời gian đầu sẽ không có biểu hiện đau họng, nhưng kéo dài mà không thuyên giảm, đến khi có các dấu hiệu nghiêm trọng như ho ra máu, mất tiếng hoàn toàn mới phát hiện ra bệnh. Nếu bệnh được điều trị sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 70 %. Ngoài bệnh ung thư thanh quản, khàn tiếng còn là cảnh báo bệnh ung thư vòng họng, u tuyến giáp…Như vậy dù có đau họng đi kèm với khản tiếng hay không, bệnh nhân cũng nên tới cơ sở y tế để thăm khám phát hiện nguyên nhân, điều trị kịp thời. [1]

Khàn tiếng nhưng không đau họng cảnh báo ung thư
Khàn tiếng nhưng không đau họng cảnh báo ung thư

2 Khàn giọng mất tiếng uống thuốc gì?

Khi bị khàn tiếng người bệnh thường tìm cách giảm nhanh chóng triệu chứng bệnh bằng các viên ngậm giảm đau họng nhưng nếu triệu chứng không cải thiện thì sẽ dùng các nhóm thuốc kê đơn. 

2.1 Viên ngậm dược liệu chữa khàn tiếng

Viên ngậm thảo dược được nhiều người lựa chọn sử dụng khi bị khản tiếng, mất tiếng. Sản phẩm như 1 cách điều trị cấp tốc mà mang lại hiệu quả nhanh. Viêm ngậm chứa nhiều thành phần khác nhau như kháng sinh tại chỗ, dược liệu có tính sát khuẩn cao, làm giảm sự khó chịu ngay tức thì, và còn giữ thanh quản luôn ẩm. Tuy nhiên viên ngậm chỉ nên dùng như biện pháp hỗ trợ kèm theo, nếu bệnh tình không cải thiện hoặc tái phát nhiều lần cần đến bệnh viện điều trị. Một vài viên ngậm thường dùng điều trị:

Viên ngậm dược liệu chữa khàn tiếng
Viên ngậm dược liệu chữa khàn tiếng

2.1.1 Viên ngậm Strepsils Cool 

Kẹo ngậm Strepsils Cool chứa thành phần 2,4-dichlorobenzyl alcohol (dybenal), Amylmetacresol có tính sát khuẩn, dùng giảm đau họng hiệu quả. Hỗ trợ chữa khản tiếng do bị viêm họng ở cả trẻ em và người lớn.

Liều dùng: chỉ sử dụng 1 viên/ lần, để tan dần trong miệng. Không nên lạm dụng ngậm liên tục có thể làm tổn thương niêm mạc miệng, nên cách ít nhất 2-3 tiếng mới ngậm lại.

Strepsils Cool (24 viên)
strepsilscool241 O6827 130x130Xem tất cả ảnh
Strepsils Cool (24 viên)

26.000Còn hàng

Công ty đăng kýReckitt Benckiser Healthcare Manufacturing (Thailand) Ltd.
Số đăng kýVN-18071-14
Dạng bào chếViên ngậm
Quy cách đóng góiHộp 2 vỉ x 12 viên
Mã sản phẩma601

2.1.2 Kẹo ngậm thảo dược Eugica Candy

Viên ngậm được bán phổ biến tại các nhà thuốc, chứa tinh dầu Bạc Hà sát khuẩn tốt giảm nhanh triệu chứng sưng, đỏ, đau rát họng, thúc đẩy làm lành vết thương tại niêm mạc họng nên cải thiện được triệu chứng khàn tiếng. 

Kẹo dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên vì trong sản phẩm có chứa mentol. Liều dùng không quá 20 viên trong ngày, mỗi lần chỉ nên ngậm 1 viên

Eugica Candy (100 viên)
eugicacandy100v ttt1 E1674 130x130Xem tất cả ảnh
Eugica Candy (100 viên)

50.000Còn hàng

Công ty đăng kýMega Lifesciences
Dạng bào chếViên cứng
Quy cách đóng góihộp giấy 100 viên, 2,5g/viên
Mã sản phẩma340

2.1.3 Viên ngậm ho Bảo Thanh 

Viên ngậm Bảo Thanh được biết đến và sử dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, ho có đờm, ho khan, khản tiếng mất tiếng… ngoài ra còn có tác dụng hóa đờm, làm ẩm cổ họng, bổ phế nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Thành phần đông dược gồm mật ong, ô mai, tỳ bà, xuyên bối, Trần Bì, cát cánh…an toàn, lành tính được bào chế trong 1 viên kẹo tiện lợi mang theo và sử dụng.

Liều dùng: viên ngậm thiết kế trong vỉ 5 viên, ngậm trong 1 ngày 

Viên ngậm Bảo Thanh
vien ngam bao thanh 1 R7047 130x130Xem tất cả ảnh
Viên ngậm Bảo Thanh

160.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông ty Dược phẩm Hoa Linh
Số đăng kýVD-20356-13
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 20 vỉ x 5 viên
Mã sản phẩma153

2.1.4 Viên ngậm Tyrotab

Trong viên ngậm Tyrotab có thành phần chính là Tyrothricin, thuộc nhóm kháng sinh peptide, diệt khuẩn gram dương hầu họng hiệu quả [2]. Ngoài ra còn có Tetracain có tác dụng gây tê, giảm các triệu chứng đau tại chỗ, tinh dầu bạc hà sát trùng và chống viêm cổ họng.

Được chỉ định điều trị các bệnh hệ hô hấp như viêm họng, viêm lợi, nhiệt miệng..

Liều dùng ngậm Tyrotab mỗi lần 1 viên đến khi tan hết, không quá 8-10 viên/ ngày

Lưu ý không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi

Tyrotab
tyrotab 01 H3878 130x130Xem tất cả ảnh
Tyrotab

40.000Còn hàng

Công ty đăng kýCông Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic
Số đăng kýVD-18275-13
Dạng bào chếViên nén ngậm
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 8 viên
Mã sản phẩma1639

2.1.5 Viên ngậm Hotexcol

Viêm ngậm chứa các thành phần thảo dược thiên nhiên như lá thường xuân, tinh dầu bạc hà, gừng, quế…hỗ trợ làm ấm họng, long đờm đẩy lùi đau họng, khan tiếng hiệu quả. Nổi bật có Lá thường xuân trong viên ngậm, loại dược liệu được chứng minh giảm ho rất tốt, từ ho đờm, ho gió, ho khan. Từ đó làm giảm các tổn thương tại niêm mạc họng , tạo điều kiện cho các dược liệu khác phát huy công dụng.

Liều dùng ngậm 1 viên/ lần, không sử dụng quá 8 viên/ ngày.

2.2 Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được chỉ định khi bị mất tiếng, khàn giọng do nhiễm trùng, thường đi kèm với triệu chứng sốt, đau họng, viêm sưng họng.

Khi thời tiết thay đổi, hệ hô hấp dễ bị các vi khuẩn xâm nhập gây viêm, sưng mất tiếng tạm thời. Trường hợp này sử dụng kháng sinh đem lại hiệu quả cao, các nhóm kháng sinh hay dùng là nhóm tác dụng tốt trên vi khuẩn gram dương như beta lactam hay macrolid.

  • Trong nhóm beta-lactam, các kháng sinh như Amoxicillin, Cephalexin, Amoxicillin kết hợp Acid Clavulanic thường được sử dụng nhiều. Là nhóm diệt khuẩn được chỉ định chữa bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi do vi khuẩn. Lưu ý tác dụng phụ của thuốc có thể gây dị ứng mức độ nhẹ đến nặng, cần theo dõi phản ứng sau khi dùng. [3]
  • Kháng sinh macrolid như Clarithromycin, Azithromycin…được chỉ định khi bị dị ứng nhóm Beta- lactam hoặc bị nhiễm khuẩn hô hấp do vi khuẩn không điển hình. Là nhóm kìm khuẩn, tác dụng khá mạnh nhưng cũng đã kháng nhiều, thuốc có tác dụng phụ đến gan.

Kháng sinh chỉ được sử dụng khi có sự kê đơn của bác sĩ, nên không được tự ý lạm dụng, làm gia tăng tỷ lệ kháng thuốc và tác dụng bất lợi của thuốc ngoài ra, nguyên nhân khàn tiếng không hoàn toàn là do vi khuẩn,có trên 80% bệnh về hô hấp là do virus, do đó cần chẩn đoán đúng nguyên nhân, giảm tái phát bệnh thường xuyên.

Thuốc kháng sinh trị khản tiếng mất tiếng
Thuốc kháng sinh trị khản tiếng mất tiếng

2.3 Thuốc kháng viêm

Các thuốc chống viêm nhóm Nsaid như Ibuprofen, Aspirin có thể được sử dụng giảm sưng, khản tiếng khi viêm họng, viêm thanh quản. 

Trường hợp hầu họng bị viêm nặng, tình trạng khản tiếng kèm sưng, khó nuốt, đau nhức làm bất tiền trong sinh hoạt , ăn uống hàng ngày thì bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm mạnh nhóm Corticoid như Dexamethasol, Betamethasone, Methylprednisolone…

Các enzym tiêu viêm, chống sưng, phù nề như Alpha-chymotrypsin cũng hay được kê đơn nhằm hỗ trợ giảm sưng họng khi mất tiếng, khản tiếng trường hợp nhẹ.

Chú ý; tất cả các thuốc trên đều phải có sự cho phép của bác sĩ  mới được sử dụng. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khi sử dụng liều cao và dài ngày như nhóm corticoid  gây suy tuyến thượng thận, loãng xương, suy giảm đề kháng nghiêm trọng.

2.4 Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau hay được dùng nhất là Paracetamol, giảm các triệu chứng đau khó nuốt nước bọt nhanh chóng, thuốc không kê đơn nên có thể mua tại các nhà thuốc dễ dàng, nhưng không lạm dụng thuốc làm hại gan và nhờn thuốc sau này.

2.5 Thuốc tiêu đờm

Thuốc tiêu đờm thường được sử dụng khi bị khàn tiếng kèm theo ho có đờm, ho khan lâu không khỏi.

Các thuốc hay dùng như acetyl cystatin, bromhexine,...

Thuốc tiêu đờm trị khản tiếng mất tiếng
Thuốc tiêu đờm trị khản tiếng mất tiếng

3 Cắt liều tham khảo chữa khàn tiếng mất tiếng

Khi bị khản tiếng cấp làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có thể sử dụng thuốc uống để giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên các loại thuốc đều phải được có sự kê đơn của bác sĩ, không tự ý mua dùng có thể gặp tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là đơn cắt liều tham khảo dành cho cán bộ nhân viên y tế.

Triệu chứng gồm khàn tiếng, đờm nhiều, nói khi gắng sức

Nguyên tắc điều trị: Kháng sinh + chống viêm + long đờm tiêu đờm + viên ngậm + có thể cho thêm thuốc bổ.

* Kê đơn tham khảo

- Người lớn

Đơn 1:

1. Klamentin 1g uống 1 viên x 2 lần/ngày

2. Alpha choay 5mg uống 2 viên x 2 lần/ngày

3. Acemuc 200mg uống 1 viên x 2 lần/ ngày

4. Viên ngậm Bảo Thanh ngày ngậm 1 vỉ 5 viên

5. Thymodulin 80mgg 2 viên chia 2 lần/ ngày

Đơn 2:

1. Augmentin 1g uống 1 viên x 2 lần/ ngày

2. Prednisolon 5mg uống 2 viên x 2 lần/ngày

3. Ambroxol 30mg uống 1 viên x 2 lần/ngày

4. Viên ngậm Hotexcol ngậm 1 vỉ 4 viên /ngày

5. Homtamin uống 1 viên x 2 lần/ngày

-Trẻ em 7 tuổi:

1. Cefixim 100mg uống 2 viên chia 2 lần/ngàyl

2. Alpha choay 5mg uống 2 viên chia 2 lần/ngày

3. Acemuc 100mg uống 2 gói chia 2 lần/ngày

4. Siro ho prospan uống 3 lần/ngày  

5. Bonikidy uống 2 viên chia 2 lần/ngày

4 Mẹo chữa khản tiếng cấp tốc tại nhà

Có thể điều trị khàn giọng ngay tại nhà với các nguyên liệu có sẵn trong bếp rất hiệu quả.

4.1 Chanh tươi chữa khản tiếng

Trong chanh chứa hàm lượng acid giúp ngăn ngừa viêm họng hiệu quả còn vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu làm tiêu đờm, sát khuẩn tốt. Cùng với hàm lượng Vitamin C cao, nâng cao hệ miễn dịch, tái tạo niêm mạc họng tổn thương, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng bệnh đường hô hấp. 

Cách dùng chanh tươi chữa khản tiếng vô cùng đơn giản như sau:

Cắt chanh thành các lát mỏng, nhớ rửa sạch vỏ trước khi thái. Sau đó ngâm chanh vào mật ong khoảng 2 tiếng. Đem ngậm trong ngày. Làm liên tục đến khi các triệu chứng thuyên giảm thì dừng. Ngoài ra uống nước cốt chanh hòa chung với mật ong cũng hỗ trợ khản tiếng.

4.2 Tía tô giảm khản tiếng đau họng

Tía Tô là vị thuốc có tính cay, ấm nên vai trò diệt khuẩn rất tốt. Trong lá tía tô có nhiều tinh dầu kháng viêm, giảm sưng đỏ tại hầu họng nhanh chóng. Được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh lý đường hô hấp, tai mũi họng dân gian. 

Cách thực hiện:

Hái 1 nắm lá tía tô, rửa sạch để ráo. Đem đun với nước sôi trong khoảng 10 phút, để nguội uống hàng ngày cho đến khi giảm triệu chứng.

Mẹo chữa khản tiếng cấp tốc tại nhà
Mẹo chữa khản tiếng cấp tốc tại nhà

4.3 Mật ong trị khản tiếng

Mật Ong được coi là thần dược trị bách bệnh trong đó giảm đau họng, khả tiếng vô cùng hiệu quả. Thành phần chứa nhiều vitamin, chất sát khuẩn, chống viêm và kích thích tiết nước bọt làm ẩm họng, dễ long đờm. 

Cách thực hiện tại nhà đơn giản như sau:

Pha mật ong với nước ấm, uống trong ngày hoặc ngậm trực tiếp mật ong, nuốt từ từ để các dưỡng chất thấm vào niêm mạc giúp giảm đau rát , khản tiếng. 

4.4 Nước muối súc miệng giảm đau họng mất tiếng

Nước muối với khả năng sát khuẩn sẽ loại bỏ vi khuẩn dễ dàng, làm loãng dịch đờm ở họng, tạo điều kiện cho các tổn thương hầu họng mau lành. Nước muối đẳng trương súc miệng giảm đau hiệu quả ở các bệnh đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng cấp, viêm thanh quản…

Cách thực hiện 

  • Pha khoảng 1 thìa cà phê muối với 300ml nước ấm
  • Khuấy tan hoàn toàn thành Dung dịch rồi đem súc miệng 1-2 lần/ngày. Nên súc miệng nước muối sau mỗi lần đánh răng để phòng các bệnh đường hô hấp khác

4.5 Gừng tươi giảm khản tiếng đau họng

Gừng có tính ấm, nóng là thảo dược dùng phổ biến trong các vị thuốc dân gian. Trong gừng chứa hợp chất gingerol có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hầu họng, giảm tổn thương niêm mạc tốt.

Cách dùng: cắt lát gừng ngậm trực tiếp, nên ngậm sát vùng hầu họng tác dụng điều trị sẽ nhanh và hiệu quả hơn.

4.6 Dùng giá đỗ

Nước giá đỗ có nhiều vitamin đặc biệt là vitamin C vừa tăng sức đề kháng, vừa lành vết tổn thương ở niêm mạc thanh quản nhanh hơn. Đây là thức uống yêu thích của giáo viên, ca sĩ để giữ giọng, chữa khàn tiếng, giải độc, thanh nhiệt.

Cách làm:

  • Rửa sạch giá đỗ, để ráo nước. Sau đó giã nát lấy nước cốt
  • Ngậm nước trong miệng rồi nuốt từ từ cho ngấm các dưỡng chất vào hầu họng. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần đến khi giảm hết các triệu chứng

4.7 Tỏi chữa khản giọng mất tiếng

Không thể thiếu tỏi trong bài thuốc chữa khàn giọng, mất tiếng. Với đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn cực tốt, tỏi dùng chữa viêm thanh quản, viêm xoang nhanh chóng và hiệu quả. 

Cách dùng: có thể dùng trực tiếp tỏi tươi nhai sống hoặc giã tỏi trộn với 1 ít mật ong uống ngày 3 thìa. 

5 Biện pháp phòng ngừa khàn tiếng

Khản tiếng mất tiếng dễ tái đi tái lại, bạn cần có các biện pháp phòng tránh như sau:

  • Giữ ẩm cổ họng, đặc biệt trong những ngày lạnh, mưa ẩm ướt, vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập gây bệnh
  • Tránh uống rượu bia vì dễ gây tổn thương niêm mạc họng, làm khô họng trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh đường hô hấp nếu đang bị
  • Không hút thuốc do khói thuốc đi vào cổ họng làm khô niêm mạc, các tế bào dễ bị tấn công bởi tác nhân bên ngoài. Đây cũng là tác nhân hàng đầu gây ung thư phổi, ung thư thanh quản
  • Khi bị đau họng hay khàn tiếng, nên hạn chế dùng giọng nói, giúp thanh quản có thời gian hồi phục. Tuyệt đối không hò hét, hát to quá mức trong khi đang điều trị
  • Dùng máy tạo ẩm không khí trong phòng, giữ ẩm đường hô hấp giảm tình trạng khô họng, khàn tiếng có thể xảy ra
  • Tắm nước nóng thường xuyên có thể giúp phòng các bệnh hô hấp do hơi nước nóng làm tăng độ ẩm, giảm đau hầu họng.
  • Uống nước ấm, nước mật ong, trà gừng loại bỏ các chất nhầy, giảm viêm thanh quản. Và nên duy trì uống 2 lít nước trong ngày, vừa phòng ngừa vừa cải thiện triệu chứng hiệu quả.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng, các vitamin giúp tăng cường sức đề kháng như vitamin C

6 Kết luận

Khản tiếng mất tiếng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và thường xuyên hơn ở những người làm công việc sử dụng giọng nói nhiều. Triệu chứng này có thể không đáng ngại và điều trị được ngay tại nhà, tuy nhiên nếu chúng kéo dài dai dẳng và lặp đi lặp lại có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như ung thư vòng họng, ung thư thanh quản…trong trường hợp này cần phải thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt. Mong bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc chọn lựa được phương pháp điều trị khàn tiếng, mất tiếng phù hợp và hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Catriona M Douglas và cộng sự (Ngày đăng 18 tháng 1 năm 2021),Patterns of urgent hoarseness referrals to ENT-When should we be suspicious of cancer?. Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024
  2. ^  Tác giả C Lang, C Staiger (Ngày đăng 1  tháng 6 năm 2016), Tyrothricin--An underrated agent for the treatment of bacterial skin infections and superficial wounds?. Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024
  3. ^ Tác giả Neelanjana Pandey, Marco Cascella (Ngày đăng 4 tháng 6 năm 2023), Beta-Lactam Antibiotics. Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Vì sao lại cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị khàn tiếng, mất giọng?


    Thích (0) Trả lời 1
    • Thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi bị mất tiếng, khàn giọng do nhiễm trùng, thường đi kèm với triệu chứng sốt, đau họng, viêm sưng họng và dùng khi được bác sĩ kê đơn, cảm ơn a đã quan tâm ạ!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    hotline
    0868 552 633
    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633